Đăng bởi Để lại phản hồi

Kinh Dịch Trọn Bộ – Ngô Tất Tố

Kinh Dịch (Trọn bộ) - Ngô Tất Tố
Kinh Dịch (Trọn bộ) – Ngô Tất Tố

Kinh Dịch ( Trọn Bộ ) 
Tác giả: Ngô Tất Tố 
Nhà xuất bản: Nxb văn học
Số trang: 818 trang

Khổng Tử đã từng nói: “Nếu cho tôi sống thêm vài năm nữa, thì cho dù 50 tuổi học Kinh Dịch cũng không phải là sai lầm”.

Có thể nói, Kinh Dịch là một trước tác kinh điển lâu đời nhất, kết tinh trí tuệ của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Kinh Dịch phát hiện tính quy luật và phương pháp nhận thức, dự đoán, xử lý sự vật, và với ý nghí nghĩa phương pháp luận này, nó có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều lĩnh vực như triết học, khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật… của Trung Quốc từ xưa đến nay.

Trong Kinh Dịch có 384 hào, có nghĩa là có 384 lời khuyên hữu ích.

Lật mở từng trang sách, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái, bạn hẳn sẽ không nghĩ rằng quản lý trong học thuật truyền thống lại được viết ra gần gũi, dễ hiểu đến thế. Ở đó, bạn không hề thấy bất kỳ hơi thở nào mang âm hưởng nghiên cứu Nho giáo, càng không hề thấy chỗ nào khó hiểu cả. Đáng quý hơn là, bạn sẽ thấy mỗi một điểm trong cuốn sách này đều liên quan mật thiết đến công việc của bản thân mình. Mỗi một quan điểm, mỗi một kiến giải trong đó đều giúp chúng ta thoát ra khỏi khó khăn và cản trở để trưởng thành trong công việc.

Đăng bởi 6 phản hồi

Tứ Thư – Ngũ Kinh – Khổng Tử – Chu Hy

Tứ Thư - Ngũ Kinh
Tứ Thư – Ngũ Kinh

Bộ Sách: Tứ Thư – Ngũ Kinh

Tác giả: Chu Hy, Khổng Tử

Tứ ThưNgũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo. Các sách này còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc.

Bộ Tứ Thư là một bộ sách, tuy là của Trung Quốc, nhưng các cụ ta xưa đã dùng để dạy học. Tất cả học sinh đều học qua, kẻ ít người nhiều. Những tư tưởng, kiến thức dạy cho học sinh học để làm người về mọi lĩnh vực. Từ việc nhỏ nhặt đến việc lớn như việc trị nước, việc bình trị thiên hạ cũng đều có trong bộ sách này.

Sự học của Nho giáo có nhiều lý tưởng cao siêu, nhưng có thể nói một cách vắn tắt là: sự học chú trọng ở luân thường đạo lý, chủ trương biến hóa tùy thời, sự vụ thực tế nên không bàn đến những cái viển vông ngoài sinh hoạt của con người nơi trần thế.

Tứ Thư (四書) là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn. Chúng bao gồm:
1. Đại Học (大學)
 2. Trung Dung (中庸)
 3. Luận Ngữ (論語)
 4. Mạnh Tử(孟子)

Download Tứ Thư – Chu Hy:

Xin mời các bạn download Ebooks (prc) :

01. Đại Học ; Đại học – Phan Văn Các giới thiệu và dịch chú.PRC

Trung Dung
Luận Ngữ
Mạnh TửXin mời các bạn download Ebooks (pdf) : Full

Đại học: Download

Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê): Download

Luận Ngữ (Phùng Hoài Ngọc): Download

Luận Ngữ và Khổng Tử (Nguyễn Hiến Lê): Download

Trung Dung: Download

Trung Dung Tân Khảo (Nguyễn Văn Thọ): Download

Mạnh Tử: Download

Ngũ Kinh (五經 Wǔjīng) là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính. Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư. Năm quyển Ngũ Kinh gồm có:
  1. Kinh Thi (詩經 Shī Jīng): sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi con trai “học Kinh Thi chưa?”, người con trả lời “chưa”. Khổng Tử nói “Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao” (sách Luận ngữ).
  2. Kinh Thư (書經 Shū Jīng): ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
  3. Kinh Lễ (禮記 Lǐ Jì): ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: “Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời” (sách Luận Ngữ).
  4. Kinh Dịch (易經 Yì Jīng): nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,… Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện.
  5. Kinh Xuân Thu (春秋 Chūn Qiū): ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói: “Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này”. Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất, xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra.

Download Ngũ Kinh – Khổng Tử: Tóm tắt

Kinh Thi: Nguyễn Văn Thọ: Dự phòng 1, Dự phòng 2

Kinh Thi (NXB Trẻ 1997) – Nguyễn Hiến Lê

Kinh Thư: Lê Quý Đôn

Kinh Thư Diễn Nghĩa – Lê Quý Đôn

Kinh Lễ: Nguyễn Tôn Nhan : Link dự phòng 1Link dự phòng 2Link dự phòng 3

Kinh Dịch: Ngô Tất Tố, Link dự phòng: Part 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Kinh Dịch: Nguyễn Hiến Lê

Xin mời các bạn download Ebook (PRC + PDF) : Download File PRC;  Download File PDF – bản đẹp

Kinh Dịch diễn giảng (Kiều Xuân Dũng)

Kinh dịch đạo của người quân tử (Nguyễn Hiến Lê): Link 1 (năm 1994) – Link 2 (năm 2007)

Chu Dịch (Kinh Dịch): Phan Bội Châu: Link dự phòng

Kinh Xuân Thu: Hoàng Khôi: Tập 1 Tập 2 Tập 3 Tập 4 Tập 5