Đăng bởi Để lại phản hồi

Lê Quý Đôn Tuyển Tập – Nguyễn Khắc Thuần

Lê Quý Đôn Tuyển Tập - Nguyễn Khắc Thuần
Lê Quý Đôn Tuyển Tập – Nguyễn Khắc Thuần

Lê Quý Đôn Tuyển Tập

Biên dịch: Nguyễn Khắc Thuần

NXB Giáo Dục 2007

8 Tập

Bộ sách này sở dĩ gọi là tuyển tập vì trước tác của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn để lại quá nhiều, trong điều kiện còn eo hẹp như hiện nay, dù đã rất cố gắng, Nhà xuất bản Giáo dục vẫn chưa thể cho in hết tất cả các bản dịch được, nhất là phần bản dịch các sáng tác thơ văn của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn. Trên cơ sở cân nhắc những kết quả nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn, chúng tôi thấy trọn bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP cần phải gồm đến 8 tập khác nhau:

 

 

Tập 1: Đại Việt thông sử giới thiệu những tác phẩm cổ của văn học Việt Nam. Nội dung sách là lịch sử về quá trình hình thành phát triển của đất nước qua các thời kỳ. Sách chép khá đầy đủ về các đời vua Lê trong một thời gian dài đến hơn một trăm năm từ Lê Thái Tổ qua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Thuần Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông đến Cung Hoàng, trải qua mười đời vua, nếu kể cả Lê Nghi Dân thì là mười một đời vua. Đây là một bộ sử có giá trị. Sách chứa đựng nhiều tài liệu khác mà các bộ sử khác không có. Đại Việt thông sử rất có ích cho những người làm công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc, cụ thể là lịch sử dân tộc hồi thế kỷ XVI – XVII.

Download: [1] ; [2] ; [3] ; [4] ; [5] ; [6] ; [7] ; [8] ; [9]

 

Tập thứ 2 của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP (trọn bộ gồm 8 tập). Trong thời gian ở trấn Thuận Hoá, với cương vị là quan Hiệp Trấn, Lê Quý Đôn đã ra sức tìm đủ mọi cách ổn định xã hội vùng đất vốn trước đó là thủ phủ của chính quyền họ Nguyễn, là trung tâm chính trị của toàn xứ Đàng Trong. Và, ông gọi công việc đó là  phủ, tức là vỗ về, an ủi đối với nhân dân. Nhưng, không giống với bất cứ một quan Hiệp Trấn nào ở trấn Thuận Hoá trước đó cũng như sau đó, Lê Quý Đôn vừa cần cù làm việc vừa say mê ghi lại tất cả những điều mắt thấy tai nghe. Ông đã cẩn trọng đối sánh, xác minh, chỉnh lí và hệ thống để rồi cuối cùng, đã khai sinh ra tác phẩm PHỦ BIÊN TẠP LỤC có giá trị to lớn mà chúng ta còn lưu giữ được đến ngày hôm nay. Về sau ở Gia Định cũng có một quan Hiệp trấn đã làm việc tương tự như Lê Quý Đôn, đó là Trịnh Hoài Đức, tác giả của bộ GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ – bộ sách mà bất cứ người nào làm công tác nghiên cứu sử học và văn hoá học Việt Nam cũng đều đánh giá rất cao.

Download: [1] ; [2] ; [3] ; [4] ; [5] ; [6] ; [7] ; [8]

Download Phủ Biên Tạp Lục Tập I gồm quyển 1, 2, 3, là bản dịch của Lê Xuân Giáo

Download Phủ Biên Tạp Lục Tập I gồm quyển 1, 2, 3, là bản dịch của Lê Xuân Giáo

 

Tập 3 của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP.  Tập này được trình bày toàn văn bản dịch, hiệu đính và chú thích tác phẩm PHỦ BIÊN TẠP LỤC của Lê Quý Đôn. Cũng trong ba quyển đầu  của PHỦ BIÊN TẠP LỤC, Lê Quý Đôn đã dẫn chúng ta tới một thế giới tràn ngập những thông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ Đàng Trong lúc bấy giờ như danh mục và địa chỉ của tất cả các trấn, phủ, huyện, châu, tổng, xã, thuộc, trang, về chế độ công, tư điền, về lệ thuế sai dư, về sự thành lập và hoạt động của các tuyển trường, về chế độ giáo dục và thi cử … Kết nối những sự kiện, địa danh và hàng loạt những con số ngỡ như rất tản mạn ấy lại, chúng ta sẽ có được một bức chân dung của xứ Đàng Trong, về vai trò lịch sử của các chúa Nguyễn đối với đất phương Nam.

Download Phủ Biên Tạp Lục Tập II gồm quyển 4, 5, 6, là bản dịch của Lê Xuân Giáo

Download Phủ Biên Tạp Lục Tập II gồm quyển 4, 5, 6, là bản dịch của Lê Xuân Giáo

Download Phủ Biên Tạp Lục Tập II gồm quyển 4, 5, 6, là bản dịch của Lê Xuân Giáo

Tập 4-5:  KIẾN VĂN TIỂU LỤC của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP (trọn bộ 8 tập) giới thiệu cùng bạn đọc bản dịch, hiệu đính và chú thích của tác phẩm KIẾN VĂN TIỂU LỤC. KIẾN VĂN TIỂU LỤC vẫn là một tác phẩm lớn., là một kho tài liệu cổ rất quý giá và thật sự có ích đối với tất cả những ai muốn nghiên cứu về Việt Nam từ thời Lê Quý Đôn trở về trước. KIẾN VĂN TIỂU LỤC nghĩa là ghi chép nhỏ về những điều mắt thấy tai nghe, nhưng thực tế lại cho thấy rõ đây là một bộ sách có tầm vóc lớn, được biên soạn một cách công phu và nghiêm túc, phản ánh trình độ học vấn uyên bác của Lê Quý Đôn trên nhiều lĩnh vực phong phú khác nhau.

Download: [1] ; [2] ; [3] ; [4]

Tập 6-7-8: VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP (trọn bộ 8 tập)  được lần lượt trình bày lời dịch, hiệu đính và chú thích VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ (một công trình biên soạn đồ sộ, được giới nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam, trân trọng xếp vào hàng những tác phẩm có giá trị như một bộ bách khoa toàn thư).
Chúng tôi xin được thích nghĩa tên sách như sau :
– Vân : là một loài cỏ có mùi thơm rất quyến rũ, gọi tên là cỏ vân hương.
– Đài : là cái đài, là nơi cao hơn hẳn. Đài là ngôi nhà cao có thể ngắm khắp bốn phương.
– Loại : là loài, là từng giống riêng. Ngoài ra, chữ loại cũng có nghĩa là sự tốt lành.
– Ngữ : là lời nói, là câu nói nhưng ở đây có nghĩa là lời nói đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa tinh vi.

Download: [1] ; [2] ; [3] ; [4] ; [5] ; [EPUB] ; [MOBI] ; [AZW3]

Download Vân Đài Loại Ngữ – Lê Quý Đôn (1972-1973) (3 tập).PDF
Ghép lại, VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ là những lời nói bao hàm ý nghĩa rất tinh vi được chia thành từng loại, có nguồn gốc từ kho sách thơm tho và quý giá của cổ nhân để lại.

Xem hướng dẫn download tại đây

P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.

MUA SÁCH GIẤY

Giá: 4.500.000 vnđ

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)

Email: noluckhongngung@gmail.com

Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage

ZaloPage: http://oa.zalo.me/3367291310425812126

Đăng bởi 6 phản hồi

Tứ Thư – Ngũ Kinh – Khổng Tử – Chu Hy

Tứ Thư - Ngũ Kinh
Tứ Thư – Ngũ Kinh

Bộ Sách: Tứ Thư – Ngũ Kinh

Tác giả: Chu Hy, Khổng Tử

Tứ ThưNgũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo. Các sách này còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc.

Bộ Tứ Thư là một bộ sách, tuy là của Trung Quốc, nhưng các cụ ta xưa đã dùng để dạy học. Tất cả học sinh đều học qua, kẻ ít người nhiều. Những tư tưởng, kiến thức dạy cho học sinh học để làm người về mọi lĩnh vực. Từ việc nhỏ nhặt đến việc lớn như việc trị nước, việc bình trị thiên hạ cũng đều có trong bộ sách này.

Sự học của Nho giáo có nhiều lý tưởng cao siêu, nhưng có thể nói một cách vắn tắt là: sự học chú trọng ở luân thường đạo lý, chủ trương biến hóa tùy thời, sự vụ thực tế nên không bàn đến những cái viển vông ngoài sinh hoạt của con người nơi trần thế.

Tứ Thư (四書) là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn. Chúng bao gồm:
1. Đại Học (大學)
 2. Trung Dung (中庸)
 3. Luận Ngữ (論語)
 4. Mạnh Tử(孟子)

Download Tứ Thư – Chu Hy:

Xin mời các bạn download Ebooks (prc) :

01. Đại Học ; Đại học – Phan Văn Các giới thiệu và dịch chú.PRC

Trung Dung
Luận Ngữ
Mạnh TửXin mời các bạn download Ebooks (pdf) : Full

Đại học: Download

Luận ngữ (Nguyễn Hiến Lê): Download

Luận Ngữ (Phùng Hoài Ngọc): Download

Luận Ngữ và Khổng Tử (Nguyễn Hiến Lê): Download

Trung Dung: Download

Trung Dung Tân Khảo (Nguyễn Văn Thọ): Download

Mạnh Tử: Download

Ngũ Kinh (五經 Wǔjīng) là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính. Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư. Năm quyển Ngũ Kinh gồm có:
  1. Kinh Thi (詩經 Shī Jīng): sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi con trai “học Kinh Thi chưa?”, người con trả lời “chưa”. Khổng Tử nói “Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao” (sách Luận ngữ).
  2. Kinh Thư (書經 Shū Jīng): ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
  3. Kinh Lễ (禮記 Lǐ Jì): ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: “Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời” (sách Luận Ngữ).
  4. Kinh Dịch (易經 Yì Jīng): nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,… Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện.
  5. Kinh Xuân Thu (春秋 Chūn Qiū): ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói: “Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này”. Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất, xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra.

Download Ngũ Kinh – Khổng Tử: Tóm tắt

Kinh Thi: Nguyễn Văn Thọ: Dự phòng 1, Dự phòng 2

Kinh Thi (NXB Trẻ 1997) – Nguyễn Hiến Lê

Kinh Thư: Lê Quý Đôn

Kinh Thư Diễn Nghĩa – Lê Quý Đôn

Kinh Lễ: Nguyễn Tôn Nhan : Link dự phòng 1Link dự phòng 2Link dự phòng 3

Kinh Dịch: Ngô Tất Tố, Link dự phòng: Part 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7

Kinh Dịch: Nguyễn Hiến Lê

Xin mời các bạn download Ebook (PRC + PDF) : Download File PRC;  Download File PDF – bản đẹp

Kinh Dịch diễn giảng (Kiều Xuân Dũng)

Kinh dịch đạo của người quân tử (Nguyễn Hiến Lê): Link 1 (năm 1994) – Link 2 (năm 2007)

Chu Dịch (Kinh Dịch): Phan Bội Châu: Link dự phòng

Kinh Xuân Thu: Hoàng Khôi: Tập 1 Tập 2 Tập 3 Tập 4 Tập 5