Chu Dịch hay Dịch học xuất hiện tại Trung Hoa cổ xưa, nội dung của học thuyết này có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực của đời sống xã hội phương Đông như: Y học, Khí công phu, Địa lý phong thuỷ, Dưỡng sinh, Lịch pháp…
Y học phương Đông (Trung y) là một ngành chẩn đoán và trị bệnh trên nền tảng và tinh thần của Dịch học. Từ bao đời nay, các nhà Y học phương Đông đã trị bệnh theo phương hướng cân bằng Âm Dương, theo sự điều hoà mối quan hệ tương sinh, tương khắc, tương chế, tương hoà… trong lục phủ ngũ tạng theo học thuyết Ngũ hành phản ánh trong cơ thể một con người.
Ngành Dược học của phương Đông cũng phân chia các vị thuốc từ thảo mộc, sa khoáng, động vật theo tiêu chuẩn tính Dương và Âm (hàn, nhiệt, bình), để từ đó tạo ra một phương thức dược tính sao cho phù hợp với sự cân bằng Âm Dương trong người khi điều trị. Do đó khi nói đến y học phương Đông, người ta luôn luôn nói đến vấn đề Dịch lý. Chính vì vậy, đã tạo ra một học phái Dịch học Trung y là Y Dịch.
Cuốn sách Chữa bệnh theo Chu dịch đã mô tả sự đồng nhất giữa các bộ phận trong cơ thể một người với không gian sinh tồn – không gian Âm Dương (hay không gian Dịch học) là một vấn đề trọng tâm mà Y Dịch đã chỉ ra. Nội dung cuốn sách phản ánh rõ nét sự tương đồng giữa các bộ phận trong cơ thể với các dạng thức không gian, điều mà cuốn sách gọi là Bát quái cùng với số lượng tự nhiên đặc biệt của chúng (từ 1 đến 9).
Từ đây có thể điều chỉnh bằng ý giữa các dạng thức không gian với các bộ phận cơ thể sao cho trở về trạng thái quân bình Âm Dương, lúc đó mọi bệnh có thể được tiêu trừ, cơ thể con người phát triển, tồn tại bình thường. Đây chính là phương pháp luyện y để chữa bệnh rất độc đáo rút ra từ tư tưởng của Y Dịch. Mục đích chung của phương pháp luyện ý mà cuốn sách đề cập tới cũng vẫn là hướng mọi người làm chủ lấy mình, làm chủ thiên nhiên tại chính bản thân, để đạt sự cân bằng Âm Dương tuyệt đối – tới cái không vĩnh cửu của vũ trụ, lúc đó, cá nhân có trạng thái đặc biệt.
Cuốn sách có giá trị trong nghiên cứu y học phương Đông, tổng dưỡng sinh, trị bệnh một cách giản đơn mà bất cứ ai ở bất cứ đâu cũng có thể áp dụng được.
Xem hướng dẫn download tại đây P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha. MUA SÁCH GIẤY Giá: 299.000 vnd Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Gia Cát Lượng (CN năm 181 – 234), tự là Khổng Minh, là người đất Dương Đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha, đời Thục Hán (Tam Quốc). Ông là đại thần của nước Thục thời hậu Hán, là một chính trị gia và cũng là một nhà quân sự lỗi lạc.
“Khổng Minh thần số” là cuốn sách giới thiệu giải thích Kinh Dịch dưới góc độ tự trắc học của ông, có khả năng dự đoán sự tốt xấu của sự vật sự việc, thực sự là tài liệu cần thiết giúp bạn đọc hiểu thêm về Kinh Dịch và khoa học dự trắc cổ phương Đông.
Dự đoán quẻ số 001 – Thượng Thượng:
Bát Thuần Kiền
Động hào nhất
Ngoại quái: Kiền
Nội quái: Kiền
Nguyên văn: Thiên môn nhất quải bảng, dự định xuất tiêu nhân. Mã tê phương thảo địa, thu cao thính lộc minh.
Dịch nghĩa: Cửa trời treo bảng đứng đầu, định rằng đoạt giải hơn người. Ngựa hí trên đồng cỏ thơm, thu gần qua nghe tiếng nai kêu.
Lời bàn của Thông Huyền Lão Nhân:
Lời quẻ nói “Tiềm long, vật dụng” (Rồng lặn, tạm thời chớ hành động).
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này cầu việc gì cũng may mắn, cũng toại nguyện, vì câu thứ ba ví người bói quẻ giống như “Ngựa hí trên đồng cỏ thơm” và câu thứ tư còn nói thêm rằng “Thu gần qua, nghe tiếng nai kêu”. Mùa thu là mùa ảm đạm, đã gần qua, “lộc” là nai, cũng là tượng trưng cho “tài lộc”. Ý quẻ muốn nói tài lộc sắp đến. Cầu danh cầu việc đều thành.
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Tác giả: Thiệu Khang Tiết NXB Văn Hóa Thông Tin 2006 Dịch: Ông Văn Tùng 672 Trang
“Mai Hoa Dịch Số“ là bộ Đại kỳ thư thứ hai trong Tam đại kỳ thư của nền văn hóa Trung Hoa (Bộ đại kỳ thư thứ 1 là bộ Chu Dịch, bộ thứ 3 là Ma Y tướng thuật), là viên ngọc vô giá của khoa chiêm bốc dự trắc học và tướng học của Trung Hoa; tương truyền là của Thiệu Khang Tiết, nhà đại triết học và đại dịch học đời Tống soạn.
Toàn bộ cuốn sách Mai Hoa Dịch Số Ông Văn Tùng dịch và chú thích, NXB Văn hóa thông tin ấn hành gồm 6 quyển (được in thành 1 cuốn mà chúng tôi đang giới thiệu với các bạn). Từ thời Tống đến nay, nó luôn luôn được các bậc vua chúa và nhân dân Trung Quốc dùng làm căn cứ lý luận cho khoa chiêm bốc và dự trắc học.
Quyển thứ nhất có các nội dung: Chu Dịch quái số; Ngũ hành sinh khắc; Bát cung sở thuộc ngũ hành; Quái khí vượng; Quái khí suy; Thập thiên can; Thập nhị địa chi; Bát quái tượng lệ; Chiêm pháp; Ngoạn pháp v.v…
Quyển thứ 2 có các nội dung: Chiêm bốc huyền cơ; Chiêm quái tổng quyết; Thiên thời chiêm; Nhân sự chiêm; Gia trạch chiêm; ốc xá chiêm; Hôn nhân chiêm; Sinh sản chiêm; Ẩm thực chiêm; Mưu cầu chiêm; Cầu danh chiêm; Giao dịch chiêm; Xuất hành chiêm; Hành nhân chiêm; Yết kiến chiêm; Thất vật chiêm; Tật bệnh chiêm; Quan tụng chiêm; Phần mộ chiêm,v.v…
Quyển thứ 3 có các nội dung: Bát quái phương vị đồ; Quan mai chiêm quyết tự; Chiêm quái quyết; Thể dụng hỗ biến chi quyết; Thể dụng sinh khắc chi quyết; Thể dụng suy vượng chi quyết; Chiêm bốc khắc ứng chi quyết; Vạn vật phú v.v…
Quyển thứ 4 có các nội dung: Chỉ mê phú; Huyền hoàng khắc ứng ca; Hoàng huyền tự; Huyền hoàng ca; Thám huyền phú; Tư quý thủy bút v.v…
Quyển thứ 5 có các nội dung: Ngũ hành toàn bị; Lục thần hình thức; Bát quái biện; Quỷ thần; Thất ngôn tác dụng ca v.v…
Quyển 6: Mai Hoa Dịch Số – Một bộ kỳ thư đích thực trong lịch sử Trung Quốc; Chính Dịch tâm pháp; Cấu tạo lý luận của Mai Hoa Dịch Số; Tác dụng và địa vị của Mai Hoa Dịch số (trong lịch sử văn hóa Trung Quốc).
Kinh Dịch ( Trọn Bộ ) Tác giả: Ngô Tất Tố Nhà xuất bản: Nxb văn học Số trang: 818 trang
Khổng Tử đã từng nói: “Nếu cho tôi sống thêm vài năm nữa, thì cho dù 50 tuổi học Kinh Dịch cũng không phải là sai lầm”.
Có thể nói, Kinh Dịch là một trước tác kinh điển lâu đời nhất, kết tinh trí tuệ của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Kinh Dịch phát hiện tính quy luật và phương pháp nhận thức, dự đoán, xử lý sự vật, và với ý nghí nghĩa phương pháp luận này, nó có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều lĩnh vực như triết học, khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật… của Trung Quốc từ xưa đến nay.
Trong Kinh Dịch có 384 hào, có nghĩa là có 384 lời khuyên hữu ích.
Lật mở từng trang sách, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái, bạn hẳn sẽ không nghĩ rằng quản lý trong học thuật truyền thống lại được viết ra gần gũi, dễ hiểu đến thế. Ở đó, bạn không hề thấy bất kỳ hơi thở nào mang âm hưởng nghiên cứu Nho giáo, càng không hề thấy chỗ nào khó hiểu cả. Đáng quý hơn là, bạn sẽ thấy mỗi một điểm trong cuốn sách này đều liên quan mật thiết đến công việc của bản thân mình. Mỗi một quan điểm, mỗi một kiến giải trong đó đều giúp chúng ta thoát ra khỏi khó khăn và cản trở để trưởng thành trong công việc.
Kinh Dịch ra đời đã bao nghìn năm qua, nhiều nhà nghiên cứu Đông phương và Tây phương nói chung và các nhà nghiên cứu Trung Hoa nói riêng đều khẳng định đây là một công trình hiếm thấy trên thê giới.
Ở ta trước cách mạng tháng Tám, Kinh Dịch đã dược nhà nước đưa vào khoa trường, nó đã trở thành sách gối đầu giường của các nhà Nho.
Trong tất cả những bản Kinh Dịch chúng tôi có trong tay, từ bản Kinh Dịch khá phổ biến của Ngô Tất Tố đến bản của Phan Bội Châu, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Tinh… chúng tôi chọn bản Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê.
Nguyễn Hiến Lê không chỉ tìm hiểu, đối chiếu, so sánh với các bản dịch, các công trình nghiên cứu của các nhà triết học phương Đông về Kinh Dịch mà ông còn tham bác khá sâu về những công trình của các nhà nghiên cứu phương Tây về bộ sách kì lạ này. Từ đó tác giả tìm ra những điểm tương đồng giữa các học giả Đông và Tây về Kinh Dịch và qua dó giúp độc giả thấy được giá trị đích thực của Kinh Dịch ở nhiều chiều khác nhau khi áp dụng vào thực tế đời sống.
Bản dịch nhẹ, thoáng mà chính xác, phong phú sáng sủa, thuần khiết; phần biên khảo, chú thích rõ ràng, khoa học. Về mặt nào đó, Nguyễn Hiến Lê đã lí giải khá thành công Kinh Dịch không thuần túy là sách bói toán.
Nó là một công trình khoa học đầy những ẩn số. Nhiều nhà bác học đang lần tìm ra những ẩn số ấy.
Là một học giả đứng đắn, nghiêm túc và tài năng, Nguyễn Hiến Lê đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm dịch thuật và nghiên cứu. Mỗi tác phẩm của ông là một công trình khoa học thể hiện một sự lao động cần mẫn, một trái tim say mê nồng nàn cuộc sống, một tâm hồn nhạy cảm và một trí tuệ uyên thâm tuyệt vời. Tất cả những điều đó cho ông một chỗ đứng đầy trân trọng trong người đọc trong và ngoài nước.
Tác giả: Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê
Lời tác giả: Trước khi vào các quẻ Dịch, tôi có mấy lời trình bầy cùng quí vị độc giả. Tôi đã dùng nhiều năm để nghiên cứu về Dịch, và thấy nó mang lại cho tôi một đời sống tâm linh phong phú .
Tôi nghĩ rằng: Dịch là biến thiên, linh động, tùy thời xử thế. Dịch là đi theo đúng đường lối, đúng chiều hướng của Trời đất, nên tôi đã cố tìm hiểu mạch lạc các quẻ Dịch, đã cố dịch các quẻ chính kinh chữ Hán ra chữ Việt bằng văn vần (thơ), và bình giảng các quẻ bằng văn xuôi. Tôi đã nghiên cứu Dịch, viết Dịch, giảng dạy Kinh Dịch nhiều năm ở Đại Học Minh Đức, và đã mở nhiều khóa dạy Dịch cho nhiều lứa tuổi, ở trong nước, cũng như ở ngoại quốc (Hoa Kỳ). Tôi năm nay đã 76 tuổi, chẳng may bị tê bại từ tháng 9 năm 1989, nhưng nhờ Trời óc chất hãy còn sáng suốt, tinh thần hãy còn minh mẫn.
Tôi nhận thấy Kinh Dịch rất hữu ích cho nhân loại: Nó có thể mở mang khối óc ta về nhiều vấn đề: Khoa học, Đạo Đức, Chính trị, Âm nhạc, Thiên văn, Y học, Bói toán v v … và nhiều vấn đề liên quan đến đời sống hiện tại của ta, mà xưa nay các nhà bình giải Dịch kinh từ Á sang Âu không hề nói tới.
Nhà tôi, sau khi đọc các quẻ, đã khám phá ra chỗ diệu dụng của nó. Nên nhất định khai thác nó, theo khả năng của nhà tôi, và nhất định xem xét, nghiên cứu, và tự mình đánh lại nó bằng computer. Tuy sức khoẻ không khả quan (vì bị bệnh mục xương sống), và đã 63 tuổi, nhưng nhà tôi nhất định làm, vì nghĩ rằng nếu biết Áp dụng Kinh
Dịch vào Thời đại, thì sẽ có nhiều ích lợi cho thế hệ sau, và hy vọng nhiều người sau này, sẽ tiếp tục nghiên cứu nó. Và một ngày nào đó biết đâu, nó chẳng mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, dân tộc nói riêng, và nhân loại nói chung, vì theo đà tiến hóa, những người nghiên cứu nó sau này, sẽ thông minh hơn chúng ta gấp bội, nhà tôi nói. Nên dù gặp khó khăn về sức khỏe, khó khăn về vật chất, để hoàn thành nó, nhà tôi cũng phải cố gắng cho nó ra đời. Nếu có ích cho thế hệ sau, thì sự hy sinh nhỏ nhoi của nhà tôi, nào có đáng gì?
Cho nên, bộ Kinh Dịch này ra đời hoàn toàn theo ý nhà tôi, (tôi chỉ góp ý phụ). Nhà tôi bỏ bớt những gì không cần thiết, và giản dị hóa lời giảng (mà theo ý nhà tôi nó quá cao, sợ nhiều người không hiểu). Nhà tôi muốn phổ biến cho quần chúng, và nghĩ rằng chỉ cần trên 18 tuổi, đọc và hiểu tiếng Việt, là hiểu được phần Bình giảng, và phần Áp dụng vào Thời đại. Nhà tôi đã cho vài em nhỏ khoảng 18, 20 tuổi và ít sinh viên Đại học đọc, họ đọc xong mục Áp dụng vào Thời đại, họ rất hiểu, và rất thích thú, và họ ước ao nhà tôi đủ sức khoẻ, để cùng tôi hoàn tất xong bộ Dịch này. Các bạn hữu của chúng tôi cũng khuyến khích nhà tôi rất nhiều.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, chúng tôi nhất định trình bầy Bộ Dịch như sau:
I. Quyển I bàn về các vấn đề liên quan đến Dịch Lý, đến Vô Cực, Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Âm Dương, Tứ Tượng, Ngũ Hành.
Phần này rất cao siêu, nên tôi đã giảng giải bằng nhiều chú thích của những nhà bình giải danh tiếng, lại viện dẫn nhiều sách tham khảo, để tiện cho quí vị tìm ra những điều vi diệu của Dịch .
II. Quyển II nói về Thượng kinh (có phần Dịch Kinh Giản Lược ở trên, xin quí vị đọc kỹ phần này, để có những ý niệm, và hiểu từ ngữ để đi vào Hào, Quải cho dễ).
Thượng Kinh: Dưới phần Hán Văn là phần dịch đoạn Hán văn đó bằng văn vần, tiếp đến là Bình giảng đoạn đó bằng văn xuôi. Cuối mỗi quẻ là phần áp dụng quẻ đó vào Thời đại.
III. Quyển III là Hạ kinh. Hạ kinh trình bầy như Thượng kinh. Trong phần Bình giảng, thường hay dùng điển tích chứng minh để độc giả dễ hiểu, và sẽ ngạc nhiên thấy khi đọc Dịch mà thích thú, dễ hiểu như khi đọc truyện Tầu, và cuối mỗi quẻ, đều có phần Áp dụng vào Thời đại của quẻ đó. Tôi và nhà tôi cố gắng soạn bộ Dịch này một cách công phu, dễ hiểu, để đi sâu vào quần chúng. Theo chúng tôi nó rất có ích cho nhân loại.
Và sau khi đã hiểu Dịch, biết áp dụng Dịch, ta thấy ta trở nên thông thái, khôn ngoan hơn trước nhiều.
Phần Hệ Từ. Phần này có Hệ Từ Thượng, Hạ, Thuyết Quái, Tự Quái, Tạp Quái cùng Phụ Lục I, II, III gồm khoảng 200 trang, với những lời bình giảng, chú thích rành rẽ. Chúng tôi cố gắng làm cho đầy đủ, để quí vị tiện tra cứu mai sau. Bộ sách tưởng dày (khoảng 1500 trang), nhưng quyển I có 9 Chương, mỗi Chương dạy một đề tài khác nhau: dạy ta Hướng đi của Thánh Hiền, dạy Đông Y, Bói toán vv…, và quyển II, III là 64 quẻ, với 64 hoàn cảnh khác nhau, dạy về cách giải quyết những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, không liên lạc với nhau, do đó muốn xem trước, sau, đoạn nào cũng được, nên dễ như đọc tờ báo hàng ngày mà thôi.
Ước mong sao, bộ Dịch này đến tay không những quí vị thích đọc sách, mà còn làm cho quí vị nào xưa nay không thích đọc sách, cũng cảm thấy thích thú khi đọc nó.
Mong nó sẽ mang lại nhiều điều lợi ích cho quí vị.
Nhân tử Nguyễn văn Thọ & phu nhân H. L.Yến Lê cẩn chí.
Tên sách: Dịch Kinh Tân Khảo
Tên tác giả: Nguyễn Mạnh Bảo
Bản phục hồi năm 2012 – Giữ nguyên tác Cổ Kim Ấn Quán 1958
“Ta thường nói: Đông – Tây không bao giờ gặp nhau. Câu đó không thể áp dụng được trong giới Triết học tuy có đến hàng trăm đường lối khác nhau nhưng chung quy cũng gồm về một mối.
Lấy cái thực học Âu – Châu để so sánh với Triết học Á Đông cân nhắc nhau thì phần nhiều Triết học Á Đông bị lu mờ chỉ vì cách trình bày, luận lý không được rõ ràng. Nhưng về tinh thần thì bao trùm sâu rộng khắp cả vũ trụ. Như Thiên Văn, Địa Lý, Dịch Lý mà Ông Cha ta vẫn cho là những môn học khó khăn huyền diệu. Vì những lẽ trên, ta thấy khó khăn khúc triết mà xếp đặt các học thuyết vào hàng tâm truyền và bí truyền.