Mô tả
Tử Vi Toàn Khoa (Tử Vi Chính Nghĩa) – Hi Di Trần Đoàn
Khoa Tử Vi dịch lý đã được truyền vào Việt Nam từ đời Trần Thái Tôn (1257). Trong quá trình lịch sử khoa Tử Vi Việt Nam lại tinh vi hơn khoa Tử Vi tại Trung Quốc, không khác gì Phật giáo ra đời tại An Độ mà lại cực thịnh ở vùng Đông Nam Á.
Các hệ phái Tử Vi Toàn Khoa : đến đời Mãn Thanh giữa thế kỷ 17 thì Trung Quốc khoa Tử Vi chia làm 3 hệ phái rõ rệt :
Phái Triệu gia (con cháu nhà Tống) với bộ Triệu Thị Trinh Thuyết Tử Vi Kinh
Phái Hà lạc (học trò Trần Đoàn lão tổ đi về hướng Bắc).
Phái Âm Dương (học trò Trần Đoàn lão tổ đi về hướng Nam).
Khoa Tử Vi hệ phái Triệu gia chỉ truyền cho con cháu nhà Tống và có tư cách. Sau khi nhà Tống mất ngôi, con cháu nhà Tống vẫn giữ được tính chất đặc biệt của hệ phái Triệu gia.
Sau khi Trần Đoàn lão tổ qui tiên một nhóm chịu ảnh hưởng về dịch lý gọi là hệ phái Hà lạc đi về hướng Bắc. Phái này đa số dựa vào Tử Vi để làm kế sinh nhai nên họ giữ bí mật, ít khi truyền lại cho nhau hết các bí quyết, bao giờ họ cũng giữ lại một số bí thuật vì vậy hệ phái này lâu ngày mất hẳn gốc.
Một số đệ tử Trần Đoàn lão tổ đi về hướng Nam đã bị ảnh hưởng của Âm Dương và ngũ hành, hệ phái này quá chú trọng về Âm Dương và ngũ hành sinh khắc nên quên mất chính yếu của Tử Vi là thiên vận. Về đời Minh thì hệ phái này rất được trọng dụng. Lưu Bá On vị vua khai sáng nhà Minh (Minh thái tổ) cũng là một nhân vật xuất thân trong hệ phái Âm Dương. Môn phái Âm Dương để lại cho hậu thế bộ Tử Vi Âm Dương chính nghĩa.