Mô tả
Toàn Tập Giải Thích Các Thủ Ấn Phật Giáo – Nguyễn Tuệ Chân
Trong nghệ thuật tạo tượng của đức Phật và Bồ Tát, ngoại trừ tượng toàn thân ra, hấp dẫn nhất chắc chắn là những thế “bắt ấn” bằng bàn tay với nhiều kiểu dạng biến hoá. Những thế “bắt ấn” tay (gọi tắt là “thủ ấn”) có mối liên hệ sâu sắc giữa hình dạng bên ngoại với tâm niệm nội tại của Phật, Bồ tát. Từ đó cấu tạo nên tư thế hoàn chỉnh của tượng Phật.
Các tượng Phật mang hàm ý khách nhau nên đương nhiên xuất hiện nhiều thế “bắt ấn” khác nhau. Vì vậy “ấn tay” (thủ ấn” là một loại biểu lộ trạng thái và ngôn ngữ khác của Phật, Bồ Tát.
Thủ ấn “tên chữ Phạn là mudrã, tên chữ Tây Tạng là Phyag-rgya) hay còn có những tên gọi khác như Ấn thế ngày nay thường dùng để chỉ các tư thế kết lại giữa các ngón tay của hai tay khi tu luyện Mật giáo. Trong Mật giáo, “thủ ấn” để chỉ các bậc khi tu luyện Mật giáo. Trong Mật giáo, “thủ ấn” để chỉ các bậc chư tôn Mạn Đà La và để biểu thị tam muội nội chứng tự thân của các vị ấy, hoặc để ấn chứng bản thệ của chư vị, tương ứng thâm nhập vào Tam muội chư tôn là thân, Ý và Ngữ. Nhân đó, chư vị dùng các ngón tay kết thành “Mật ấn”. Trong Tam mật, thủ ấn thuộc về Thân mật.
Trong kinh điển Mật giáo, chư tôn ở các tập hội Mạn Đà La khác nhau, nhân duyên giáo pháp khác nhau, cùng kết thành các loại “Thủ ấn” để giáo hoá chúng sinh. Tổng quát nguyên lý của Thủ ấn được gọi là “Ấn mẫu”. Trong quyển thứ 13 “Đại Nhật kinh sớ”, từng giải thích về tính tổng quát về các “Ấn mẫu” này, bao quát 12 loại “hợp chưởng” (chắp tay) và 4 loại “quyền” (nắm tay)
Trong phương pháp tu Mật giáo, kẻ phàm phu do “ba nghiệp” Thân, Ngữ, ý hợp thành, còn Thân, Ý, Ngữ của chư tôn đã vào cõi “Tam Mật”. Kẻ phàm phu tuy chưa dứt hết phiền não nhưng nếu có thể nắm giữ giới trì được “Thủ ấn” (hay “Mật ấn”) của chư tôn, gắng tụng niệm những câu chú của chư tôn, quán tưởng chư tôn rất có thể sẽ nhận được gia trì tam mật của chư tôn để tương ứng với chư tôn.
Cuốn sách nhỏ này giới thiệu một cách hệ thống các Thủ ấn quan trọng của chư tôn và các Thủ ấn áp dụng tu hành Phật pháp.
Mục lục:
Lời đầu sách
Thiên thứ nhất: Tổng luận
Chương 1: Ý nghĩa của thủ ấn
Chương 2: Tên gọi riêng của mười ngón tay
Chương 3: Thủ ấn cơ bản của Mật giáo
Chương 4; Các thủ ấn thường gặp
Thiên thứ hai: Thủ ấn của chư tôn
Chương 1: Thủ ấn của Phật Bộ, Phật Đình, Phật Mẫu, Thích ca Mâu Ni Phật
Chương 2: Thủ ấn của Bồ Tát bộ
Chương 3: Thủ ấn của Quan Âm bộ
Chương 4: Thủ ấn của Minh Vương bộ
Chương 5: Thủ ấn của các hộ thế thánh chúng phác
Thiên thứ ba: Thủ ấn cơ sở đê tu pháp đông mật – mười tám khế ấn
Phụ lục 1
Phụ lục 2
Đánh giá
There are no reviews yet