Giảm giá!

Tây Dương Gia Tô bí lục – Ghi chép những chuyện kín của đạo Gia Tô Tây Dương

Giá gốc là: 450.000 ₫.Giá hiện tại là: 265.000 ₫.

Tây Dương Gia Tô bí lục – Ghi chép những chuyện kín của đạo Gia Tô Tây Dương

Nam Lục lão tẩu: Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hoà Đường
Hải Châu hậu tẩu: Nguyễn Bá Am, Trần Trình Hiên
Ngô Đức Thọ dịch và giới thiệu
320 Trang

Bản tiếng Việt của tác phẩm này ra đời cách đây 26 năm, do Nhà xuất bản Khoa học Xã hội ấn hành, với dòng ghi “Lưu hành nội bộ”. Từ đó đến nay, cuốn sách này đã là đối tượng, nguyên nhân, hay xuất phát điểm của rất nhiều cuộc tranh cãi, thường là gay gắt và thậm chí đau đớn. Đưa Tây Dương Gia Tô bí lục lên mạng lần này, chúng tôi tin tưởng ở sự trưởng thành trong kiến thức, nhận thức và văn hoá tranh luận của độc giả sau gần ba thập niên đầy biến chuyển của Việt Nam. Trong những ngày tới, chúng tôi sẽ giới thiệu một số bài tranh luận xung quanh cuốn sách này.

Mua ngay Gọi điện xác nhận và giao hàng tận nơi

Mô tả

Tây Dương Gia Tô bí lục – Ghi chép những chuyện kín của đạo Gia Tô Tây Dương

Tây Dương Gia Tô bí lục là một tác phẩm truyện ký dã sử bằng chữ Hán về đề tài tôn giáo với quan điểm tư tưởng yêu nước chống đế quốc xâm lược. Theo những chi tiết đã được ghi trên sách từ tác phẩm này do Phạm Ngộ Hiên, Nguyễn Hoà Đường, Nguyễn Bá Am và Trần Đình Hiên cùng soạn. Cả bốn người đều là giáo sĩ Thiên Chúa giáo dòng Tên sống vào khoảng cuối thế kỷ XVIII, đầu thế kỷ XIX.

Sách có bài tựa, mục thứ, lược dẫn, nguyên dẫn và phần chính, chia làm 9 quyển, nội dung tóm tắt như sau:

Quyển I: Huyền thoại về sự ra đời và tiểu sử Jêsu; thuyết phần hồn phần xác, chúa Trời ba ngôi, v.v.

Quyển II: Cách thức Jêsu đã làm để thuyết phục người Jiuđê theo các tín điều nghi lễ do mình đề xướng: phép nước thánh, bánh thánh, rửa tội, giải tội, lễ Misa, v.v.

Quyển III: Jêsu đến giảng đạo ở Jêrusalem và sự phản ứng của dân chúng. Đầu đuôi việc Jiuđa phản bội và cuộc hành hình trên núi Gôgôtha.

Quyển IV: Huyền thoại về việc Jêsu sống lại truyền phép kín cho các môn đồ trên núi Ôlivêtê.

Quyển V: Huyền thoại về việc Jêsu chỉ huy đội quân Lâm Bô đánh phá Jêrusalem. Những biện pháp của vua Jiuđê nghiêm cấm “tả đạo”.

Quyển VI: Môn đồ của Jêsu do Phêrô cầm đầu lánh ra ngoài cõi Jiuđê, sang kinh đô Tây Dương (La Mã) được nhà vua trọng dụng. Vua Tây Dương tôn đạo của Jêsu làm quốc giáo, cho vẽ ảnh, đúc tượng Jêsu, thu thập các di vật và phỏng tạo các nơi lưu niệm, v.v.

Quyển VII: Các Giáo hoàng sắp đặt các phép tắc nghi lễ để nâng đạo Jêsu (Gia Tô) lên địa vị độc tôn (trước đó dân Tây Dương theo đa thần giáo).

Quyển VIII: Đạo Gia Tô bành trướng sang các nước láng giềng và biện pháp của một số nước cấm đạo để đối phó với âm mưu thôn tính của người Tây Dương.

Quyển IX: Quá trình đạo Thiên Chúa truyền vào Việt Nam. Sự thức tỉnh đầu tiên của những người Thiên Chúa giáo yêu nước trước nguy cơ nạn ngoại xâm nấp sau danh nghĩa truyền giáo.

Tôi có thể nói rằng, cuốn Tây Dương Gia Tô Bí Lục có một giá trị rất đặc biệt, không phải là giá trị văn chương hay những chi tiết lặt vặt về sử, về địa danh trên thế giới, mà là giá trị của những sự thực về Thánh Kinh, về lịch sử và sách lược nhồi sọ tín đồ của Giáo hội Ca-Tô Rô-ma, những vấn nạn mà trong thời Pháp thuộc cũng như trong thời Việt Nam Cộng Hòa ở miền Nam, không ai được phép nêu lên. Ngoài ra, những tài liệu trong phần Phụ Lục cũng có một giá trị riêng. Riêng về phần “Gia Tô Tây Dương Bí Lục”, tôi cảm thấy rất thích thú khi đọc phần này: thích thú vì nó pha trộn lối bố cục, văn phong của những truyện cổ xưa như Phong Thần, Chinh Đông, Chinh Tây v..v…, với những lời phê bình rất sắc xảo trên những sự kiện dựa trên Thánh Kinh và giáo lý của Giáo hội Ca-Tô. Lẽ dĩ nhiên, với lối bố cục từng hồi, cấu trúc câu chuyện và văn phong quen thuộc đượm nhiều tưởng tượng của 200 năm về trước, Tây Dương Gia Tô Bí Lục không thể coi như là một cuốn nghiên cứu sử, địa một cách khoa học của thời hiện đại.

Nhưng nếu chúng ta đã đọc kỹ Kinh Thánh, điều này thì tôi phải tự khoe là tôi đã đọc khá kỹ và cũng nghiên cứu khá kỹ, và nếu chúng ta biết chút ít về lịch sử Ki Tô Giáo nói chung, và điều này tôi cũng phải tự khoe là tôi đã đọc khá kỹ và cũng nghiên cứu khá kỹ, thì chúng ta sẽ thấy những điều tưởng tượng của các tác giả không phải là hoàn toàn hư cấu mà đều dựa trên những sự kiện trong Kinh Thánh, trên lịch sử và giáo lý của Ki Tô Giáo. Nhiều chỗ đọc có vẻ hoang đường nhưng cái gốc mà những sự tưởng tượng thuộc loại hoa hòe hoa sói xoay quanh đều nằm đâu đó trong Thánh kinh và trong bộ giáo lý của giáo hội Ca-Tô. Tôi tin rằng giới trẻ ngày nay khó có thể lãnh hội được giá trị thực của Tây Dương Gia Tô Bí Lục khi đọc tác phẩm này vì hai lý do: thứ nhất, lời văn rất cổ, có những đoạn nếu đọc ngoài ngữ cảnh (out of context) thì có vẻ vô lý, hoang đường; và thứ nhì, nếu chưa đọc kỹ hay nghiên cứu Kinh Thánh, chưa biết gì về lịch sử Ca-Tô Giáo Rô-ma, thì thật là “không thể tin được”, chỉ có thể coi nó như là một truyện Tàu, hay truyện Chưởng, như Linh Mục Nguyễn Ngọc Lan đã phê phán, cố tình gán ghép để bài bác. Nếu có dịp, tôi sẽ phê bình phân tích cuốn sách này, nhưng bao giờ thì đó còn là một ẩn số..

Đọc Gia Tô Tây Dương Bí Lục là một nghệ thuật, nghệ thuật đọc sách. Có thể nói, nghệ thuật đọc cuốn này cũng giống như đọc cuốn The Da Vinci Code của Dan Brown gần đây. Chúng ta phải biết những gì trong đó là hư cấu, những gì trong đó đúng với lịch sử. Ở đây tôi chỉ muốn bàn đến vài luận cứ phê bình gần đây trên Talawas về cuốn “Gia Tô Tây Dương Bí Lục” mà xuyên qua đó chúng ta có thể thấy các “đại phê bình gia” chưa biết đọc sách, hay nói đúng hơn, chưa đủ kiến thức để đọc cuốn Gia Tô Gia Tô Bí Lục.

Tên cuốn sách có nghĩa là Ghi Chép Những Chuyện Kín Của Đạo Gia Tô”, như trên đã nói, đó là những chuyện thuộc loại cấm kỵ trong thời Thực dân Pháp và ở miền Nam trước đây. Chúng ta còn nhớ, trong cuốn Lịch Sử Thế Giới của Cụ Nguyễn Hiến Lê, chỉ có một chương ngắn về thời Trung Cổ mà cũng còn bị cấm, không được phép dùng trong các trường học, huống chi là cuốn sách “động trời”: Tây Dương Gia Tô Bí Lục. Cho nên thật là dễ hiểu, khi Talawas cho bản điện tử của cuốn này lên mạng, thì lập tức có sự phê bình chống đối. Lẽ dĩ nhiên, những phê bình chống đối này thuộc loại cảm tính tôn giáo cá nhân chứ không thuộc loại phê bình trí thức. Tôi đã đọc 2 bài phê bình thuộc loại chống đối: bài Tây Dương Gia Tô bí lục của Linh mục Nguyễn Ngọc Lan, viết năm 1982, và bài Vài thắc mắc về bản dịch Tây Dương Gia Tô bí lục của ông Phạm Quang Tuấn. Đối với cả hai, tôi cảm thấy thất vọng vì những điều bất cập trong lý luận phê bình. Tôi cũng đã đọc những bài của các ông Ngô Đức Thọ và Nguyễn Thế Anh.

Tây Dương Gia Tô bí lục - Ghi chép những chuyện kín của đạo Gia Tô Tây Dương
Tây Dương Gia Tô bí lục – Ghi chép những chuyện kín của đạo Gia Tô Tây Dương

Đánh giá

There are no reviews yet

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.