Mô tả
Kỳ Môn Độn Giáp Thần Phù – Cửu Thiên Huyền Nữ
Nhã Xuyên Cát Hồng đề tựa.
BÀI TỰA
Sách này, cổ bản là do đấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền lại cho Hoàng Đế khi đánh nhau với Suy Vưu ở Trác Lộc. Lúc này vốn chỉ có bản Kim Hàm. Hoàng Đế sai Phong Hậu diễn ra để dùng trong việc binh thư. Đến đời Nghiêu Thuấn khi sai Đại Vũ đi trị thủy, lại được đấng Cửu Thiên Huyền Nữ truyền cho văn thư trên lưng rùa thiêng trên sông Lạc. Trên Lưng rùa thiêng có Hà Đồ và văn thư rùa Mang gọi là Lạc thư. Phép Độn giáp được chính thức lưu truyền từ đây. Hán Tử phòng thì gom lại làm thành 13 cục, Thục quân sư là Gia Cát Võ Hầu Khổng Minh và bố vợ ngài là Hoàng Thừa Ngạn, vợ ngài là Hoàng Nguyệt Anh (tục gọi là Hoàng A Sửu) đắc ngộ thần cơ; tạo thành Bát Trận đồ gồm 8 cửa và 3 kỳ.
Sau này các đời vua đều có binh thư và những binh thư này đều không nằm ngoài phép Kỳ Môn Độn Giáp. Tại Việt Nam, đời Trần có Đức Thánh Trần Hưng Đạo viết ra Binh Thư Yếu Lược – là bản binh thư bất hủ trong việc dùng binh.
Trong các cuộc chiến tranh hiện đại; cho dù vũ khí có hiện đại tối tân đến mức nào cũng không thể loại bỏ các yếu tố về thời tiết, khí tượng địa hình. Bản sách này là do Chưởng lục phụng sắc Lý học chính tông thần là Kiều Thanh chủ soạn. Linh quang Bảo
Điện là Chính Nhất Pháp sư hiệu Huyền Trí dịch sang bản Tiếng Việt để lưu truyền. Sách dịch là do Đấng Cửu Thiên Huyền Nữ ban mộng để ngộ huyền cơ nên xin lấy nguyên
tác là Cửu Thiên Huyền Nữ. Thiết nghĩ, cho dù thời bình thì quân binh vẫn phải tinh nhuệ, vũ khí phải sắc bén, chiến thuật phải linh hoạt Ấy là việc lưu truyền sách này để mọi người được hiểu phép nhà binh. Khi có biến thì nhà nhà đều có dũng tướng người người đều là thần binh.
Sách dịch xong và lập đàn tế vào ngày Vọng tháng 4 nhuận năm Nhâm Thìn (dương lịch 2012)