Mô tả
Kinh Thi Tinh Tuyển
Kinh Thi là tập thơ đầu tiên của Trung Quốc, sáng tác trong khoảng thời gian hơn năm trăm năm, cách đây khoảng hai ngàn năm trăm năm. Ðến thế kỷ 6 trước CN sưu tầm khoảng ba trăm bài, được soạn thành tập. Về sau Khổng Tử biên soạn thành sách gọi là Kinh Thi dùng làm sách giáo khoa (trong bộ Ngũ kinh). Ông coi trọng việc học thơ nhằm xây dựng tình cảm đạo đức và tạo cho lời nói thêm hoa mỹ. Ông nói “Không học Kinh Thi thì không biết nó” (Luận ngữ). Thơ có thể làm cho mọi người phấn chấn, đoàn kết với nhau, bộc lộ lòng bất mãn, phẫn uất của mình và tham khảo phong tục đất nước. Theo truyền thuyết, lúc đầu Kinh Thi có tới 3000 bài, sau rơi rụng dần chỉ còn hơn 300.
Nghiên cứu Kinh Thi, người đọc hiểu được phong tục tập quán, tình hình xã hội và khuynh hướng tư tưởng của từng vùng và từng giai tầng xã hội. Ðại bộ phận quốc phong và một phần Tiểu nhã, một phần Ðại nhã có tính nhân dân và tính phê phán cao là sáng tác của người bình dân lao động. Còn Tụng và phần còn lại của Nhị nhã là sáng tác của giới quí tộc nhằm ca tụng giai cấp thống trị. Có ý nghĩa nhất đối với chúng ta ngày nay là “quốc phong” và một số bài trong Tiểu nhã. Ðó thực sự là văn học dân gian chân chính của Trung Quốc cổ đại.
Các bài ca dao, dân ca trong quốc phong là sáng tác của nhân dân lao động, ca hát về công ăn việc làm của họ, tâm tình, cảm xúc của người nghèo khổ bị áp bức bóc lột. Họ phải làm lụng cực nhọc để nuôi bọn lãnh chúa sống giàu sang, nhàn hạ. Ví dụ bài “Thất nguyệt” như sau :
Tháng giêng sửa soạn cày bừa, tháng hai ra đồng cày ruộng, tháng ba trồng dâu nuôi tằm, tháng tư, tháng năm đi hái trái viễn chín làm thuốc, tháng sáu hái lê và mận, tháng bảy nấu quỳ hái đậu hái dưa, tháng tám hái bầu, chặt lau sậy, gặt hái, dệt vải, tháng chín hái mè, đàn bà may quần áo lạnh cho nhà chủ, đàn ông đập lúa, tháng mười nạp tô, tháng mười một đi săn chồn, tháng mười hai săn thú lớn, đục băng cất đi cho nhà chủ ăn mùa hè cho mát.
Đánh giá
There are no reviews yet