Mô tả
Không Gian Kinh Dịch Với Dự Báo Qua Bát Tự Hà Lạc
Kinh dịch là một tài liệu cổ của Trung Quốc xuất hiện cách đây đã mấy ngàn năm. Điều đáng chú ý ở đây là Kinh Dịch vẫn lưu truyền cho đến tận ngày nay: Thời đại của sự phát triển khoa học công nghệ, thời đại xã hội thông tin và được nhiều học giả của nhiều nước Châu Á, châu Âu… nghiên cứu tới. Trong mấy năm gần đây, ở Việt Nam đã xuất bản nhiều sách kinh dịch như: Kinh dịch của Ngô Tất Tố, Chu dịch với dự đoán học của Thiệu Vĩ Hoa, Nhập môn chu dịch dự đoán của Thiệu Vĩ Hoa, Trần Viên,… Những cuốn sách này đưa người đọc vào “thế giới” các khái niệm và nhân sinh quan của người xưa đã có cách đây hàng mấy ngàn năm, đồng thời cho thấy kinh dịch chứa đựng những mội dung về dự báo, dự đoán và khuyên người đời “nên” có những cách ứng phó như thế nào là tối ưu trong đời sống xã hội. Kho đọc những cuốn sách trên, với cách viết quá khái quát, quá trừu tượng, quá kín đáo và bí truyền, nên đối với độc giả diện rộng cho thấy, kinh dịch dựa vào và giữ nguyên các khái niệm cổ không phải là dễ hiểu, Cũng có người cho rằng, Kinh dịch là cuốn ách đề người đời tranh luận mãi mà không dứt. Nhưng thật ra, điều chính yếu của dịch là sử dụng và hiểu nó như thế nào trong cuộc sống. Do vậy, khi tiếp cận Kinh dịch, điều chính yếu là khả năng vận dụng, khai thác dễ dàng tính huyền diệu nhưng đơn giản mà nhà dịch học xưa đã đề cập ra.
Như vậy, suy cho cùng, Kinh dịch là một tài liệu có nội dung quy cách hóa sự vận động của tự nhiên, của xã hội trong đó con người phải luôn luôn đồng nhất thể và bị chi phối bởi những quy luật vận động trong Không gian.
Cuốn sách Không gian kinh dịch với dự báo qua bát tự hà lạc trình bày quan niệm của các nhà dịch học cổ xưa về không gian, nơi con người sinh thành, phát triển, phản ánh quan hệ ràng buộc của mỗi sự vật, hiện tượng, của con người theo vị trí tồn tại trong không gian thực, không gian bốn chiều, điều mà chúng tôi gọi là “không gian kinh dịch”. Từ đây, sẽ thấy sự quy cách hóa dự vận động và phát triển cảu các sự vật, hiện tượng, của con người để dự báo, dự đoán mà người xưa đã đưa ra. Sự quy cách hóa của người xưa trong Kinh dịch cho thấy, con người là môt jđại lượng đặt biệt trong Không gian bao la và bị chi phối bở Tọa Độ Không Giang và Tọa Độ Thời Gian trong suốt quá trình từ lúc sinh ra đến lúc cối đời. Chính các nhà Dịch học cổ xưa đã “đo” và “định tính” được Không Gian và Thời Gian để tìm ra trị số riêng của từng sự vật, từng con người, từng hiện tượng khi vướng vào một Không Gian cụ thể nào đó, để tìm ra những thông tin làm cơ sở cho sự báo, dự đoán.
Nội dung thứ hai của cuốn sách đề cập tới Bát Tự Hà Lạc, một hệ thống dự báo của Dịch Học, có quá trình xử lý thông tin về cuộc đời một con người tại một Tọa Độ Không Gian và Tọa Độ Thời Gian xác định trong Không Gian thực, Không Gian Kinh Dịch.
Bàn bề Kinh dịch thì vô cùng, trong cuốn sách này chỉ kỳ vọng phản ánh một điều: Nội dung Kinh Dịch thâm sây nhưng lại đơn giản, dễ hiểu và bất cứ ai có thể sử dụng Kinh Dịch theo những mục đích riêng trong nghiên cứu, trong đời sống hàng ngày.
MỤC LỤC
Lời nói đầu
Mở đầu
Phần thứ nhất: Không gian kinh dịch
Kinh dịch – Luận thuyết về vị trí con người trong không gian
Không gian kinh dịch – Không gian thực
Các đại lượng trong Không gian Kinh dịch
Phần thứ hai: Kinh dịch – Hệ thống xử lý thông tin
Thông tin trong Không gian kinh dịch
Hệ thống xử lý thông tin để dự báo trong Kinh dịch
Phần thứ ba: Bát tự hà lạc – Hệ thống xử lý thông tin để dự báo
Bát tự hà lạc – Phương thức xác định sự biến động theo chu kỳ của một đời người
Phương thức xử lý thông tin trong Bát Tự Hà Lạc
Lập mô hình (quẻ) dự báo theo Bát Tự Hà Lạc
Phần thứ tư: Phương phát dự báo trong Bát tự hà lạc
Mô hình hệ thống dự báo của Hà lạc
Phương thức dự báo trong Bát tự Hà lạc
Một số bài dự báo của người xưa
Dự báo từng sự kiện tức thời qua Bats Tự Hà Lạc
Phần thứ năm
Phản ảnh thông tin từ 64 quẻ trạng tháu Không gian và 384 Hào (Thời điểm)
Lịch tiết khí để tính Hóa Công từ 1932-2005
Đánh giá
There are no reviews yet