Mô tả
Giai Thoại Thiền
Từ trước đến nay, khi nhắc đến thiền, nhiều người thường nghĩ ngay đến một phương pháp tu tập của Phật giáo. Tuy nhiên, thực tế là thiền đã có trước cả khi Phật Thích Ca Mâu Ni ra đời. Thiền có nguồn gốc từ triết học Ấn Độ cổ đại, nó không chỉ xuất hiện trong Phật giáo mà còn có trong nhiều tôn giáo khác như Kitô giáo, Đạo giáo, Jaina giáo…
Có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về thiền, ví dụ như trong Phật giáo, thiền dùng để chỉ những pháp thực hành nhằm rèn luyện tâm. Trong yoga, thiền là một trạng thái tinh khiết và tập trung cao độ khi tâm trí xuôi chảy không gì ngăn trở, hoàn toàn đắm mình trong ý nghĩ về ý thức vũ trụ. Chính vì vậy nên trong yoga, thiền còn được gọi là Dhyana có nghĩa là “dòng chảy của tâm trí”.
Hoặc theo từ điển Cambridge, thiền định là hướng sự chú ý của mình vào một điều duy nhất và được dùng như một hành động tôn giáo hoặc một phương tiện để giúp lấy lại sự bình tĩnh và làm thư giãn cơ thể. Một định nghĩa khác lại cho rằng, thiền định là bất cứ hành động nào nhằm giữ sự chú ý một cách thoải mái vào giây phút hiện tại. Khi tâm an tịnh và chú ý vào giây phút hiện tại thì ta sẽ không còn có các phản ứng đối với các sự việc quá khứ hoặc tương lai, mà các sự việc trong quá khứ và tương lai là hai nguyên nhân chính đưa đến căng thẳng thần kinh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của chúng ta.
Nhìn chung, dù được diễn đạt rất khác nhau nhưng về bản chất, các định nghĩa về thiền đều cho thấy đây là phương pháp rèn luyện khả năng tập trung của con người, từ đó giúp con người trở nên bình tĩnh và lắng dịu để cảm nhận được sự bình an sâu thẳm.
Thiền cũng được chia thành nhiều loại hình khác nhau như thiền định, thiền quán… Trong đó, thiền định (samadhi) là phương pháp phổ thông nhất, thường được thực hiện bằng cách tập trung vào hơi thở hoặc một đối tượng cụ thể nào đó để làm dịu tâm trí, phát triển sự chú tâm và tĩnh lặng. Thông thường, khi nhắc đến thiền một cách chung chung thì tức là chúng ta đang nhắc đến thiền định.
Đánh giá
There are no reviews yet