Giải Mã Kỳ Môn Độn Giáp – Nguyễn Văn Liên

275.000 

Giải Mã Kỳ Môn Độn Giáp

Tác giả: Nguyễn Văn Liên

NXB Hồng Đức 2019

398 Trang

Mô tả

Giải Mã Kỳ Môn Độn Giáp

“Tam thức” là tên gọi chung để chỉ ba môn thuật số: “Kỳ môn”, “Thái ất” và “Lục nhâm”. Thuyết xưa cho rằng đây là ba môn “tuyệt học”, có thể “đoạt thiên địa tạo hóa”, nghĩa là có thể chỉ đạo người đời nắm vững quy luật của tự nhiên, vận dụng các yếu tố về thời gian, không gian, làm cho nó phát huy hết sức mạnh vô hình, tạo phúc cho thiên hạ.

Xét về nguồn gốc cả ba bộ môn trên đều bắt nguồn và có mối liên hệ mật thiết với “Kinh dịch”, nội dung mà cả ba môn đều chứa đựng khá đầy đủ tri thức về mọi mặt như: thiên văn, địa lý, toán học, binh pháp, lịch pháp, dân tục .v..v.. Nếu như “Lục nhâm” được các nhà thuật số học gọi là “Tam thức chi tối” tức môn học đứng đầu trong Tam thức; “Thái ất” được suy tôn là đạo học “Phò tá Quân Vương”; thì “Kỳ môn” được gọi là: “Cái học thuật của các bậc Đế Vương”. Trong phạm vi cuốn “Giải mã Kỳ môn Độn giáp” này xin độc giả cho phép chúng tôi đi sâu hơn vào thuật số “Kỳ môn Độn giáp”.

“Theo sử liệu Trung Hoa ghi chép thì Kỳ môn Độn giáp thành sách vào thời Chu,  tức là trong khoảng thời gian từ (1046 TCN) đến  (256 TCN). Về sau kinh qua các nhà quân sự, các chính trị gia, các nhân vật có tầm ảnh hưởng lớn trong Tam giáo: Nho giáo, Phật giáo, Đạo giáo chỉnh lý và bổ sung mới có thể trở thành một học thuyết”. (Trích từ cuốn:“Thiên thời – Địa lợi – Nhân hòa” của tác giả Bạch Huyết, tại trang 119, sách do nhà xuất bản Văn hóa ấn hành năm 2001).

Tuy nhiên trong cuốn “Kim hàm Ngọc kinh Kỳ môn Độn giáp” của tác giả Lưu Bá Ôn, (tại trang 16, sách do nhà xuất bản Thời đại ấn hành năm 2013).Các nhà thuật số Trung Hoa đã vô tình thừa nhận: “Người ta thường cho rằng Kỳ môn Niên gia thường lấy năm Giáp Tý thời Hoàng Đế hiệu Hùng Thị tại vị (năm – 2679 TCN) làm khởi đầu của Thượng nguyên Kỳ môn Độn giáp để suy đoán”. Như vậy có thể khẳng định rằng: Tổ tiên Việt của chúng ta mới chính là chủ nhân của “Tam thức” và đã sớm sử dụng thuật số “Kỳ môn Độn giáp” thức trước người Trung Hoa khoảng thời gian dài đến hơn cả ngàn năm. Ngoài ra chúng ta lại có thêm căn cứ để khẳng định rõ hơn về Triều đại Hùng Vương (Hoàng Đế hiệu Hùng Thị) là hoàn toàn có thật. Nhận thức đó của chúng tôi không ngoài mục đích tìm hiểu sâu sắc thêm về nguồn gốc và chân giá trị đích thực của thuật số “Kỳ môn”.

Thuật số “Kỳ môn” xưa được vận dụng khá triệt để trong lãnh vực quân sự. Ngoài ra cũng có thể vận dụng để chiêm đoán cho một số nội dung khác nữa. Như chiêm đoán vận mệnh, thi cử, cầu tài, quan lộc, xuất hành đi xa, thời tiết mưa nắng v.v… Mục đích chính hướng đến của “Kỳ môn” là phương pháp sáng tạo thời cơ có lợi, khống chế phương vị bất lợi để đạt được mục đích thành công. Người ta cho rằng: “Cơ hội không thể mất, thời gian không thể quay trở lại”. Sự cố gắng của thuật “Kỳ môn” tức là ở chỗ không để cơ hội bị mất. Bởi vậy mà nhiều ngàn năm qua, “Kỳ môn” được lưu truyền không dứt, nó được gắn liền với những câu truyện truyền thuyết về những “Bát quái trận đồ” thắng địch, thần diệu và bí ẩn. Có thể nói đó chính là sự biểu hiện khát vọng chiến thắng và sự minh chứng khả năng vận dụng thỏa đáng yếu tố không gian và thời gian của thuật số “Kỳ môn” xưa.

Sách viết về “Kỳ môn Độn giáp” từ xưa và đến nay in ấn ở ta không nhiều, chỉ có thể đếm trên đầu ngón tay. Ngoài mấy cuốn như “Giải nghĩa triết học phương Đông Kỳ môn Độn giáp” của Nguyễn Mạnh Bảo, sách do nhà xuất bản Lao động ấn hành năm 2006. Cuốn: “Kim hàm ngọc kinh Kỳ môn Độn giáp” của Lưu Bá Ôn, sách do nhà xuất Thời đại ấn hành năm 2013. Và cuốn “Tìm hiểu về văn hóa phương Đông Kỳ môn Độn giáp” của tác giả Đàm Liên, do nhà xuất bản Thời đại ấn hành năm 2010, thì khó có thể tìm thêm được cuốn nào khác. Ngoài ra nội dung các cuốn sách kể trên thấy rất khó có thể gợi mở để độc giả ham hiểu biết muốn khám phá, tìm tòi nội dung cốt lõi của môn thuật số này được thấu triệt.

Với mong muốn để các độc giả có thêm tài liệu nghiên cứu sâu hơn về bộ môn thuật số “Kỳ môn Độn giáp”. Môn thuật số được các học giả nghiên cứu chuyên sâu về văn hóa phương Đông và các nhà thuật số học gọi là “Cái học thuật của các bậc Đế Vương”. Sau nhiều năm khảo cứu và biên soạn, chúng tôi quyết định viết thành cuốn: “Giải mã Kỳ môn Độn giáp” gửi đến độc giả, để cùng nhau trao đổi và chia sẻ những tri thức quý báu của Tiền nhân Bách Việt xưa, cùng nhau kế thừa và phát huy giá trị đặc sắc văn hóa của dân tộc. Mặt khác chúng tôi cho rằng tri thức của Tiền nhân ngoài giá trị to lớn về văn hóa, ở phương diện nhất định nào đó vẫn mang tính thực dụng khá hiệu quả. Hơn thế việc giữ gìn và phát huy những giá trị to lớn bản sắc văn hóa dân tộc Việt cũng chính là nhiệm vụ của mỗi người trong chúng ta.

Do kiến thức hạn hẹp, trong quá trình biên soạn khó có thể tránh khỏi những hạn chế và xảy ra sai sót ở phương diện nào đó. Rất mong được các quý độc giả mở lòng lượng thứ cho chúng tôi. Xin chân thành cảm ơn !

                                                                        Hà Nội. Ngày 30 tháng 2 năm 2019.

                                                                                                Tác giả: Nguyễn Vân Liên

MỤC LỤC

KÌ MÔN ĐỘN GIÁP THỨCNguyễn Văn Liên

CHƯƠNG I: KỲ MÔN ĐỘN GIÁP THỨC

I. GiẢI NGHĨA KỲ MÔN –  ĐỘN GIÁP

  1. Kỳ môn.
  2. Độn giáp.

II. THỂ THỨC TẠO LẬP KỲ MÔN – ĐỘN GIÁP THỨC

A – THỂ THỨC TẠO LẬP BÀN THỨC

  1. Địa bàn.
  2. Nhân bàn.
  3. Thiên bàn.
  4. Thần bàn.

B – LỤC NGHI – TAM KỲ. DIỄN SỐ KỲ MÔN

  1. Lục nghi – Tam kỳ.
  2. Diễn số Lục nghi – Tam kỳ.

III. XÁC ĐỊNH CÁC YẾU TỐ VỀ THỜI GIAN

  1. Xác định thời gian thuộc Âm độn và dương độn.
  2. Tiết khí – Tam nguyên – Cục số.
  3. Phù đầu Tam nguyên.
  4. Siêu thần – Tiếp khí – Chính thụ.
  5. Phép đặt nhuận.

IV. TRỰC PHÙ – TRỰC SỬ

  1. Trực Phù
  2.  Trực Sử.

V.  NGUYÊN LÝ CHUYỂN ĐỘNG

  1. Chuyển động Thiên bàn.
  2. Chuyển động Nhân bàn.
  3. Chuyển động Thần bàn.

VI. PHÂN LOẠI KỲ MÔN

  1. Kỳ môn năm (Niên gia).
  2. Kỳ môn tháng (Nguyệt gia).
  3. Kỳ môn ngày (Nhật gia).
  4. Kỳ môn giờ (Thời gia).

 

CHƯƠNG II: NỘI DUNG TỐI YẾU CỦA KỲ MÔN ĐỘN GIÁP THỨC.           BÀI YÊN BA ĐIẾU TẨU CA

I. NGUYÊN VĂN BÀI QUYẾT YẾU YÊN BA ĐIẾU TẨU CAII. DỊCH NGHĨAVÀ GIẢI THÍCH BÀI CA ÔNG LÃO BUÔNG CÂU TRÊN KHÓI SÓNG

CHƯƠNG III: MỘT  SỐ CÁCH CỤC CÁT LỢI TRONG KỲ MÔN

I. NGŨ GIẢ CÁCH

  1. Thiên giả.
  2. Địa giả.
  3. Nhân giả.
  4. Thần giả.
  5. Quỷ giả.

II. TAM TRÁ CÁCH

  1. Chân trá.
  2. Trọng trá.
  3. Hưu trá.

III. CỬU ĐỘN CÁT CÁCH

  1. Thiên độn.
  2. Địa độn.
  3. Nhân độn.
  4. Phong độn.
  5. Vân độn.
  6. Long độn.
  7. Hổ độn.
  8. Thần độn.
  9. Quỷ độn.

IV. QUÝ NHÂN THĂNG ĐIỆN CÁT CÁCH

  1. Nhật xuất Phù tang cách.
  2. Nguyệt chiếu Đoan môn cách.
  3. Đinh kiến Tây phương cách.
  4. Tam kỳ thượng môn cách.
  5. Tam kỳ chuyên sử cách.
  6. Ngọc nữ thủ môn cách.
  7. Giao thái cách.
  8. Thiên ngộ Văn xương cách.
  9. Tam kỳ hợp lợi cách.
  10.  Thiên Phù thời cách.
  11.  Thanh Long hồi thủ cách.
  12.  Phi điểu điệt huyệt cách.
  13.  Tước hàm hoa cách.
  14.  Tam kỳ đắc sử cách.

 

CHƯƠNG IV: MỘT SỐ CÁCH CỤC XẤU TRONG KỲ MÔN

  1. Bội cách.
  2. Thiên võng Tứ trương cách.
  3. Địa võng giả cách.
  4. Cao cách.
  5. Đê cách.
  6. Phục cung cách.
  7. Phi cung cách.
  8. Thời mộ cách.
  9. Bức – Chế – Hòa – Nghĩa cách.
  10.  Nhị long tương tỷ cách.
  11.  Thanh long thụ khốn cách.
  12.  Hỏa phi thủy địa cách.
  13.  Mộc nhập Kim hương cách.
  14.  Hỏa lâm Kim vị cách.
  15.  Kim phách Mộc lâm cách.
  16.  Mộc lại khắc Thổ cách.
  17.  Phụ Can cách.
  18.  Phi Can cách.
  19. Phục ngâm cách.
  20.  Phản ngâm cách.
  21.  Kỳ Mộ cách.
  22.  Tam kỳ Hình cách.
  23.  Tam kỳ thụ chế cách.
  24.  Ngũ bất ngộ thời cách.
  25.  Địa la chiêm táng cách.
  26.  Tuế cách.
  27.  Nguyệt cách.
  28.  Nhật cách.
  29.  Thời cách.
  30.  Đại cách.
  31.  Tiểu cách.
  32.  Hình cách.
  33.  Bội cách.
  34.  Thanh Long đào tẩu cách.
  35.  Bạch Hổ xương cuồng cách.
  36.  Chu Tước đầu giang cách.
  37.  Đằng Xà yêu kiều cách.
  38.  Huỳnh nhập Thái bạch cách.
  39.  Thái bạch nhập Huỳnh cách.

 

CHƯƠNG V: LUẬN TAM KỲ ẤT – BÍNH – ĐINH

  1. Tam kỳ hợp với Tam cát môn: Khai – Hưu – Sinh.
  2. Tam kỳ nhập mộ.
  3. Tam kỳ tọa cung khắc ứng cát, hung.

 

 

CHƯƠNG VI: LUẬN SỰ KHẮC ỨNG CỦA 10 THIÊN CAN

  1. Khắc ứng của Lục Mậu với Lục Nghi – Tam kỳ.
  2. Khắc ứng của Lục Ất với Lục Nghi – Tam kỳ.
  3. Khắc ứng của Lục Bính với Lục Nghi – Tam kỳ.
  4. Khắc ứng của Lục Đinh với Lục Nghi – Tam kỳ.
  5. Khắc ứng của Lục Kỷ với Lục Nghi – Tam kỳ.
  6. Khắc ứng của Lục Canh với Lục Nghi – Tam kỳ.
  7. Khắc ứng của Lục Tân với Lục Nghi – Tam kỳ.
  8. Khắc ứng của Lục Nhâm với Lục Nghi – Tam kỳ.
  9. Khắc ứng của Lục Quý với Lục Nghi – Tam kỳ.
  10.  Thời Giáp, Lục Giáp trên Thiên bàn khắc ứng cát, hung.
  11.  Phương pháp khắc ứng của 10 Thiên Can.

 

CHƯƠNG VII: TÍNH CHẤT CÁT HUNG CỦA CỬU TINH VÀ CỬU TINH TRỰC THỜI KHẮC ỨNG

I. TÍNH CHẤT CÁT HUNG CỦA CỬU TINH

  1. Sao Thiên Bồng.
  2. Sao Thiên Nhuế.
  3. Sao Thiên Xung.
  4. Sao Thiên Phụ.
  5. Sao Thiên Cầm.
  6. Sao Thiên Tâm.
  7. Sao Thiên Trụ.
  8. Sao Thiên Nhậm.
  9. Sao Thiên Anh.

II. CỬU TINH TRỰC THỜI KHẮC ỨNG

  1. Sao Thiên Bồng trực thời khắc ứng.
  2. Sao Thiên Nhuế  trực thời khắc ứng.
  3. Sao Thiên Xung trực thời khắc ứng.
  4. Sao Thiên Phụ trực thời khắc ứng.
  5. Sao Thiên Cầm trực thời khắc ứng.
  6. Sao Thiên Tâm trực thời khắc ứng.
  7. Sao Thiên Trụ trực thời khắc ứng.
  8. Sao Thiên Nhậm trực thời khắc ứng.
  9. Sao Thiên Anh trực thời khắc ứng.

 

CHƯƠNG VIII: TÍNH CHẤT CÁT HUNG CỦA BÁT MÔN VÀ SỰ KHẮC ỨNG

I. TÍNH CHẤT CÁT HUNG CỦA BÁT MÔN

  1. Khai môn.
  2. Hưu môn.
  3. Sinh môn.
  4. Thương môn.
  5. Đỗ môn.
  6. Cảnh môn.
  7. Tử môn.
  8. Kinh môn.

II. BÁT MÔN KHẮC ỨNG CÁT HUNG

  1. Khai môn.
  2. Hưu môn.
  3. Sinh môn.
  4. Thương môn.
  5. Đỗ môn.
  6. Cảnh môn.
  7. Tử môn.
  8. Kinh môn.

III. BÁT MÔN BỨC CHẾ CÁT HUNG

 

CHƯƠNG IX: CÁT HUNG CỦA CỬU THẦN VÀ CỬU THẦN HỘI MÔN KHẮC ỨNG

I. TÍNH CHẤT CÁT HUNG CỦA CỬU THẦN

  1. Trực Phù (Thiên Ất).
  2. Đằng Xà.
  3. Thái Âm.
  4. Lục Hợp.
  5. Bạch Hổ
  6. Chu Tước.
  7. Câu Trận.
  8. Huyền Vũ.
  9. Cửu Địa.
  10.  Cửu Thiên.

B. CỬU THẦN HỘI MÔN KHẮC ỨNG

  1. Trực Phù (Thiên Ất).
  2. Đằng Xà.
  3. Thái Âm.
  4. Lục Hợp.
  5. Bạch Hổ (Câu Trần).
  6.  Huyền Vũ (Chu Tước).
  7. Cửu Địa.
  8. Cửu Thiên.

C. PHÉP SUY VẬT LOẠI ỨNG VỚI CỬU THẦN

 

CHƯƠNG X: HỆ THỐNG THẦN SÁT SỬ DỤNG TRONG KỲ MÔN

I. NGUYỆT THẦN

  1. Thiên Đức.
  2. Nguyệt Đức.
  3. Thiên Đức Hợp.
  4. Nguyệt Đức Hợp.
  5.  Thiên Xá.
  6. Nguyệt Ân.
  7. Nguyệt Kiến.
  8. Nguyệt Tướng.
  9. Nguyệt Yếm – Địa Hỏa.
  10.  Thiên Phúc.
  11.  Thiên Hỷ.
  12.  Vãng Vong.
  13.  Kiếp Sát.
  14.  Tai Sát.
  15.  Nguyệt Sát.
  16.  Nguyệt Hại.
  17.  Hoàng Ân.
  18.  Dịch Mã.
  19.  Thiên Quý.
  20.  12 Thần Kiến trừ.
  21.  12 Thần Hoàng đạo – Hắc đạo.

II. NHẬT THẦN

  1. Ngày Phục đoạn.
  2. Ngày Trùng tang.
  3. Ngày Thập ác – Đại bại.
  4. Ngày Bảo – Nghĩa – Chế – Chuyên – Phạt.
  5. Ngày Tứ ly – Tứ tuyệt.
  6. 4 ngày nghịch.
  7. 4 ngày thuận.

III. THỜI THẦN

  1. Năm giờ dương – Năm giờ âm có lợi cho việc xuất binh.
  2. Giờ Uy Đức xuất binh cát hung.
  3. Giờ Thiên Phù.
  4. Giờ Thiên Ất quý nhân.
  5. Giờ Nhật Lộc.
  6. Giờ Ngũ bất ngộ.
  7. Giờ Thiên phiền – Địa chuyển
  8. Triệt lộ không vong.
  9. Định cục giờ Thái xinh – Thiên Mã.

IV. THẦN SÁT PHƯƠNG VỊ

  1. Phương vị Thanh long.
  2. Phương vị Thiên mục – Địa nhĩ.
  3. Phương vị Thiên môn.
  4. Phương vị Địa hộ.
  5. Phương vị Hoa cái.
  6. Phương vị Địa binh.
  7. Phượng vị Lôi công.
  8. Phương Đình đình và Bạch gian.
  9. Phương vị Thiên mã.
  10.  Phương vị Hỷ thần.
  11.  Phương Tam đức.

 

CHƯƠNG XI: NGUYÊN TẮC CHUNG KHI CHIÊM VIỆC BẰNG KỲ MÔN – ĐỘN GIÁP

  1. Luận chủ khách.
  2. Độn giáp lợi chủ
  3. Độn giáp lợi khách.
  4. Tổng thuật ứng dụng của Kỳ môn – Độn giáp.

 

CHƯƠNG XII: KỲ MÔN ỨNG DỤNG TRONG BINH PHÁP

I. LUẬN  CÁC YẾU TỐ KHI XEM VỀ VIỆC BINH

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù
  3. Luận Trực Sử.
  4. Luận 10 Thiên Can.
  5. Luận Cửu Tinh
  6. Luận Cửu cung.
  7. Luận môn hộ.
  8. Luận Tam Giáp.
  9. Luận cách cục cát hung.

II. MỘT SỐ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC BINH

  1. Dự đoán việc đánh chiếm, trấn giữ thành trì.
  2. Dự đoán phương tiến lui của địch.
  3. Dự đoán việc trấn giữ thành trì.
  4. Dự đoán thắng bại.
  5. Xem tình trạng thực hư của bên địch.
  6. Xem có phục binh địch hay không?
  7. Phép yên doanh.
  8. Phép đóng quân ở Thanh Long.
  9. Xem tin tức địch ở nơi xa?
  10.  Xem văn kiện gửi đi được trả lời nhanh hay chậm.
  11.  Xem giặc đến gần thành có thể ở lại được không?
  12.  Xem viện binh có đến không?
  13.  Phép Cô Hư đánh thắng địch.
  14.  Phương pháp đánh thắng địch.
  15.  Ứng phó khi lâm vào cảnh hiểm nguy.
  16.  Đánh sau lưng địch.
  17.  Ba cung thắng địch.
  18.  Năm cung không thể kích địch.
  19.  Phép hành binh dùng Thiên Cương.
  20.  Phép xem mê lộ.
  21.  Phép qua sông.
  22.  Cướp lương, tìm nước.
  23.  Đột phá vòng vây.
  24.  Rút quân thắng địch.
  25.  28 tú và sự thay đổi về thời tiết.

 

CHƯƠNG XIII: ỨNG DỤNG CỦA GIÓ VÀ KHÍ VÀO VIỆC BINH

  1. Vòng 60 Giáp Tý chia theo Ngũ âm.
  2. Ngũ âm đại điện và 12 Thần phối Ngũ âm.
  3. Ngũ âm và phạm vi gió thổi gần xa.
  4. Gió Ngũ âm điềm báo cát hung.
  5. Sắc gió điềm báo cát hung.
  6. Định chủ khách, luận thắng thua.
  7. Ngày Nạp âm và gió thổi từ 12 phương vị Địa Chi Thần cát hung.
  8. Nguyên tắc chung cần tuân thủ khi chiêm về gió.
  9. Khí mây mãnh tướng.
  10.  Khí mây phục binh.
  11.  Khi mây âm mưu.
  12.  Khí mây thắng trận.
  13.  Khí mây bại trận.

 

CHƯƠNG XIV: KỲ MÔN ĐỘN GIÁP THẦN PHÙ VÀ PHÉP TẮC

I. LỤC GIÁP THẦN PHÙ

  1. Lục Giáp lợi dụng.
  2. Thần và Phù Thần Lục Giáp.
  3. Phép vẽ và sử dụng Phù Thần Lục Giáp.

II. LỤC ĐINH THẦN PHÙ

  1. Thần và Phù Thần Lục Đinh.
  2. Phép vẽ và sử dụng.

III. THẦN CHÚ TAM KỲ

  1.  Thần chú Đinh kỳ.
  2. Thần chú Ất kỳ.
  3. Thần chú Bính kỳ.
  4. Thần chú Tam kỳ – Tam cát môn.

IV. THẦN CHÚ CÔ HƯ

V. PHÉP KỲ MÔN PHI ĐẨU

  1. Vũ bộ và thủ quyết.
  2. Thần và chú bộ Đẩu.

VI. PHÉP CHÂN NHÂN BẾ LỤC MẬU

VII. PHÉP THIÊN CƯƠNG BỘ ĐẨU

VIII. PHÉP DIỆU DỤNG CHẾ THẮNG

IX. PHÉP XUẤT HÀNH HÔ THẦN VÀO THÁI ÂM

X. PHÉP HÔ THẦN LỤC GIÁP MÔN HỘ

XI. PHÉP DẤU THÂN

XII. CHÍN SỐ TIÊN CỦA QUỶ CỐC TỬ

  1. Phép tính toán.
  2. Phép suy luận.

XIII. ĐƠN VỊ ĐO LƯỜNG THỜI CỔ ĐẠI

  1.  Đơn vị đo độ dài.
  2. Đơn vị đo diện tích.
  3. Đơn vị đo thể tích.
  4. Đơn vị đo trọng lượng.

 

CHƯƠNG XV: KÌ MÔN ỨNG DỤNG XEM VẬN MỆNH

I. DỰ KIỆN TIÊN QUYẾT KHI XEM VẬN MỆNH

II. LUẬN CÁC YẾU TỐ KHI XEM VẬN MỆNH

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù.
  3. Luận Trực Sử.
  4. Luận 10 Thiên Can.
  5. Luận Cửu Tinh.
  6. Luận Cửu cung.
  7. Luận môn hộ.
  8. Luận Tam Giáp.
  9. Luận cách cục cát, hung.

III. XEM MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN VẬN MỆNH

  1. Xem đời người quý tiện.
  2. Dùng Cửu Tinh và cách cục cát hung luận mệnh.
  3. Xem mệnh thọ yểu.
  4. Xem niên mệnh cát hung.

 

CHƯƠNG XVI: KỲ MÔN ỨNG DỤNG XEM VIỆC THI CỬ

I. LUẬN CÁC YẾU TỐ KHI XEM VIỆC THI CỬ

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù.
  3. Luận Cửu Thần.
  4. Luận 10 Thiên Can.
  5. Luận Cửu Tinh.
  6. Luận Cửu cung.
  7. Luận môn hộ. Luận Tam Giáp.
  8. Luận cách cục cát hung.

II. XEM MỘT SỐ NỘI DUNG LIÊN QUAN ĐẾN THI CỬ

  1. Xem việc thi cử.
  2. Xem thứ bậc thi đỗ cao thấp.
  3. Xem thi cử đỗ đạt và tiến cử.
  4. Xem thi cao học đỗ đạt (thi điện).

 

CHƯƠNG XVII: KỲ MÔN ỨNG DỤNG XEM VIỆC CẦU TÀI

I. LUẬN CÁC YẾU TỐ KHI XEM CẦU TÀI

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù.
  3. Luận Trực Sử.
  4. Luận 10 Thiên Can.
  5. Luận Cửu Tinh.
  6. Luận Cửu cung.
  7. Luận môn hộ.
  8. Luận Tam Giáp.
  9. Luận cách cục cát hung.

II. XEM MỘT SỐ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC CẦU TÀI

  1. Xem khai trương cửa hàng.
  2. Xem mở quán đoán chủ, khách cát hung.
  3. Xem hợp tác cầu tài.
  4. Xem hàng hóa trao đổi cầu tài.
  5. Xem cầu tài có xứng ý hay không?
  6. Xem vay mượn tiền.
  7. Xem đòi nợ (1).
  8. Xem đòi nợ (2).
  9. Xem đòi nợ (3).

 

 

 

CHƯƠNG XVIII: KỲ MÔN ỨNG DỤNG XEM VIỆC QUAN LỘC

I. LUẬN CÁC YẾU TỐ KHI XEM VIỆC QUAN LỘC

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù.
  3. Luận Trực Sử.
  4. Luận 10 Thiên Can.
  5. Luận Cửu Tinh.
  6. Luận Cửu cung.
  7. Luận môn hộ.
  8. Luận Tam Giáp.
  9. Luận cách cục cát hung.

II. XEM MỘT SỐ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN QUAN LỘC

  1. Xem yết kiến quý nhân.
  2. Xem việc triều kiến tiến cử.
  3. Xem cầu người cất nhắc.
  4. Xem việc thăng chức.
  5. Xem việc giáng chức, điều chuyển.
  6. Xem việc nhậm chức làm quan.
  7. Xem phương nhậm chức.
  8. Xem nghỉ việc.
  9. Xem xin việc.

 

CHƯƠNG XIX: KỲ MÔN ỨNG DỤNG XEM VIỆC KIỆN TỤNG

I. LUẬN CÁC YẾU TỐ KHI XEM VIỆC KIỆN TỤNG

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù.
  3. Luận Trực Sử.
  4. Luận 10 Thiên Can.
  5. Luạn Cửu Thần
  6. Luận Cửu Tinh.
  7. Luận Cửu cung.
  8. Luận môn hộ.
  9. Luận Tam Giáp.
  10. Luận cách cục cát hung.

II. XEM MỘT SỐ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC KIỆN TỤNG

  1. Xem đơn kiện có được thụ lý hay không?
  2. Xem việc thưa kiện thắng thua.
  3. Xem xét xử kiện tụng có được lý hay không?
  4. Xem tội nặng nhẹ.
  5. Xem bị cầm tù.

 

 

CHƯƠNG XX: KỲ MÔN ỨNG DỤNG XEM VIỆC XUẤT HÀNH

I. LUẬN CÁC YẾU TỐ KHI XEM VIỆC XUẤT HÀNH

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù.
  3. Luận Trực Sử.
  4. Luận 10 Thiên can
  5. Luận cách cục cát hung.

II. XEM MỘT SỐ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN VIỆC XUẤT HÀNH

  1. Xem xuất hành.
  2. Xem xuất hành đi xa bằng đường thủy, bộ cát hung.
  3. Xem lánh nạn.

 

CHƯƠNG XXI: KỲ MÔN ỨNG DỤNG XEM NGƯỜI ĐI XA

I. LUẬN CÁC YẾU TỐ KHI XEM NGƯỜI Ở NƠI XA

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù
  3. Luận Trực Sử
  4. Luận 10 Thiên Can.
  5. Luận Cửu Tinh
  6. Luận Cửu cung.
  7. Luận môn hộ.
  8. Luận Tam Giáp.
  9. Luận cách cục cát hung.

II. XEM MỘT SỐ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN NGƯỜI Ở PHƯƠNG XA

  1. Xem người đi xa hiện đang ở xa hay gần?
  2. Xem người đi xa, hiện tại có được yên ổn hay không.
  3. Người ở xa xem người ở nhà có được bình an hay không?
  4. Xem người đi xa định ngày trở về.
  5. Xem người đi xa ngày nào trở về.

 

CHƯƠNG XXII: KỲ MÔN ỨNG DỤNG XEM VIỆC NHÀ CỬA

I. LUẬN CÁC YẾU TỐ KHI XEM VIỆC NHÀ CỬA

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù.
  3. Luận Trực Sử
  4. Luận 10 Thiên Can.
  5. Luận Cửu Tinh.
  6. Luận Cửu cung
  7. Luận Cửu Thần.
  8. Luận cách cục cát hung.

II. XEM MUA BÁN NHÀ CỬA

 

CHƯƠNG XXIII: KỲ MÔN ỨNG DỤNG XEM BỆNH TẬT

I. LUẬN CÁC YẾU TỐ KHI XEM BỆNH TẬT

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù.
  3. Luận Trực Sử
  4. Luận 10 Thiên Can.
  5. Luận Cửu Tinh.
  6. Luận Cửu cung.
  7. Luận môn hộ
  8. Luận Tam Giáp
  9. Luận cách cục cát hung.

II. XEM MỘT SỐ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN BỆNH TẬT

  1. Xem vùng bệnh và chứng bệnh gì?
  2. Xem cát hung của bệnh tình.
  3. Xem mời thày chữa bệnh.
  4. Xem ngày khỏi bệnh.

 

CHƯƠNG XXIV: KỲ MÔN ỨNG DỤNG XEM VIỆC SINH ĐẺ

I. LUẬN CÁC YẾU TỐ KHI XEM VIỆC SINH ĐẺ

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù.
  3. Luận Trực Sử
  4. Luận 10 Thiên Can.
  5. Luận Cửu Tinh.
  6. Luận Cửu cung.
  7. Luận môn hộ.
  8. Luận Tam Giáp.
  9. Luận cách cục cát hung.

II. XEM MỘT SỐ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN SINH ĐẺ

  1. Xem đẻ nhanh chậm cát hung.
  2. Xem giới tính thai nhi.
  3. Xem trẻ sơ sinh thọ yểu.

 

CHƯƠNG XXV: KỲ MÔN ỨNG DỤNG XEM VIỆC HÔN NHÂN

I. LUẬN CÁC YẾU TỐ KHI XEM VIỆC HÔN NHÂN

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù.
  3. Luận Trực Sử
  4. Luận 10 Thiên Can.
  5. Luận Cửu Tinh.
  6. Luận Cửu cung.
  7. Luận môn hộ.
  8. Luận Tam Giáp.
  9. Luận cách cục cát hung.

II. XEM MỘT SỐ VIỆC LIÊN QUAN ĐẾN HÔN NHÂN

  1. Xem chọn thê thiếp.
  2. Xem hôn nhân.

 

CHƯƠNG XXVI: KỲ MÔN ỨNG DỤNG XEM VIỆC MAI TÁNG

I. LUẬN GIẢI CÁC YẾU TỐ KHI XEM VIỆC MAI TÁNG

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù.
  3. Luận Trực Sử.
  4. Luận 10 Thiên Can.
  5. Luận Cửu Tinh.
  6. Luận Cửu cung.
  7. Luận môn hộ.
  8. Luận Tam Giáp.
  9. Luận Cách cục cát hung.

II. DÙNG TỬ MÔN XEM MỘ PHẦN CÁT HUNG

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù.
  3. Luận Trực Sử.
  4. Luận 10 Thiên Can.
  5. Luận Cửu Tinh.
  6. Luận Cửu cung.
  7. Luận môn hộ.
  8. Luận Tam Giáp.
  9. Luận Cách cục cát hung.

 

CHƯƠNG XXVII: KỲ MÔN ỨNG DỤNG XEM TÌNH HÌNH THỜI TIẾT

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù.
  3. Luận Trực Sử.
  4. Luận 10 Thiên Can.
  5. Luận Cửu Tinh.
  6. Luận Cửu cung.
  7. Luận môn hộ.
  8. Luận Tam Giáp
  9. Luận Cách cục cát hung.

 

CHƯƠNG XXVIII: KỲ MÔN ỨNG DỤNG XEM VIỆC NÔNG NGHIỆP

  1. Luận Can Chi.
  2. Luận Trực Phù.
  3. Luận Trực Sử
  4. Luận 10 Thiên Can
  5. Luận Cửu Tinh
  6. Luận Cửu cung
  7. Luận môn hộ
  8. Luận Tam Giáp
  9. Luận Cách cục cát hung

 

CHƯƠNG XXIX: KÌ MÔN ỨNG DỤNG XEM MỘT SỐ VIỆC KHÁC

  1. Xem vật bị mất.
  2. Xem kẻ lấy trộm
  3. Xem việc bắt gian tặc.
  4. Xem yêu quái ở phương nào.

 

CHƯƠNG XXX: KỲ MÔN NHẬT GIA

I. NHỮNG ĐIỂM TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA KỲ MÔN NHẬT GIA VÀ KỲ MÔN THỜI GIA

II. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN ĐỂ BỐ TRÍ BÀN CỤC

  1. Bát tiết.
  2. Tam Kỳ.
  3. Phương pháp tính toán.

III. SIÊU THẦN TIẾP KHÍ

  1. Siêu thần.
  2. Tiếp khí.

IV. PHƯƠNG PHÁP  PHI CUNG VÀ CÁCH TÍNH CUNG TỌA CỦA CỬU TINH NHẬT GIA

  1. Phương pháp phi cung.
  2. Cách tính cung tọa lạc.

V. PHƯƠNG PHÁP TÍNH TOÁN VÀ SẮP XẾP BÁT MÔN

VI. TÍNH CHÂT CÁT HUNG CỦA CỬU TINH NHẬT GIA

  1. Thái Ất (Thủy Thần).
  2. Nhiếp Đề (Thổ Thần).
  3. Hiên Viên (Thủy Thần).
  4. Chiêu Dao (Mộc Thần).
  5. Thiên Phù (Thổ Thần).
  6. Thanh Long (Kim Thần)
  7. Hàm Trì (Kim Thần).
  8. Thái Âm (Thổ Thần).
  9. Thiên Ất (Hỏa Thần).

VII. BÁT MÔN CÁT HUNG CỦA KỲ MÔN NHẬT GIA

  1. Hưu môn ( Thủy Thần Tham Lang).
  2. Sinh môn ( Thổ Thần Tả Phù).
  3. Thương môn ( Mộc Thần Lộc Tồn).
  4. Đỗ môn. ( Mộc Thần Văn Khúc).
  5. Cảnh môn ( Hỏa Thần Liêm Trinh).
  6. Tử môn ( Thổ Thần Cự Môn).
  7. Kinh môn ( Kim Thần Phá Quân).
  8. Khai môn ( Kim Thần Vũ Khúc).

VII. NGUYÊN TẮC SUY ĐOÁN TAM CÁT MÔN GẶP CỬU TINH

VIII. BÁT MÔN DỤNG VIỆC

IX. CỬU TINH DỤNG VIỆC

VIII. BẢNG TÍNH SẴN BÁT TIẾT – TAM KỲ – VÒNG LỤC THẬP HOA GIÁP TÝ

Giải Mã Kỳ Môn Độn Giáp
Giải Mã Kỳ Môn Độn Giáp

Đánh giá

There are no reviews yet

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.