Mô tả
Đường Vào Hiện Sinh – Jiddu Krishnamurti (Phần Cuối)
Jiddu Krishnamruti sinh năm 1895 tại Ấn Độ, ở độ tuổi 13 được Hội Thông Thiên Học nhận về và xem ông là phương tiện truyền bá chân lý cho bậc “đạo sư của thế giới” mà sự sắp xuất hiện của ngài đã luôn được họ công bố. Krishnamurti nhanh chóng nổi bật là một bậc đạo sư có quyền lực, không thoả hiệp và không thể xếp loại, vì những cuộc nói chuyện và tác phẩm của ông không hề có liên kết gì với bất kỳ tôn giáo cá biệt nào và cũng không thuộc về Đông phương hay Tây phương mà là cho toàn thể thế giới. Kiên quyết chối từ hình ảnh cứu thế, năm 1929 ông đột ngột giải tán tổ chức lớn lao có nhiều tiền bạc được tạo dựng xung quanh ông và tuyên bố chân lý là một “lãnh địa không có đường vào” mà không một tôn giáo, triết học hay tông phái chính thức nào có thể tiếp cận đến được.
Trọn phần còn lại của đời minh, Krishnamurti khăng khăng nhất mực bác bỏ địa vị đạo sư mà người ta đã cố gán cho ông. Ông vẫn tiếp tục thu hút thính giả đông đảo khắp thế giới nhưng không hề đòi hỏi quyền lực nào, không hề muốn có đệ tử, và luôn luôn nói chuyện như là một cá nhân với một cá nhân. Cốt lõi giáo lý của ông là sự nhận thức rõ ràng rằng những cuộc thay đổi nền tảng trong xã hội có thể được phát sinh chỉ bởi một sự chuyển hoá thức tâm cá nhân. Sự cần thiết phải có sự tự tri và tự thấu hiểu chính mình những ảnh hưởng có tính giới hạn, chia rẽ của những quy định tôn giáo và quốc gia không ngừng được nhấn mạnh.
Krishnamurti đã luôn luôn vạch ra cho thấy sự mở rộng tâm hồn, vì “khoảng không bao la trong trí não đó sẽ có thứ năng lực không thể tưởng được”. Điều này dường như đã là suối nguồn cảm hứng sáng tạo của riêng ông và là chìa khoá cho ảnh hưởng của ông đối với một công chúng rộng lớn đa dạng như thế.
Krishamurti tiếp tục nói chuyện khắp nơi trên thế giới cho đến khi ông mất năm 1986 ở tuổi 90. Những cuộc nói chuyện và đàm thoại, những bài viết, nhật ký và thư từ của ông đã được lưu trữ giữ gìn trong 60 quyển sách và hàng trăm băng đĩa. Quyển sách này được kết tập từ khối lượng giáo lý đồ sộ đó, đặc biệt thích hợp và khẩn thiết cho cuộc sống hằng ngày của chúng ta.
(Trích lời nói đầu)
Mục lục:
- Lời nói đầu – Phải chăng tư duy bắt đầu bằng những kết luận
- Tự tri hay tự kỉ ám thị
- Có thể biết được điều gì đem lại lợi ích cho nhân dân?
- Khoái lạc, thói quen và sự giản dị
- Quy định và thôi thúc được tự do
- Vấn đề tìm kiếm
- Không có người tư duy, chỉ có sự tư duy bị quy định
- Tại sao việc đó lại xảy đến cho chúng tôi?
- Sống, chết và cuộc tồn sinh
- Sự suy đồi của thức tâm
- Ngọn lửa bất mãn
- Để thay đổi xã hội bản phải thoát ra khỏi nó
- Sự manh mún của con người làm cho con người khốn đốn
- Sự ngạo nghễ của kiến thức
- Mục đích của cuộc sống là gì?
- Không có thiện tâm và tình yêu người ta không có giáo dục
- Câm thù và bạo động
- Tại sao tôi lại không sáng tỏ?
- Cải cách cách mạng và sự tìm kiếm thượng đế
- Đứa bé ồn ào và tâm trí yên lặng
- Nơi nào có sự chú tâm nơi đó có thực tại hiển lộ
- Tư lợi làm mục rữa tâm trí
- Tầm quan trọng của sự thay đổi
- Sự giết chóc
- Thông minh là đơn giản
- Rối loạn và xác tín
- Sự chú tâm không có động cơ
- Cuộc du hành trên vùng biển chưa được thám hiểm
- Sự đơn độc bên kia nỗi cô đơn
- Tại sao ông lại giải tán hội Ngôi Sao của ông
- Tình yêu là gì?
- Sự tìm kiếm và trạng thái tìm kiếm
- Tại sao các kinh điển lại lên án ham muốn?
- Có thể tâm linh hóa chính trị được không?
- Tỉnh thức và sự chấm dứt mộng tưởng
- Nghiêm túc có nghĩa là gì?
- Có cái gì là thường tồn không?
- Tại sao lại có sự thôi thúc chiếm hữu này?
- Tôi phải làm gì?
- Hoạt động manh mún và hành động toàn nguyên
- Thời gian, thói quen và lý tưởng
- Có thể tìm kiếm thượng đế qua tôn giáo có tổ chức không?
- Khổ hạnh và bản thể toàn nguyên
- Đau khổ vì tự thương thân xót phận
- Tính chất của sự đơn giản
Đánh giá
There are no reviews yet