Mô tả
Đạo Mẫu Việt Nam
Sách nói về những vấn đề chung về đạo mẫu, mẫu tam phủ, tứ phủ ở miền Bắc, thờ mẫu ở miền Trung, ở Nam Bộ. Thờ mẫu, hệ giá trị văn hóa Việt Nam.Đạo mẫu tôn thờ Mẫu (Mẹ) với tư cách là vị thần tối cao, có quyền năng sáng tạo, cai quản, phù trợ cho con người, mang lại sức khỏe, tài lộc trong đời sống trần gian. Đạo mẫu hướng con người về cõi sống chứ không phải là linh hồn, cõi chết. Đạo mẫu có từ lâu đời, nhưng phải tới thế kỷ XVI trở đi, trên cơ sở tục thờ Nữ thần, Mẫu thần, nó phát triển thành Mẫu Tam phủ, Tứ phủ với Thánh Mẫu Liễu Hạnh là thần chủ. Trong xã hội hiện tại, với kinh tế thị trường và xã hội đô thị, Đạo mẫu đổi mới, trẻ hóa, hòa nhập vào dòng chảy đời sống xã hội hiện đại.
Mục lục:
Phần I: Đạo mẫu – Những vấn đề chung
Phần II: Mẫu tam phủ, tứ phủ ở miền Bắc
Phần III: Thờ mẫu ở miền Trung
Phần IV: Thờ mẫu ở Nam bộ
Phần V: Thờ mẫu, hệ giá trị văn hóa Việt Nam
Phần VI: Một số tư liệu văn bản về đạo mẫu và lên đồng
- Vân Cát Thần Nữ
- Liễu Hạnh Công Chúa Diễn Âm
- Vân Cát Thần Nữ Cố Lục Diễn Âm
- Tiến Phả Dịch Lục
- Chiến tranh chống Liễu Hạnh
- Sự tích Công Chúa Liễu Hạnh
- Một số văn bản bài văn chầu, bài hát văn chầu ở Huế
- Một số bài thơ Giáng Bút
Đánh giá
There are no reviews yet