Đại Nam Thực Lục – Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (Trọn Bộ 10 Tập)

6.000.000 

Đại Nam Thực Lục (Trọn Bộ 10 Tập)
Tác giả: Quốc Sử Quán Triều Nguyễn
NXB Giáo Dục 2007
10760 Trang
Mua ngay Gọi điện xác nhận và giao hàng tận nơi

Mô tả

Đại Nam Thực Lục – Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (Trọn Bộ 10 Tập)

“Đại Nam Thực Lục” là bộ chính sử lớn nhất, quan trọng nhất của nhà Nguyễn, do Quốc sử quán triều Nguyễn biên soạn trong 88 năm mới hoàn thành, tính từ khi bắt đầu làm (1821 – Minh Mệnh năm thứ hai) đến khi hoàn thành và khắc in xong những quyển cuối cùng (1909 – Duy tân năm thứ ba).

Đại Nam Thực Lục được viết theo thể biên niên, chia thành 2 phần Tiền biên và Chính biên:

– Đại Nam Thực Lực tiền biên (còn gọi là Liệt thánh thực lục tiền biên) ghi chép về sự nghiệp của 9 chúa Nguyễn, bắt đầu từ Nguyễn Hoàng (Thái tổ Gia Dụ hoàng đế) vào trấn thủ Thuận Hoá (1558) đến hết đời Nguyễn Phúc Thuần (Duệ tông Hiếu định hoàng đế), tức là đến năm Nguyễn Phúc Thuần mất (1777). Đại Nam Thực Lục tiền biên được khởi soạn năm 1821 (năm thứ hai niên hiệu Minh Mệnh), làm xong và hoàn thành việc khắc in năm 1884 (năm thứ tư niên hiệu Thiệu Trị). Tổng tài của sách Đại Nam Thực Lục tiền biên là Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn.

– Đại Nam Thực Lục chính biên ghi chép về lịch sử triều Nguyễn, từ Gia Long đến Đồng Khánh, chia làm nhiều Kỷ, mỗi kỷ là một đời vua:
– Kỷ thứ nhất – Đời Gia Long (Nguyễn Phúc Ánh) từ 1778 đến 1819. Biên soạn trong 27 năm (từ 1821 đến 1847). Tổng tài Trương Đăng Quế, Vũ Xuân Cẩn.
– Kỷ thứ hai – Đời Tự Đức (Nguyễn Phúc Đảm) từ 1820 đến 1840. Biên soạn trong 20 năm (từ 1841 đến 1861). Tổng tài lần lượt có Trương Đăng Quế rồi Phan Thanh Giản.
– Kỷ thứ ba – Đời Thiệu Trị (Nguyễn Miên Tông) từ 1841 đến 1847. Sách khắc in xong năm 1879. Tổng tài Trương Đăng Quế, Trần Tiễn Thành, Phan Thanh Giản.
– Kỷ thứ tư: Đời Tự Đức (Nguyễn Hồng Nhiệm) từ 1847 đến 1883. Sách khắc in xong năm 1899. Tổng tài Nguyễn Hữu Độ, Phan Đình Bình, Nguyễn Trọng Hợp.
– Kỷ thứ năm – Năm cuối đời Tự Đức và đời Kiến Phúc (Nguyễn Ưng Đăng) từ 1883 đến 1885. Sách khắc in xong năm 1902. Tổng tài Trương Quảng Đan.
– Kỷ thứ sáu – Đời Hàm Nghi (Nguyễn Ưng Lịch) và Đồng Khánh (Nguyễn Ưng Xụy) từ 1885 đến 1888. Sách khắc in xong năm 1909. Tổng tài Cao Xuân Dục.

Như vậy, Đại Nam thực lục Tiền biên và Chính biên của Quốc sử quán triều Nguyễn là bộ sử ghi chép thực về toàn bộ lịch sử Việt Nam ở thế kỷ XIX dưới sự trị vì của vương triều Nguyễn cũng như hơn 200 năm lịch sử Đàng Trong của các chúa Nguyễn.

Lần xuất bản thứ 2, bộ Đại Nam Thực Lục được dồn lại còn 10 tập:

  • Tập một: Tiền biên và Chính biên – Kỷ thứ nhất (từ 1558 đến 1819) do Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch; Đào Duy Anh hiệu đính.
  • Tập hai: Chính biên – Kỷ thứ hai (từ 1820 đến 1829) do Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân, Phạm Huy Giu, Nguyễn Danh Chiên, Nguyễn Thế Đạt, Trương Văn Chinh, Đỗ Mộng Khương dịch; Đào Duy Anh hiệu đính.
  • Tập ba: Chính biên – Kỷ thứ hai (từ 1830 đến 1833) do Đỗ Mộng Khương, Trần Huy Hân, Trương Văn Chinh, Nguyễn Mạnh Duân, Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Thế Đạt, Thẩm Văn Điền, Nguyễn Trọng Hân, Phạm Huy Giu dịch; Đào Duy Anh, Hoa Bằng hiệu đính.
  • Tập bốn: Chính biên – Kỷ thứ hai (từ 1834 đến 1836) do Nguyễn Thế Đạt, Trương Văn Chinh, Nguyễn Doanh Chiên, Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân, Đỗ Mộng Khương dịch; Hoa Bằng hiệu đính.
  • Tập năm: Chính biên – Kỷ thứ hai (từ 1837 đến 1840) do Đỗ Mộng Khương, Phạm Huy Giu, Nguyễn Ngọc Tỉnh, Nguyễn Mạnh Duân, Nguyễn Danh Chiên, Trương Văn Chinh dịch; Nguyễn Trọng Hân, Cao Huy Giu hiệu đính.
  • Tập sáu: Chính biên – Kỷ thứ ba (từ 1841 đến 1847) do Cao Huy Giu, Trịnh Đình Rư, Trần Huy Hân, Nguyễn Trọng Hân dịch; Hoa Bằng hiệu đính.
  • Tập bảy: Chính biên – Kỷ thứ tư (từ 1848 đến 1873) do Nguyễn Ngọc Tỉnh, Ngô Hữu Tạo, Phạm Huy Giu, Nguyễn Thế Đạt, Đỗ Mộng Khương, Trương Văn Chinh, Cao Huy Giu dịch; Nguyễn Trọng Hân, Cao Huy Giu hiệu đính.
  • Tập tám: Chính biên – Kỷ thứ tư (từ 1877 đến 1883) do Ngô Hữu Tạo, Nguyễn Mạnh Duân, Trần Huy Hân, Nguyễn Trọng Hân, Đỗ Mộng Khương dịch. Cao Huy Giu; Nguyễn Trọng Hân hiệu đính.
  • Tập chín: Chính biên – Kỷ thứ năm (từ 1883 đến 1885) do Nguyễn Ngọc Tỉnh dịch; Nguyễn Mạnh Duân hiệu đính.
  • Tập mười: Chính biên – Kỷ thứ sáu (từ 1885 đến 1888) do Phạm Huy Giu, Trương Văn Chinh dịch; Nguyễn Trọng Hân hiệu đính.
Đại Nam Thực Lục - Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (Trọn Bộ 10 Tập)
Đại Nam Thực Lục – Quốc Sử Quán Triều Nguyễn (Trọn Bộ 10 Tập)

Đánh giá

There are no reviews yet

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.