Đăng bởi Để lại phản hồi

Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư – Vũ Tài Lục

Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư
Tác giả: Hi Di Tr
ần Đoàn
Dịch và bình chú: Vũ Tài Lục
NXB Ngân Hà Thư Xã, 1973

341 trang

Cuốn sách này được làm thành, đại bộ phận dịch từ tập : Tử Vi đẩu số toàn thư của Hi Di Trần Đoàn tiên sinh do La Hồng Tiên biên soạn, do nhà xuất bản Trúc Lâm An Thư Cục ấn hành tại Đài Loan. Phần bình chú qua tham khảo các sách Tử Vi Xiến Vi của Trương Huy Văn, Chiêm Tinh Thuật của Hoàng Tiểu Nga, Mệnh Lý Huyền Vi của Vô Nhai Cư Sĩ, Trích Thiên Tuỷ của Lưu Bá On, Mệnh Lý Giảng Nghĩa của Vi Thiên Lý, Hám Long Kinh của Dương Quân Tùng, Tạo Hoá Nguyên Thược của Nhiệm Thiết Tiều, Mệnh Lý Chính Tôn của Thần Phong Khảo, Uyên Hải Từ Bình của Từ Tử Bình, Quỷ Cốc Toán Mệnh Thuật … Phần phú nôm để đối chiếu, chúng tôi trích dẫn từ việc ghi chép công phu của Tử Vi Ao Bích của Việt Viêm Tử và Tử Vi Thực Hành của Dịch Lý Huyền Cơ.

MỤC LỤC
Lời Tác Giả 
Tử vi đẩu số qua truyền thuyết dân gian
Trần Đoàn và sách Tử Vi đẩu số toàn thư
Gốc gác khoa Tử Vi có tự bao giờ ?
Những thuật ngữ cần biết
Tứ Yếu – Thập dụ – Bát pháp
Chư tinh vấn đáp luận
SAO TỬ VI
SAO THIÊN CƠ
SAO THÁI DƯƠNG
SAO VŨ KHÚC
SAO THIÊN ĐỒNG
SAO LIÊM TRINH
SAO THIÊN PHỦ
SAO THÁI ÂM
SAO THAM LANG
SAO CỰ MÔN
SAO THIÊN TƯỚNG
SAO THIÊN LƯƠNG
SAO THẤT SÁT
SAO PHÁ QUÂN
SAO VĂN XƯƠNG
SAO VĂN KHÚC
SAO TẢ PHỤ – HỮU BẬT
SAO THIÊN KHÔI – THIÊN VIỆT
SAO LỘC TỒN SAO THIÊN MÃ
SAO HOÁ LỘC
SAO HOÁ KHOA
SAO HOÁ QUYỀN
SAO HOÁ KỊ
SAO KÌNH DƯƠNG
SAO ĐÀ LA
SAO HỎA TINH
SAO LINH TINH
SAO THIÊN KHÔNG – ĐỊA KIẾP
SAO THIÊN THƯƠNG – THIÊN SỨ
SAO THIÊN HÌNH SAO THIÊN RIÊU
SAO THIÊN KHỐC –THIÊN HƯ
TUẦN VÀ TRIỆT
CHÙM SAO ĐI THEO LỘC TỒN
ĐẠI TIỂU HAO
CHÒM SAO ĐI THEO THÁI TUẾ
LONG TRÌ – PHƯỢNG CÁC
TAM THAI – BÁT TỌA
HỒNG LOAN – THIÊN HỈ
THIÊN ĐỨC –NGUYỆT ĐỨC
SAO ĐẦU QUÂN
Nhàn cung Vòng tràng sinh
Thập nhị cung luận
Tác dụng của cung Thân là gì ?
Cường cung với nhược cung là gì ?
NHẤT MỆNH CUNG (NAM MỆNH)
NHỊ THIÊN DI CUNG TAM QUAN LỘC CUNG
TỨ TÀI BẠCH CUNG
NGŨ PHU THÊ CUNG
LỤC PHÚC ĐỨC CUNG
THẤT PHỤ MẪU CUNG
BÁT NÔ BỘC CUNG CỬU
ĐIỀN TRẠCH CUNG
THẬP TẬT ÁCH CUNG
HUYNH ĐỆ TỬ TỨC CUNG
VẬN HẠN
LUẬN VỀ NỮ MỆNH
Cái Lý Ngũ Hành Trong Tử Vi Y nghĩa của 30 tượng trên thế nào ?
Đoán định cách cục
Hình dáng và tính tình
Đoán về tính tình Cách Cục
Thập nhị cung chư tinh thất hãm phá cách quyết
Thập đẳng luận
Mệnh vô chính diệu
Đẩu số cốt tủy phụ chú giải
Luận Mệnh và Phê Mệnh
Đăng bởi Để lại phản hồi

Tử Vi Tinh Điển – Vũ Tài Lục

Tử Vi Tinh Điển
Sưu khảo: Vũ Tài Lục
NXB Tự Lực 2005
372 trang


Tóm tắt: Luận về các sao trong Tử vi. Cuốn sách này chỉ diễn dịch cho rõ ràng cổ nghĩa đã ghi ở các bài phú câu phú của cổ nhân mà thôi. Tỉ dụ khi nói về Hỏa Tinh Linh Tinh, người xưa bảo “Hỏa Minh Linh Ám” thì thế nào là minh, thế nào là ám cho rõ trắng đen để người đọc dễ dàng nắm được then chốt….
Lời nói đầu

Bước sang thế kỷ 21, nói chuyện số mệnh có phải là lỗi thời không? Trí óc con người nhờ khoa tin học đã được trang bị những hiểu biết thật rộng rãi, vượt hẳn những gì con người thâu thập khi còn ở trong thế kỷ 20 từ thiên nhiên đến xã hội, chính trị… Ta đang ở trong dòng sông lớn của tin học được coi như sức mạnh vạn năng làm lại sinh hoạt trên trái đất. Vậy hãy ngồi trước bàn máy tính để tìm hiểu, phấn đấu; chuyện mệnh số coi như nắm xương khô của mấy chục thế kỷ trước.

Lập luận trên là sai lầm! Vì chỉ bằng quan điểm khoa học, xem mệnh tướng là hoang đường và mê tín vì chẳng hiểu sâu xa những kiến thức đến từ số mệnh học. Lưới tin học giăng xa khắp thế giới, cho con người đủ mọi tin tức và hiểu biết ngay tức khắc khi một sự việc xảy ra ở bất cứ nơi nào trên địa cầu. Duy có một hiểu biết mà “hệ thống internet” không thể cung cấp được là hiểu biết và nhận thức về chính bản thân mỗi người trong chúng ta.

Tại một ngôi đền ở thành Athens có khắc một câu châm ngôn của các nhà hiền triết Hy Lạp cổ thời “HÃY NHẬN THỨC BẢN THÂN MÌNH”. Châm ngôn ấy chính là cơ sở của tất các các loại mệnh số học từ trước tới nay, ở bất cứ đâu. Tôi nhắc lại ba chữ mệnh số học để nói rằng những khoa thuộc loại này đã được kể là một học vấn tồn tại, lưu truyền từ mấy ngàn năm, được phân tích, nghiên cứu kỹ lưỡng. Xã hội loài người càng tiến hóa càng phức tạp, vì tiến hóa chính là một nhu cầu để giải quyết phức tạp. Thời hồng hoang chưa có số mệnh nhưng chưa có đạo đức, chưa có văn hóa, chưa có hệ thống cơ chế; vẫn có số mệnh nhưng chưa có số mệnh học vì con người chỉ biết vái trời mà cầu đạo, mọi sự trông vào lối giải quyết của những cúng kiến mang tính chất thuần tôn giáo, mê tín…

Xem thêm: Tử Vi Đẩu Số Toàn Thư – Hi Di Trần Đoàn – Vũ Tài Lục

MUA SÁCH GIẤY: https://www.tusachcuaban.net/product/tu-vi-tinh-dien-vu-tai-luc/

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tướng Mệnh Khảo Luận – Vũ Tài Lục

Tướng Mệnh Khảo Luận

Tác giả: Vũ Tài Lục

NXB Ngân Hà Thư Xã, 1972

362 Trang

Thế gian việc như ý thì ít, việc bất như ý lại nhiều, người đắc chí chẳng có bao nhiêu, mà người bất đắc chí thì hằng hà sa số.

Ngày xưa như thế, ngày nay cũng vậy. Bất luận là phương Đông hay phương Tây. Tại sao? Đó là một câu hỏi gắn liền với đời sống nhân loại ngay từ khi loài người nhận thấy sự thọ yểu của mỗi sinh mệnh. Nó lại càng gây thắc mắc hơn khi con người sống tụ thành xã hội và nhận thấy lẽ cùng thông trong đời sống.

Tục ngữ Trung Quốc có câu: “Vị sinh nhân, tiên tạo mệnh”.

Số mệnh được tạo thành lúc con người chưa chui ra khỏi bụng mẹ.

Tìm hiểu số mệnh là mục tiêu của khoa học tướng mệnh để giải thích những điều:
Tảo vận Cam La vãn Thái Công
Thạch Sùng phú quý Phạm Đan cùng
Bành Tổ thọ trường Nhan Tử đoản.

Tại sao Cam La, 12 tuổi đăng đàn bái tướng còn ông Lã Vọng 90 tuổi mới gặp Chu Văn Vương?

Tại sao Thạch Sùng, châu báu đầy nhà, còn Phạm Đan chạy ăn từng bữa?

Tại sao ông Bành Tổ sống lâu, còn thầy Nhan Hồi chết sớm?

Khoa tướng mệnh phủ nhận lý luận tại Trời theo cái nghĩa cho hay muôn sự tại Trời.

Bởi vậy, để trả lời tại sao: Tảo vận Cam La vãn Thái Công …

Khoa tướng mệnh đã nói kết gọn vào câu: Lục nhân đô tại ngũ hành trung (Sáu người ấy đều ở trong sự vận chuyển của ngũ hành).

Giàu sang, phú quý, cơ cực, bần tiện, cùng thô, thọ yểu đều do mệnh vận và tướng cách mà biết. Tính mệnh vận đặt trên nguyên tắc toán số, xem tướng cách đặt trên nguyên tắc cơ cấu kiến trúc và mỹ học, tuyệt đối không là dị đoan mê tín. Nó chống lại quan niệm mê muội thần quyền và làm giầu thêm cho khoa học nhân văn.

Xem thêm: Người Đàn Bà Trong Tướng Mệnh Học – Vũ Tài Lục

MUA SÁCH GIẤY: https://www.tusachcuaban.net/product/tuong-menh-khao-luan-vu-tai-luc-ban-chuan/

Đăng bởi Để lại phản hồi

Người Đàn Bà Trong Tướng Mệnh Học – Vũ Tài Lục

Người Đàn Bà Trong Tướng Mệnh Học
Tác giả: Vũ Tài Lục
NXB Ngân Hà Thư Xã, 1974

347 trang

Đây là cuốn thứ hai trong bộ “TƯỚNG MỆNH HỌC” gồm 4 quyển:

– Tướng Mệnh Khảo Luận
– Người đàn bà trong Tướng Mệnh học
– Người đàn ông trong Tướng Mệnh học
– Nghệ thuật xem tướng


Tướng Mệnh học của người xưa bản thân là một khoa học kinh nghiệm, căn bản nhận thức dựa vào kinh nghiệm. Tuy nhiên, tính chất lại rất gần gũi với tinh hoa văn chương là tình ý. Âu cũng là đặc tính của người phương Đông. Có đem lý với tình kết hợp với nhau mới phát hiện được những diệu thú của cuộc sống, mới “khải phát” được nhân gian hận sự, nhân gian giai thoại, nhân gian kỳ sự, nhân gian lạc sự… cho nên xem tướng nữ ngoài việc phải nắm cho vững lý pháp của Tướng Mệnh học còn phải nhìn thấu chữ tình mà luận thì mới hay. Vì lẽ tâm tướng, tình tướng mang vận mệnh rất lớn đến vận mệnh người đàn bà, tỷ dụ như những tâm tướng và tình tướng của Thuý Kiều…

Xem thêm: Tướng Mệnh Khảo Luận – Vũ Tài Lục

MUA SÁCH GIẤY: https://www.tusachcuaban.net/product/nguoi-dan-ba-trong-tuong-menh-hoc-vu-tai-luc-2/

Đăng bởi Để lại phản hồi

Những Quy Luật Chính Trị Trong Sử Việt – Vũ Tài Lục

Những Quy Luật Chính Trị Trong Sử Việt
NXB Việt Chiến 1973
Vũ Tài Lục
274 Trang​

“Không đọc sử không đủ tư cách nói chuyện chính trị” Các nhà lãnh đạo chính trị Hoa Kỳ theo thói quen cũng như do thực tế của kinh nghiệm đấu tranh đưa họ lên nắm quyền nặng tính chất của một thứ “businessmen” (người kinh doanh) cho nên họ không đánh giá đúng mức nếu không muốn nói là họ hoàn toàn thiếu khả năng nhận thức lịch sử. Họ coi quốc gia nào cũng là một hiện tượng chung, để đưa ra một giải pháp giống hệt nhau khi các quốc gia ấy gặp khó khăn. Các chính trị gia Hoa Kỳ chỉ chăm sóc đến vấn đề nào khi họ mang trách nhiệm với vấn đề ấy, họ khoanh chân họ trong phạm vi một cục bộ mà chẳng thèm biết đến toàn bộ, đồng thời họ lại hay nhìn vấn đề một cách hết sức đơn giản, ưa chú trọng bề ngoài qua vài lời nói, ít diễn từ chứ không tìm hiểu những điều kiện lịch sử…

Đăng bởi Để lại phản hồi

Thân Phận Trí Thức Dưới Nhãn Quan Chính Trị – Vũ Tài Lục

Thân Phận Trí Thức Dưới Nhãn Quan Chính Trị
Tác giả: Vũ Tài Lục
NXB Việt Chiến 1969

306 trang

Vấn đề trí thức là vấn đề vẫn có từ ngàn xưa, nhưng nó luôn luôn đổi mới và gắn liền với lịch sử. Có thể nói lịch sử là một đại cơ kim của trí thức và trí tuệ chúng ta. Trước đây vẫn lưu hành quan niệm diễn biến lịch sử phải theo một mô thức cố định tỉ dụ người Ấn, Ba Tư, Hy Lạp cổ cho biến hóa lịch sử là luân hồi. thiên chúa giáo cho lịch sử xoay chuyển theo ý muốn của Thượng đế.

Quan niệm mô thức cố định bị thực tế lịch sử đánh bạt dần cho đến lúc những tư tưởng lịch sử của Spengler và Toynbee ra đời người ta hẳn nhiên chấp nhận quy luật biến hình sinh-trưởng-suy-vong của lịch sử. Cộng thêm vào đó là những tư tưởng Hégel, Marx cho rằng chính con người có thể cải tạo lịch sử, chỉ có bọn nô lệ mới chịu làm bù nhìn trước lịch sử.

Biến động lịch sử tuân theo hoàn cảnh hay ý chí con người? Hỏi như thế cũng là hỏi :
Tồn tại quyết định ý thức hay ý thức quyết định tồn tại? Tư tưởng quyết định sinh hoạt hay sinh hoạt quyết định tư tưởng. Nhiều thế kỷ qua, triết học đã đáp câu hỏi này một cách ngược hẳn nhau mỗi bên đứng về một điểm cực.

Hiện tại thực tiễn đã chứng minh lịch sử biến động do tác dụng tương hằng (interaction) giữa người với hoàn cảnh. Do tác dụng tương hằng ấy sản sinh ra văn hóa. Phương hướng và tốc độ văn hóa là kết quả của các loại nhân duyên nội ngoại của tác dụng tương hằng kia. Tổ tiên chúng ta càng về xa xưa càng chịu sự chi phối của hoàn cảnh, nhưng càng về sau con người đối với hoàn cảnh một mặt tìm cách(?) một mặt càng ra công chống lại, tiến xa hơn còn tìm cách cải tạo và lợi dụng hoàn cảnh nữa. Văn hóa là gì? Là sự tích lũy, gọt dũa từ đời này qua đời khác những hiểu biết để hoàn thành công việc chống đối, cải tạo và lợi dụng hoàn cảnh vậy.

Ai trực tiếp đảm nhiệm công việc sáng tạo, tìm tòi, xây đắp văn hóa?

 
MỤC LỤC:

PHẦN MỘT – THÂN PHẬN
CHƯƠNG THỨ NHẤT – PHẨM ÐỨC
CHƯƠNG THỨ HAI – GIÁ TRỊ
CHƯƠNG THỨ BA – THÂN PHẬN

PHẦN HAI – VẬN ĐỘNG
CHƯƠNG BỐN – CHUYỂN HÌNH KỲ
CHƯƠNG THỨ NĂM – NGỦ MÊ VÀ TỈNH GIẤC
CHƯƠNG THỨ SÁU – HOA KHOA HỌC DÂN CHỦ KẾT THÀNH QUẢ CỘNG SẢN
CHƯƠNG BẢY – NGƯỜI TRÍ THỨC VỚI TỔ QUỐC
CHƯƠNG THỨ TÁM – NGƯỜI TRÍ THỨC VÀ NỘI CHIẾN
CHƯƠNG THỨ CHÍN – LUÂN LẠC VÀ PHẢN TỈNH

Đăng bởi Để lại phản hồi

Nói Chuyện Tam Quốc – Vũ Tài Lục

Nói Chuyện Tam Quốc
Tác giả: Vũ Tài Lục
NXB Việt Chiến 1966
354 trang


Phần tử trí thức – Đạo đức và chính trị – Những chiến tranh quyết định vận mạng Tam Quốc – Chính sử và Diễn Nghĩa – Cách đọc Tam Quốc Chí Diễn Nghĩa – Luận về các nhân vật – Quy luật lịch sử.


Trong lịch sử, những thời kỳ quá độ đều là thời kỳ cực trọng yếu, ảnh hưởng lớn mạnh đến động hướng của Quốc gia, Dân tộc và Xã hội. Thời kỳ Tam-quốc là một thời kỳ quá độ, cũng như Hán Sở tranh hùng là thời kỳ quá độ từ Tần qua nhà Hán, Xuân thu Chiến quốc là thời kỳ quá độ từ Chu qua Tần.

Thời kỳ quá độ thì bao giờ tranh chấp cũng rất khốc liệt và chính trị tính thật cao. Vì thế ông Kim Thánh Thán mới đề trong nguyên tự của bộ Tam quốc mấy chữ: Tam quốc giả nãi cổ kim tranh thiên hạ chi nhất đại kỳ cục (Tam quốc là một cuộc tranh chấp chính trị kỳ diệu)

Do tính chất điển hình văn hóa Trung quốc, do tính chất kỳ diệu của tranh chấp chính trị, thêm vào đấy bút pháp thần kỳ của nhà văn La Quán Trung, pho chuyện Tam quốc chí đã trở thành một tác phẩm văn học phổ biến nhất của Trung quốc. Các giai tầng xã hội kể từ phần tử trí thức, đến quí tộc, thường dân, nông dân, từ vị tuổi tác đến đàn bà con trẻ chẳng ai là không biết tên Lưu Bị, Tào Tháo, Khổng Minh. Không những Tam quốc chí diễn nghĩa phổ biến trong nhân dân Trung quốc, nó còn phổ biến trong dân gian các nước chịu ảnh hưởng văn hóa Trung quốc nữa. Thứ nhất là người Việt chúng ta, nói Tam quốc và “nhấm nháp” thú vị Tam quốc hầu như rất quen với tất cả và thuộc đủ tầng lớp. Các trẻ em ta vui chơi thường hát vè rằng:

“Bồ cu bồ các

Tha rác lên cây,

Gió đánh lung lay,

Là vua Cao tổ.

Những người mặt rỗ,

Là ông Tiêu hà,

Nước chảy qua đường,

Là dượng Tào Tháo

Đánh bạc cố áo,

Là anh Trần Bình.

Nhà văn Nam Cao tả trong một đoản thiên tiểu thuyết của ông, hình tượng điển hình nhất để nói lên cái “thú vị chi cực” của Tam quốc đối với người Việt. Có người xem xong một đoạn Tam quốc, khoái quá anh ta đã vỗ đùi đánh đét mà chửi đổng một câu” Tiên sư cái thằng Tào Tháo!” để tỏ lòng phục tài của một chính trị gia lỗi lạc.

Có điều đáng tiếc, đa số chúng ta chỉ đem Tam quốc để tán trà dư tửu hậu mà thôi. Phải chăng thói quen ấy đã đáp ứng với tinh thần của bài từ mở đầu qua mấy câu ca dao:

Nhất hồ trọc tửu hỷ tương phùng

Cổ kim đa thiểu sự.

Đô phó tiếu đàm trung.

Tạm dịch:

Gặp nhau hồ rượu đầy vơi,

Xưa nay bao nhiêu việc,

Phó mặc cuộc nơi cười.

Nhưng chuyện Tam quốc chí còn mang một giá trị rất lớn về tư tưởng và quyền thuật chính trị. Người phương Đông đọc Tam quốc, bàn luận về Tam quốc cũng cần thiết như người phương Tây đọc và bàn Le Prince, l’Etat et la révolution. Chúng ta có thể tỉa rút từ Tam quốc nhiều kinh nghiệm, nhiều qui luật chính trị. Sự phong phú kinh nghiệm, phong phú qui luật chính trị chứa chất trong pho Tam quốc càng làm nổi bật cái tài hoa của Đông phương, đã tan biến được ý thức về chính trị sâu sắc và rắn chắc vào một hình thức nhẹ nhàng giản dị: thông tục tiểu thuyết. Dưới hình thức thông tục tiểu thuyết, Tam quốc chí diễn nghĩa không chỉ làm cho dễ hiểu, hứng thú, còn gây cho người đọc một lực tưởng tượng dồi dào. Dễ hiểu, hứng thú, tưởng tượng dồi dào là những yêu cầu căn bản mà Tứ Thư, Ngũ kinh hoặc Nhị thập tứ sử, Thông giám, Cương giám, không có khả năng cung cấp nổi.

Tuy nhiên, Tam quốc chí diễn nghĩa cũng không khỏi chịu sự câu thúc của tư tưởng Đạo thống chính thống cho nên vẫn thấy xuất hiện ít nhiều thiên kiến.

Ngoài ra Tam quốc còn một đặc điểm nữa: dùng thú vị tiểu thuyết lôi cuốn độc giả vào chỗ tế nhị của tư tưởng quân sự. Trong Tam quốc, “binh pháp” Tôn Vũ tử hầu hết được đem chuyển từ sắc thái tư tưởng trừu tượng thành những bức tranh cụ thể, linh động. Cho nên phàm người nào muốn tìm hiểu Tôn Tử binh pháp mà không đọc Tam quốc, không suy tư về những chiến trận trong Tam quốc, thiết nghĩ thật là một điều khiếm khuyết vô cùng. Bởi vì nếu xét lại tự sự chiến trường Tam quốc, ai ai cũng phải công nhận, tư tưởng Tôn Vũ Tử như đã hòa vào máu đỏ để chảy trong huyết mạch nhà văn La Quán Trung.

Tóm lại: Tam quốc chí diễn nghĩa xứng đáng là một tác phẩm gối đầu giường của mọi người. Tán chuyện Tam quốc là một cái khoái vô song. Bàn luận nghiêm túc chính trị, nhân vật, chiến sự Tam quốc là một nhu yếu rất thiết thực, thứ nhất đối với thời thế “Tam phân ngũ liệt” của chúng ta bây giờ.

Xem thêm: Những Khuôn Mặt Tài Phiệt – Vũ Tài Lục


MUA SÁCH GIẤY: https://www.tusachcuaban.net/product/noi-chuyen-tam-quoc-vu-tai-luc/

Đăng bởi Để lại phản hồi

Những Khuôn Mặt Tài Phiệt – Vũ Tài Lục

Những Khuôn Mặt Tài Phiệt

Tác giả: Vũ Tài Lục

NXB Xuân Thu 1985
324 Trang

Vũ Tài Lục là một học giả mà danh khí rất lừng lẫy trong giới trí thức ở miền Nam, mấy ai mà chưa từng đọc: Những Khuôn Mặt Tài Phiệt, Thủ Đoạn Chính Trị, Tướng Mệnh Học Khảo Luận, Thân Phận Trí Thức, Nói Chuyện Tam Quốc, v.v… là vài tác phẩm tiêu biểu trong công trình trước tác của ông.Những khuôn mặt tài phiệt là một áng văn hấp dẫn người đọc của Vũ Tài Luc. Với lối dẫn dắt người đọc từ câu chuyên này sang câu chuyện khác tác phẩm mang đến cho người đọc nhiều trải nghiệm mới lạ.

Khoảng cuối năm 1976, …của tác giả Vũ Tài Lục, viết khi đang tạm trú trong một trại tị nạn …ở vùng Đông Nam Á và gởi sang cho tờ Hồn Việt ở California. Ký ức hiện giờ của tôi vẫn còn nhớ rất rõ tấm hình chụp ông mặc quần sà-lỏn ngồi chồm hổm cúi nhìn như canh chừng nồi nước đang được đun bằng mấy nhánh củi trên một cái bếp dã chiến được hình thành bằng vài viên gạch….
Xem thêm: Adolf Hitler Và Đảng Quốc Xã – Vũ Tài Lục


MUA SÁCH GIẤY: https://www.tusachcuaban.net/product/nhung-khuon-mat-tai-phiet-vu-tai-luc/

Đăng bởi Để lại phản hồi

Thủ Đoạn Chính Trị – Vũ Tài Lục


Thủ Đoạn Chính Trị
Tác giả: Vũ Tài Lục
NXB Việt Chiến 1973
230 trang


LỜI MỞ 


Tổng thống J.F. Kennedy bị bắn chết ở Dallas. Robert Kennedy, em ruột vị Tổng thống quá cố, nhận cả một băng đạn vào đầu sau khi nghe tin thắng cử. Toàn thể dân chúng Mỹ tiếc thương anh em Kennedy, những chính trị gia lỗi lạc của Hoa Kỳ. Ủy ban Warren được thành lập để đặc biệt điều tra về cái chết của vị Tổng thống khả ái. Qua nhiều tháng làm việc, Ủy ban đã hoàn thành một bản báo cáo dày cộm nhưng hết sức nhạt nhẽo, và bản Warren report bị công kích dữ dội là cố ý che đậy. Cuối cùng việc cũng êm xuôi. Ché Guevara phơi xác trong khu rừng rậm rạp. Cả thế giới vô sản Nam Mỹ xót xa vị anh hùng đáng kính của họ. Nhưng ở trong bóng tối đã hiện ra một tập hồ sơ C.S. trong đó có ghi việc cần thiết của Đảng là phải làm sao cho phe tư bản thủ tiêu Ché. Lịch sử xưa nay có cả trăm ngàn câu chuyện tương tự. Trên lý tưởng thì chính trị hiện ra với những bộ mặt thiện ý, quang minh và chân lý.
Ý nghĩa của chính trị 

Ai muốn nói sao thì nói, chính trị chỉ có một sự thật và mỗi hiện tượng chính trị đều phải quy hết vào sự thực đó hoặc từ đó mà nẩy sinh ra. Sự thực là: – Chính trị là hết thảy những hành động nhằm duy trì mở rộng và tranh đọat quyền lực. – Chính trị hoàn toàn chịu chi phối bởi quy luật khách quan của xã hội, sự cần thiết của lịch sử. Nó không phải là đạo đức hay lý tưởng. – Đấu tranh chính trị là đấu tranh giữa kẻ thống trị và kẻ bị trị, giữa kẻ có địa vị và kẻ mất quyền lợi. Hết thảy danh nghĩa tốt đẹp chỉ là sự cần thiết từng giai đoạn hoặc là những hình thức ngụy trang. – Phương tiện dùng cho đấu tranh chính trị là bạo lực và mưu mẹo. – Kẻ nào có quyền, kẻ ấy cai trị, kẻ nào cai trị, kẻ ấy có lý do chính đáng. (He who has authority, governs; he who governs, is right). Mê hồn trận Duy trì mở rộng và tranh đọat quyền lực là một mê hồn trận, đặt người ta trước bộ mặt của Janus (nhân vật thần thọai có hai mặt) với những vấn đề bất trắc, trái ngược nhau. Mê hồn trận ấy theo rõi người chính trị ở khắp nơi và bất cứ lúc nào. Vua Louis XV đã nói một câu rất chân thật nhưng chứa chất nhiều ý nghĩa: “Không đốt pháo bông thì dân không có gì vui thú, mà đốt pháo bông thì tài sản của dân thành tro bụi”. Đốt pháo hay không đốt pháo? Câu hỏi ấy cũng khó trả lời như khi người chính trị tự hỏi: nhân nghĩa đạo đức hay không nhân nghĩa đạo đức? Trong nhân nghĩa đạo đức có những điều thật bất nhân bất nghĩa. Trong bất nhân bất nghĩa có những điều thật nhân thật nghĩa. Ở lịch sử có người trả lời chậm câu này mà tan tành nghiệp lớn: Lưu bị trước lời khuyên của Khổng Minh nên cướp Kinh Châu từ tay Lưu Kỳ.

Xem thêm: Quốc Tế Chính Trị – Vũ Tài Lục


MUA SÁCH GIẤY: https://www.tusachcuaban.net/product/thu-doan-chinh-tri-vu-tai-luc/

Đăng bởi Để lại phản hồi

Quốc Tế Chính Trị – Vũ Tài Lục

Quốc Tế Chính Trị
Tác giả: Vũ Tài Lục
NXB Việt Chiến 1966
200 Trang

Lược Sử Quan Hệ Quốc Tế Và Tính Chất Của Ngoại Giao Hiện Đại – Việt Nam Trong Thế Kẹt

Người cộng sản Việt sẽ nghĩ thế nào khi anh ta vặn to đài phát thành Bắc Kinh nghe thấy những lời tố cáo của Trung Cộng về sự đồng lõa của Nga Sô với Mỹ trong việc thả bom Bắc Việt? Chắc tâm sự của anh ta cũng chẳng khác gì tâm sự người chiến sĩ quốc gia Cuba bị đưa đi trại giam ở Sayaxehe bởi vì anh ta vẫn táo bạo bật chế độ Castro sau khi đã có cuộc thỏa hiệp giữa điện Cẩm Linh với tòa Bạch Ốc.

Trong chín năm ròng, nước Pháp đã cố vờ quên những cấu kết của các khối lớn, để mà hành động một cách ngu xuẩn chết người tốn của với hy vọng đặt lại nền thống trị của mình ở Đông Dương. Thực ra thì sự chia cắt vĩ tuyến 17 đã được Roosevelt và Staline thỏa thuận định đoạt từ năm 1945, cả Anh và Pháp đều bị hất cẳng. Mỹ đến miền Nam và Nga ở miền Bắc.

Hãy lấy nhãn quan Quốc Tế Chính Trị mà nhìn thì mới thấy rõ rằng: Dân tộc Việt Nam là nạn nhân của mọi thứ tình hữu nghị.

Xem thêm: Mưu Kế Chính Trị – Vũ Tài Lục

MUA SÁCH GIẤY: https://www.tusachcuaban.net/product/quoc-te-chinh-tri-luoc-su-quan-he-quoc-te-vu-tai-luc/

Đăng bởi Để lại phản hồi

Mưu Kế Chính Trị – Vũ Tài Lục

Mưu Kế Chính Trị

Tác giả: Vũ Tài Lục

NXB Việt Chiến 1971

249 trang

 

Đời sống xã hội là một chuỗi dài những lừa lọc. Thứ nhất là đời sống chính trị. Chẳng hạn như những nhà ngọai giao của các cường quốc hay đế quốc. Cứ mỗi lần sửa soạn chiến tranh thì họ nói rất nhiều về hòa bình và tình giao hảo thân thiện giữa các nước. Ngọai trưởng của những cường quốc hay đế quốc bắt đầu bênh vực hoặc kêu gọi một hội nghị hòa bình có nghĩa là bên trong đã sẵn có một kế họach chiến tranh tàn bạo. Với chính trị lời nói tốt là để che việc làm tàn bạo.

Trong sinh họat thường nhật, cũng như trong sinh họat chính trị, Khổng Tử vẫn nói: “Sảo nhi hiếu độ tất công, dụng nhi hiếu độ tất thắng, trí nhi hiếu mưu tất thành” (Đã khéo rồi mà lại đo ngắm cho cẩn thận thì việc phải tốt, đã dùng mà biết cùng người cộng tác thì phải thắng, đa trí mà lại nhiều mưu thì phải thành).
Xem thêm: Quốc Tế Chính Trị – Vũ Tài Lục

MUA SÁCH GIẤY: https://www.tusachcuaban.net/product/muu-ke-chinh-tri-vu-tai-luc-2/