Chu Dịch hay Dịch học xuất hiện tại Trung Hoa cổ xưa, nội dung của học thuyết này có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực của đời sống xã hội phương Đông như: Y học, Khí công phu, Địa lý phong thuỷ, Dưỡng sinh, Lịch pháp…
Y học phương Đông (Trung y) là một ngành chẩn đoán và trị bệnh trên nền tảng và tinh thần của Dịch học. Từ bao đời nay, các nhà Y học phương Đông đã trị bệnh theo phương hướng cân bằng Âm Dương, theo sự điều hoà mối quan hệ tương sinh, tương khắc, tương chế, tương hoà… trong lục phủ ngũ tạng theo học thuyết Ngũ hành phản ánh trong cơ thể một con người.
Ngành Dược học của phương Đông cũng phân chia các vị thuốc từ thảo mộc, sa khoáng, động vật theo tiêu chuẩn tính Dương và Âm (hàn, nhiệt, bình), để từ đó tạo ra một phương thức dược tính sao cho phù hợp với sự cân bằng Âm Dương trong người khi điều trị. Do đó khi nói đến y học phương Đông, người ta luôn luôn nói đến vấn đề Dịch lý. Chính vì vậy, đã tạo ra một học phái Dịch học Trung y là Y Dịch.
Cuốn sách Chữa bệnh theo Chu dịch đã mô tả sự đồng nhất giữa các bộ phận trong cơ thể một người với không gian sinh tồn – không gian Âm Dương (hay không gian Dịch học) là một vấn đề trọng tâm mà Y Dịch đã chỉ ra. Nội dung cuốn sách phản ánh rõ nét sự tương đồng giữa các bộ phận trong cơ thể với các dạng thức không gian, điều mà cuốn sách gọi là Bát quái cùng với số lượng tự nhiên đặc biệt của chúng (từ 1 đến 9).
Từ đây có thể điều chỉnh bằng ý giữa các dạng thức không gian với các bộ phận cơ thể sao cho trở về trạng thái quân bình Âm Dương, lúc đó mọi bệnh có thể được tiêu trừ, cơ thể con người phát triển, tồn tại bình thường. Đây chính là phương pháp luyện y để chữa bệnh rất độc đáo rút ra từ tư tưởng của Y Dịch. Mục đích chung của phương pháp luyện ý mà cuốn sách đề cập tới cũng vẫn là hướng mọi người làm chủ lấy mình, làm chủ thiên nhiên tại chính bản thân, để đạt sự cân bằng Âm Dương tuyệt đối – tới cái không vĩnh cửu của vũ trụ, lúc đó, cá nhân có trạng thái đặc biệt.
Cuốn sách có giá trị trong nghiên cứu y học phương Đông, tổng dưỡng sinh, trị bệnh một cách giản đơn mà bất cứ ai ở bất cứ đâu cũng có thể áp dụng được.
Xem hướng dẫn download tại đây P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha. MUA SÁCH GIẤY Giá: 299.000 vnd Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Nội kinh là nguồn gốc tư tưởng của y học cổ truyền, là cơ sở lý luận của y thuật, vì vậy thầy thuốc y học cổ truyền mà không tìm hiểu nội kinh thì làm sao mà tinh thông và có thể đi vào cội nguồn của y học cổ truyền được. Hải Thượng Lãn Ông, danh y nổi tiếng nước ta thế kỷ XVIII đã nói: “Nhà y có nội kinh cũng như nhà nho có ngũ kinh, đó là lời nói chí lý của thánh hiền, lý lẽ sâu xa về cơ năng huyền bí đều thể hiện tất cả ở trong đó, lời giáo huấn ngàn xưa còn để lại sáng tỏ như mặt trời”. Trương Cảnh Nhạc thì nói: “Phải đọc sách thánh hiền” cũng là ý ấy. Ngày nay, để đáp ứng nhu cầu thực tế trong giảng dạy và học tập nghiên cứu, các tác giả đã thu thập lại các bài giảng trước đây làm thành tập giáo trình Nội kinh.
Nội dung cuốn giáo trình này bao gồm 8 chương sau: Chương 1. Phép dưỡng sinh; Chương 2. Học thuyết âm dương ngũ hành; Chương 3. Học thuyết tạng tượng; Chương 4. Học thuyết kinh lạc; Chương 5. Bệnh chứng; Chương 6. Chẩn đoán học; Chương 7. Phép tắc trị liệu; Chương 8. Học thuyết ngũ vận lục khí. Hy vọng cuốn sách sẽ đáp ứng được nhu cầu học tập và giảng dạy của các bạn trong quá trình học bộ môn Nội kinh.
Tính Mệnh Khuê Chỉ (Thuật Tu Tiên Của Đạo Lão)
Nguyên tác: Tính Mệnh Song Tu Vạn Thần Khuê Chỉ (性 命 雙 修 萬 神 圭 旨)
Tác giả: Doãn Chân Nhân (尹 真 人 傳)
Dịch giả: Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ
NXB Nhân Tử Văn 2002
502 Trang
Lời Giới Thiệu
Tính Mệnh Khuê Chỉ là một quyển sách không phải để đọc chơi, mà là để nghiên cứu suốt đời. Cuốn sách này rất mực văn chương, có nhiều hình ảnh, chữ Hán và chứa đầy khẩu quyết của Chư Tiên.
Tôi đã đi sâu vào Tam Giáo.
– Về Khổng Giáo, tôi đã viết bộ Trung Dung Tân Khảo, và 3 quyển khảo luận về Khổng Giáo.
– Về Lão, tôi dịch Đạo Đức Kinh, dịch sơ lược Nam Hoa Kinh, dịch Huỳnh Đình Kinh, Tham Đồng Khế, Ngộ Chân trực chỉ, và Tính Mệnh Khuê Chỉ.
– Về Phật tôi viết quyển Phật Học Chỉ Nam.
Tính Mệnh Khuê Chỉ là một sách dạy tu tiên do học trò của Doãn Chân Nhân in vào năm Khang Hi thứ 9 (1670). Tính Mệnh Khuê Chỉ là một bộ sách rất nổi tiếng trong Đạo Lão. Nó chủ trương: Tam Giáo hợp nhất, và VẠN GIÁO NHẤT LÝ. “Thiên Hạ vô nhị Đạo, thánh nhân vô nhị tâm”. Đầu sách có hình Phật, Lão, Khổng. Sách gọi là Tính Mệnh Khuê Chỉ, nêu rõ mục đích là Tu Tâm Tu Tính, là đi từ Hữu nhập Vô, từ Thực tới Hư. (Xem tr. 7) Dịch Kinh cho rằng: Trời có trước Người, mà Người chính là Trời Nguyên Thủy, nên sách này dạy ta phép Thủ Khảm Điền Ly, để biến Ly thành Kiền, để giúp ta trở về với Trời (tr. 16).
Con đường tu là tìm hiểu Tính Mệnh, tìm hiểu Bản Thể con người, mà Thái Cực là Bản Thể, là Tâm Tính (tr. 17). Đắc Đạo chính là Đắc Nhất, đắc Trung.
Tính Mệnh Khuê Chỉ dạy ta không biết bao nhiêu là khẩu quyết, không biết bao nhiêu bài thơ. Chung qui vẫn dạy chữ Nhất. Phục Hi Văn Vương được chữ Nhất mà Chu Dịch hưng khởi. Đại Võ, Cơ Tử được chữ Nhất, mà Hồng Phạm Cửu Trù sinh; Chu Mậu Thúc (Chu Liêm Khê) được chữ Nhất mà có Thái Cực Đồ; Thiệu Nghiêu Phu (Thiệu Khang Tiết) đắc Nhất mà viết Hoàng Cực Kinh Thế; Lão Tử được chữ Nhất, mà vạn sự tất; Thích Ca được chữ Nhất mà Vạn Pháp qui. Qui Căn là Qui Nhất, Phục Mệnh là Phục Nhất vậy. Và dạy tìm Nê Hoàn Cung
Ở Việt Nam đã có xuất bản quyển Phép Luyện Công của Lã Động Tân, hay Thái Ất Kim Hoa Tông Chỉ. Các sách này mượn của Tính Mệnh Khuê Chỉ 38 đồ hình và không dịch hoặc không nói rõ chữ Hán trong các đồ hình mà chỉ luận cách tu theo đó. Các sách về Tiên Thiên Khí Công cũng sao chép nhiều đoạn của TMKC. Tiên Thiên Khí Công đang dược lưu truyền chỉ là phần hình như Hạ.
Cho ta thấy cuốn sách TÍNH MỆNH KHUÊ CHỈ này rất nổi tiếng. Tôi đã hoàn tất vài bản dịch rất hay của Đạo Gia đang được lưu truyền, mong quý độc giả đón nhận trong nay mai.
Hậu Hắc Học – Mặt Dày Tâm Đen
NXB Văn Hóa Thông Tin 2000
Tác giả: Lý Tôn Ngô
Dịch: Nguyễn Trình, Huy Sanh
232 Trang
Học giả đó là Lý Tôn Ngô, sinh năm 1879 ở Thành Đô, Trung Hoa, mất năm 1944 (5 năm trước khi CHND Trung Hoa ra đời). Quan điểm của Lý Tôn Ngô phê phán Thuyết Tiến hóa của Darwin được trình bầy trong cuốn Hậu Hắc Học của ông, xuất bản lần đầu tiên năm 1934, được bổ sung thêm trong những lần tái bản về sau, được dư luận đánh giá là một “kỳ thư”. Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Trinh và Huy Sanh do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2000.
Điều tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh ở đây là Lý Tôn Ngô đã đi trước các học giả Tây Phương trong việc phê phán Darwin – trong khi thiên hạ tôn sùng Darwin như thần thánh thì ông ung dung chỉ ra những sai lầm của Darwin rõ như ban ngày. Ông không sa vào học thuật chuyên sâu của sinh học, mà bằng con mắt tinh đời của một người trung thực, ông chỉ ra những lệch lạc của Darwin bằng những lý lẽ rất đơn giản mà bất cứ ai cũng hiểu. Tính cách độc lập tư duy của ông rất đáng để cho các nhà khoa học và giáo dục suy ngẫm. Tôi kính trọng ông bởi tính cách không xu thời – không để cho bất cứ ai dắt mũi mình trong việc nhận thức chân lý.
Sách Tình Dục Học – Kama sutra (2012) Trong Kama Sutra, cuốn sách nổi tiếng về tình dục của người Ấn Độ cổ đại, chuyện chăn gối đã được nâng lên thành một khoa học. Sách có cả hình minh họa rất phong phú. Theo tiếng Phạn, “Kama” là tên của vị thần tình yêu thể xác (tương tự thần Eros hay Cupidon của Hy Lạp) và “Sutra” có nghĩa là “châm ngôn”. Kama Sutra được hiểu là những luận bàn về tình yêu thể xác. Những luận bàn đó có nguồn gốc từ rất lâu đời, nhiều thế kỷ trước công nguyên. Nhưng từ thế kỷ 4 đến 7 (có tài liệu cho là từ thế kỷ 1 đến 5), có một người tên là Vatsyayana đã tập hợp lại thành tuyển tập với nhiều tranh minh hoạ. Vatsyayana muốn truyền bá những thông tin trong Kama Sutra vì tin rằng chúng rất cần thiết trong cuộc sống (lúc đầu sách này chỉ nhằm phục vụ giới quý tộc). Từ thế kỷ 19, những gì còn sót lại của tuyển tập đã được dịch ra các thứ tiếng ở Âu châu. Và đây cũng là một tài liệu có ích nhằm nghiên cứu đời sống Ấn Độ cổ đại. Sách không chỉ viết về những hoan lạc mà con người có thể hưởng nhờ 5 giác quan mà còn viết về sex như những vui thú trí tuệ, tâm hồn. Nó không chỉ bàn luận về tình dục mà về cả lối sống và nghệ thuật sống mà những người có văn hoá cần biết, ví dụ đề cập đến âm nhạc, cách ăn uống và thưởng thức hương thơm…
Ngày nay sự hiện diện của Kamasutra trong nghiên cứu tính dục của giới khoa học đương đại là điều đã rõ. Cho đến nay, 64 tư thế ái ân do kinh này vạch ra vẫn còn là đề tài tham khảo trong các tài liệu tính dục học.
Nếu Kamasutra chú trọng đến tư thế ái ân để mang lại sự thoả mãn toàn diện, thì Tố nữ kinh (và y học cổ đại Trung Quốc nói chung) dựa trên ý niệm âm – dương, ngũ hành (Kim, Mộc, Thuỷ, Hoả, Thổ) và được coi là sách kinh điển về tính dục học suốt thời kỳ phong kiến Trung Quốc. Tác phẩm này chủ yếu ghi lại những câu hỏi của nhà vua và lời giải đáp của Tố nữ, được người đời sau coi đó là những ý niệm có tính khoa học và vẫn còn có giá trị nhất định trong xã hội đương thời. Yếu tố âm dương thường được nữ cố vấn này vận dụng trong nhiều trường hợp “khúc mắc” của nhà vua. Chẳng hạn như Hoàng Đế than phiền với Tố nữ là ông cảm thấy mình khí suy nhược, khi ái ân không có sự đồng nhịp với bạn đồng hành, khiến cho tâm trạng bất an, lòng không còn vui thú. Người cố vấn này đã giải thích rằng hiện tượng trên xuất phát từ sự thiếu hoà hợp âm dương, tinh lực của người nam như lửa, của nữ như nước, nếu tinh lực của người nữ mạnh hơn nam thì cũng như nước tạt vào lửa, làm cho ngọn lửa tắt ngấm, dẫn đến hậu quả là sự ái ân có hại cho sức khoẻ và không còn thú vị nữa.Về sự hoà hợp âm dương, Tố nữ kinh còn đi xa hơn khi cho rằng trong ân ái, người nam có thể “hấp thu” tinh lực của người nữ bằng cách làm cho họ đạt đến độ cực khoái nhiều lần trong khi mình vẫn bế tinh, không làm mất đi chân khí. Sự hấp thu này tăng cường khí lực cho bộ não, khiến cho họ có thể sống trường thọ. Trong khi đó, ở giới nữ, tình trạng cực khoái một hay nhiều lần trước bạn tình không làm hao tổn chân khí của họ. Có lẽ đây cũng là một trong những lý do khiến cho các vua chúa phong kiến có nhiều phi tần cung nữ trẻ đẹp bao quanh.
Sự hấp dẫn và đi sâu vào điểm yếu ở nam giới của Tố nữ kinh đã khiến cho các vua chúa và giới công hầu trong xã hội Trung Quốc coi đó như “gia bảo” thuộc thành phần giai cấp của họ. Mặt khác, theo quan niệm thời đó, những gì đề cập đến trong tác phẩm này là “tà dâm”, làm bại hoại xã hội, cho nên Tố nữ kinh bị ém nhẹm trong chốn cung đình hay giới quý tộc trong suốt hơn 2.000 năm. Nhiều bậc đế vương không hiểu thấu đáo hay hiểu sai những gì được diễn đạt trong Tố nữ kinh, khiến cho nhiều ông đã sớm rời bỏ ngai vàng, về miền cực lạc ở tuổi 20-30. Mãi đến năm 225, dưới thời nhà Hán, sách này mới được phổ biến tương đối rộng rãi trong tam cung lục viện và sau đó đi dần vào cuộc sống đời thường.
Kamasutra và Tố nữ kinh trong cuộc sống đương đại
Tố nữ kinh không được giới nghiên cứu phương Tây chú ý bằng Kamasutra, tuy vậy, những ý niệm căn bản mà nó nêu lên vẫn đang là chủ đề được các nhà tình dục học chuyên tâm nghiên cứu. Ý niệm này được tóm lược trong câu nói của Huyền nữ với Hoàng Đế: “Dương đắc âm nhi hoá dục, âm hộ dương nhi thành trưởng, âm dương tương hỗ tương thành, hỗ tương cảm ứng, tuần hoàn tương sinh” (Dương có âm mà sinh ham muốn, âm hỗ trợ dương cùng lớn lên, âm dương cùng hỗ trợ nhau mà thành, cùng nhau cảm ứng, cùng nhau tuần hoàn). Đến thời nhà Chu (770-220 trước CN), những người theo học thuyết của Lão tử tiếp tục nhấn mạnh đến thuyết âm dương trong sinh hoạt nam nữ. Họ cho rằng người phụ nữ hấp thu được khí âm một cách viên mãn, trong khi đó, người nam chỉ hấp thu dương khí trong một chừng mực nào đó. Vì thế, theo họ, trong đời sống gối chăn, trước khi xuất tinh, người nam phải tạo điều kiện cho người nữ đạt đến cực khoái nhiều lần để hấp thu tinh lực của họ. Không làm được điều này, có nghĩa là nếu người nam xuất tinh trước người nữ thì đương sự sẽ không hấp thu được tinh lực của người nữ, sức khoẻ suy kém, lâu ngày có thể dẫn đến tử vong. Cũng từ quan niệm này, những người theo học thuyết Lão tử coi hiện tượng thủ dâm là cấm kỵ và có hại cho sức khoẻ, vì không có sự hoà hợp âm dương.
Trong khi đó, y học phương Tây trước đây quan niệm rằng tinh dịch của người đàn ông sẽ được phục hồi ngay sau khi xuất tinh và năng lực sản xuất tinh dịch của cơ thể họ là vô hạn. Điều này về sau được đánh giá là một ngộ nhận. Nhiều nhà y học cho rằng sau khi cho đi nửa lít máu, cơ thể cảm thấy yếu mệt trong một đến hai ngày, cho đến khi lượng máu mất đi được tái tạo. Với tinh dịch của người nam cũng vậy, cơ thể phải tốn nhiều khí lực sau một lần xuất tinh để tái tạo tinh dịch và tái lập sự cân bằng về hormone đã mất. Những người xuất tinh một hay nhiều lần hơn nữa mỗi ngày sẽ mất dần trí nhớ và sự mẫn tiệp, vì 20% tinh dịch của họ được cấu tạo bằng dịch não tuỷ. Những phát hiện y học gần đây cho thấy hiện tượng xuất tinh thường xuyên sẽ gây ra tình trạng thiếu kẽm trầm trọng trong cơ thể, dẫn đến hậu quả lão suy sớm, kém tập trung, trầm cảm mạn tính, mất khả năng tình dục… Chính những nhận định khoa học này chứng tỏ ý niệm cơ bản về “bế tinh” và kiểm soát xuất tinh trong Tố nữ kinh đến nay vẫn còn giá trị thực tế. Nhiều “kỹ thuật” khác được đề cập tỉ mỉ trong bộ tính dục kinh trên cũng còn tính thời sự.
Dùng cho tất cả các loại bệnh: Tà khí, Âm khí, Độc khí
SỰ TÍCH ĐỨC CHUẨN ĐỀ
Đức Phật ĐẠI CHUẨN ĐỀ Ngài vốn là “THẤT CU CHI” Phật mẫu, còn được gọi là Phật mầu nhiệm. Ngài thường hay thuyết giảng kinh Đà La Ni với một ý nguyện là muốn cho tất cả chúng sinh trong thế gian này và chư vị nơi cõi xuất thế gian đều thành tựu trong tu học. Với một tấm lòng từ bi vô hạng của Ngài đối với tất cả, cũng như người mẹ yêu thương đám con thơ dại, nên chư Phật gọi ngài là Phật mẫu hay Phật mầu nhiệm là vậy.
Ngài thường nói về chơn ngôn là chân như thực tướng và tánh chân thường của tất cả mọi chúng sinh xưa nay đều có sẵn một bản giác cũng như Phật, đó là “Phật tính”. Nhưng ngặt nỗi, chúng sinh không tin lời Phật dạy mà tự mình làm tổn hại cho bản thân của chính mình, nên phải chịu trầm luân, sa đoạ trong vòng sinh tử luân hồi mãi, dẫu cho có hàng ngàn lần Đức Phật ra đời đo nữa thì cũng khó mà cứu vãn được. Ngài thấy vậy sinh lòng thương xót, liền lập pháp môn phương tiện mà điều phục các việc “trần cấu” của người sơ cơ nhập đạo, để cho họ đồng cùng chư Phật một nguồn giác để mà dứt chỗ vọng tưởng mà quay về với chân như. MẬT TÔNG TÂM PHÁP CHUẨN ĐỀ ĐÀ LA NI.
Đây là một tông phái của đạo Phật, chuyên tu hành và thành tựu ở kiếp đời hiện tại “chẳng đâu xa” bằng sự:
Tự lực: của bản thân là chính
Tha lực: nương nhờ đến chư vị nơi xuất thế gian
Nhưng đặc biệt hay dùng đến phương tiện thiện xảo để làm căn bản cho sự tu hành, đó là:
Chân ngôn (Tâm mật)
Ấn pháp (Thân mật)
Linh phù (Ý mật)
Nói về Chân ngôn: còn gọi là “CHÚ”. Đây là nơi bí mật, kín đáo và chân thật, được xuất phát ở nơi cái tâm của Phật vốn ẩn kín nơi Tâm.
Nói về Ấn pháp: là dùng đến các ngón tay đan để kết lại, thuộc về “Thân mật” để hỗ trợ và phát huy thêm về oai lực cho Chân ngôn được tốt hơn, hiệu nghiệm của sự màu nhiệm.
[/B]Linh phù: Đây là các đường vẽ, nét viết về oai lực, cũng hỗ trợ cho Chân ngôn và ấn pháp về năng lực.
Nhờ đến tha lực của chư Phật hộ trì trên bước đường tu học và hành, với sự kiên trì, nhất tâm của bản thân. Đó là sự kết hợp:
Tự lực.
Tha lực.
Oai thần lực.
Nếu chỉ nhờ sự trợ giúp về “Gia trí lực” qua kinh kệ thì không thể cứu vãn cho họ được giải thoát về tội nghiệp chướng, mà phải có sự hộ trì cứu giúp thêm về “Oai thần lực” của tất cả chư Phật mới có thể giúp họ giải thoát, được thành tựu ở kiếp đời hiện tại đang sống.
Mật tông là một tông phái chọn con đường giải thoát bằng phương tiện thiện xảo, còn gọi là pháp thuật mầu nhiệm để cứu giúp cho con người mau chóng thành tựu bằng oai lực của chư Phật ở đời này là vậy.
Tuyển Tập Đồ Hình Diện Chẩn – Điểu Khiển Liệu Pháp Và Xoa Bóp Việt Nam
NXB Đà Nẵng 2004
Bùi Quốc Châu
40 Trang
Sách này trình bày một số các đồ hình phản chiếu đã được tuyển chọn từ hàng trăm hệ thống phản chiếu trên Toàn thân, trong đó có phần đồ hình ở mặt, do tác giả tìm ra từ năm 1980 đến năm 1989 tại TP.HCM
Đặc điểm của phương pháp là nếu ta làm đúng thì nó sẽ cho kết quả ngay tức khắc, đối với các bệnh mới mắc phải, còn nếu làm sai thì sẽ không kết quả nhưng cũng không có hại gì cả. Tất nhiên là dù cho kết quả liền nhưng nếu muốn bệnh hết luôn không bị tái lại, sau đó ta phải chữa tiếp nhiều lần nữa mới có kết quả tốt và bền được, thậm chí 3 lần 1 ngày, đối với một số bệnh khó và mạn tính. Ngoài ra còn pải biết kết hợp với việc ăn uống đúng phép Ẩm thực dưỡng sinh.
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 199.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Diện Chẩn Điều Khiển Liệu Pháp
Tác giả: Bùi Quốc Châu
NXB Đà Nẵng 2012
144 Trang
1. Về lý thuyết
– Phương pháp được xây dựng trên nền tảng triết học Đông phương, thừa kế phần nào kiến thức về y học cổ truyền VN, hình thành một phương pháp mới phòng, chữa bệnh không dùng thuốc. Cơ sở tìm ra đồ hình và huyệt vị không theo hệ kinh lạc của Đông y hay hệ phản xạ thần kinh của Tây y, mà là thuyết phản chiếu và thuyết đồng ứng – 2 thuyết căn bản của phương pháp.
– Cơ chế tác dụng: theo cơ chế tự điều khiển các dạng năng lương là chủ yếu.
2. Về thực hành:
Chẩn đoán bệnh tật chủ yếu bằng cách khảo sát các biểu hiện bất thường ở da vùng mặt và toàn thân bằng mắt thường hoặc bằng các dụng cụ đặc thù của phương pháp. Có ưu điểm là có thể giúp thầy thuốc thấy ngay được sự bất ổn đang, đã hay sẽ xảy ra ở một cơ quan, bộ phận hay vùng nào đó trong cơ thể một cách nhanh chóng tương đối chính xác. Đây là phương pháp chẩn đoán bổ sung cho các phương pháp ‘vọng văn vấn thiết” của Đông y đã có từ bao đời nay. Nếu khéo biết vận dụng phối hợp sẽ thu được kết quả tốt hơn.
3. Về thực hành phòng, chữa bệnh
– Dựa vào đồ hình và sinh huyệt:
+ Lúc đầu dùng kim châm ngắn, mũi nhọn châm vào huyệt sâu từ 2 – 3 mm, nay không dùng nữa mà sử dụng các dụng cụ đặc thù như que dò huyệt, cây lăn, cây cào, búa cao su, điếu ngải… để chữa bệnh.
+ Phạm vi chữa bệnh cũng rộng tương đương các phương pháp châm cứu, xoa bóp, bấm huyệt…
+ So sánh với các phương pháp khác có ưu điểm sau:
a/ An toàn: không ngại bị nhiễm trùng, lây lan các bệnh theo đường máu như khi dùng khi dùng kim châm cứu, chích lể. không ngại bị vựng châm (SOC), chảy máu, gảy kim, bỏng và cháy.
b/ Không tốn kém: Không tốn tiền mua kim, mua dụng cụ, phương tiện đắt tiền như máy điện châm, máy quang châm…
c/ Không tốn sức thầy thuốc như bên xoa bóp, bấm huyệt.
d/ Tiện lợi: không đòi hỏi nơi điều trị phải rộng rãi có giường nằm, chỉ cần một ghế dựa cho bệnh nhân ngồi là được. Không cần cởi bớt quần áo ngoài hay vén quần áo thêm phức tạp, nhất là khi châm cho bệnh nhân nữ hoặc trong mùa mưa lạnh.
e/ Dễ học, dễ làm: -Có thể hướng dẫn bệnh nhân tự chữa bệnh mình, biến bệnh nhân thành người thầy thuốc tự chữa bệnh cho mình và gia đình mình. -DCĐKLP không quá phức tạp như thể châm ( phân chia huyệt theo nhiều loại, như: kinh huyệt, kinh ngoại kỳ huyệt, nguyên, du, mộ khích, lạc, hội huyệt…, và các vấn đề như: đắc khí khi châm, bố tả, theo ngũ hành sinh khắc, con hư bố mẹ, mẹ thực tả con… cùng các cách châm như thiên sơn hỏa, thấu thiên lương, thời châm tí ngọ lưu trú.v.v… Những vấn đề này đòi hỏi người học phải có trình độ nhất định, thời gian học tập bài bản).
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 199.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Châm Cứu Giáp Ất Kinh Tập 1+2
NXB Thuận Hóa 2009
Hoàng Phủ Mật
Dịch: Lương Tú Vân, Lê Quý Ngưu
642+515 trang
Châm Cứu Giáp Ất Kinh nói môm na là Châm cứu ABC, Châm cứu bước đầu là bộ sách thuộc loại kinh điển do nhà châm cứu học Hoàng Phủ Mật hồi thế kỷ thứ 3 biên soạn. Đây là một bộ sách chuyên ngành đầu tiên viết về môn châm cứu học có hệ thống thời xưa truyền lại đến ngày nay.
Hoàng Phủ Mật sinh năm 215, mất năm 282, người Triều Nã, An Định (nay ở vùng phía Tây Nam huyện Linh Đài, tỉnh Cam Túc, Trung Quốc) vốn không phải là người làm nghề y, nhưng ông thấy lúc bấy giờ bệnh dịch hoành hành khắp nơi, và đến tuổi trung niên ông lại mắc bệnh Phong tý (giống như bệnh thấp khớp hiện nay), vì bị cơn bệnh giày vò đau khổ, nên ông quyết tâm nghiên cứu y học, nhất là học tập môn châm cứu. Ông đã tổng kết những thành tựu của châm cứu học từ hơn 200 trước công nguyên đến hơn 200 năm sau công nguyên, chọn lọc các chương bàn luận về châm cứu trong Nội kinh rồi chỉnh lý lại một cách có hệ thống. Hơn nữa ông đã tham khảo các huyệt vị theo từng bộ phận đầu, mặt, ngực, bụng, lưng, và phương pháp chữa các thứ bệnh bằng châm cứu trong bộ Minh đường khổng huyệt châm cứu trị yếu kết hợp với kinh nghiệm thực tế chữa bệnh bằng châm cứu của mình, biên soạn xong bộ Châm Cứu Giáp Ất Kinh vào năm 265.
Trong bộ Châm Cứu Giáp Ất Kinh, Hoàng Phủ Mật đã xác định 349 tên huyệt châm cứu, trong đó có nhiều tên huyệt chưa hề thấy trong Nội kinh. Theo vị trí và kinh lạc khác nhau trên cơ thể con người, bộ sách này đã viết rõ tác dụng điều trị của chủ yếu của các huyệt, bàn về lý luận châm cứu cùng các loại bệnh có thể chữa bằng châm cứu, phương pháp thao tác và những điều cấm kỵ v.v…
Bộ Châm Cứu Giáp Ất Kinh được dịch ra tiếng Việt và gồm có 2 tập.
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Nội Khoa Y Học Cổ Truyền
NXB Y Học 2006
Trần Thúy
489 Trang
Tài liệu được biên soạn theo hướng thừa kế và phát triển, kết hợp y học hiện đại và y học cổ truyền. Do vậy nội dung được chia làm hai phần chính:
– Phần phát triển và kết hợp hai nền y học: Chúng tôi manh dạn dùng các bệnh danh của y học hiện đại, những biện chứng theo y học cổ truyền. Điều trị tổng hợp theo phương pháp của y học cổ truyền kết hợp với y học hiện đại.
– Phần thừa kế: Gồm có một số y hộc cổ truyền liên quan đến những bệnh chứng nội khoa theo quan niệm y học của y học cổ truyền trong chẩn đoán điều trị cũng như việc sử dụng thuốc men.
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Y Học Với Dưỡng Sinh-Đồ Hình Giải Thích Hoàng Đế Nội Kinh Và Phương Thức Dưỡng Sinh Trung Hoa
NXB Hà Nội 2008
Đào Tuấn Hiệp
304 Trang
Hoàng đế nội kinh cho rằng nền tảng của sinh mệnh là cân bằng âm dương, cũng có nghĩa là chỉ có thể nắm vững quy luật biến hóa âm dương của trời đất, thuận theo sự phát triển của Âm – Dương và thích ứng với biến thiên của bốn mùa, chức năng của cơ thể mới duy trì ở trạng thái bình thường, sinh mệnh mới được kéo dài.
Hoàng đế nội kinh thông qua lý luận điều hòa Âm Dương, dưỡng sinh bốn mùa, giúp chúng ta khỏe mạnh trường thọ.
– 300 hình vẽ minh họa tỉ mỉ, sống động
– 250 sơ đồ biểu đạt, sáng tạo, cô động.
– Giải đáp những thắc mắc về bản chất của sinh tử
– Nắm vững được phương thức dưỡng sinh cơ bản
– Dựa vào kinh điển truyền thống từ 2000 năm trước. Tiếp nhận nhưng cách thức dưỡng sinh thuận với tự nhiên đầy trí tuệ của Trung Quốc
– Là sách dưỡng sinh hiện đại của Trung Quốc được chú ý nhiều nhất.
– Kinh điển dưỡng sinh từ thời tối cổ – Phương pháp trình bày hiện đại – Uy tín thực dụng khó có thể chế trách.
“Hoàng Đế nội kinh” một tác phẩm vĩ đại ra đời khoảng 2000 năm trước do nhiều người, nhiều đời đúc kết tinh hoa kinh nghiệm, trí tuệ lại mà thành. Đây cũng là một tác phẩm kinh điển sớm nhất của loài người về y lý, triết lý, dưỡng sinh, giải phẩu cơ thể, châm cứu, bệnh nhân bệnh cơ và lý số cổ phương đông….làm nền tảng cho nhiều ngành khoa học đang được ứng dụng hiệu quả và rộng rãi hiện nay. Tuy nhiên, do hình thành từ thời tối cổ nên cách diễn đạt và trình bày của bản kinh văn này không khỏi khó đọc, khó hiểu, khó giải thích. Chắc lọc những tinh tuý của người xưa, áp dụng phương thức trình bày hiện đại, mang lại kiến thức và hiệu quả tốt nhất cho người đọc chính là mục đích của sách “Đồ hình giải thích Hoàng Đế nội kinh và phương pháp dưỡng sinh Trung Hoa”
Về nội dung: Sách gồm 12 chương, mỗi chương đề cập đến một lĩnh vực quan trọng như: triết học, y học, sinh học, châm cứu học, giải phẫu học, bệnh học, thể chất, dưỡng sinh, dinh dưỡng học,…. giúp người đọc có thể giải đáp được toàn bộ những thắc mắc trong ăn mặc, hoạt động, công tác, giải trí cũng như am hiểu được bản chất của sinh tử, nắm vững được những phương thức dưỡng sinh cơ bản nhất.
Về hình thức: Nhằm mang toàn bộ những trí tuệ phi thường, kiến thức uyên thâm cùng với phương pháp thực hành hữu hiệu từ tác phẩm kinh điển này trực tiếp đến người đọc một cách ngắn gọn nhất, hiệu quả nhất, tập thể soạn giả đã chọn phương pháp trình bày hiện đại cô đọng với: 300 hình vẽ minh hoạ tỉ mỉ sinh động, 250 sơ đồ bảng biểu chi tiết sáng tạo, giúp người đọc có thể trực tiếp thụ nhận những thông tin và tri thức mà không cần thiết phải tỉ mẫn vất vả với một rừng ngôn từ và thuật ngữ khô khan. Mục lục: Đồ hình tổng quan lý luận Nội kinh Sơ đồ lịch sử diễn tiến sách Nội kinh Hướng dẫn dùng sách Chương 1: Quan điểm trong Nội kinh về nguồn gốc của sự sống Chương 2: Chu kỳ của sự sống Chương 3: Nguyên tắc dưỡng sinh Chương 4: Ngũ tạng lục phủ của chúng ta Chương 5: Kỳ kinh bát mạch Chương 6: Bốn mùa thuận dưỡng Chương 7: Thực dưỡng Chương 8: Dưỡng sinh trong tình chí – ‘Hình thần hợp nhất’ Chương 9: Âm dương hư thực với giấc mơ Chương 10: Âm dương ngũ hành với thể chất Chương 11: Bệnh tà và lục khí Chương 12: Thần kỳ trong châm cứu Phụ lục: Giải thích danh từ thuật ngữ
Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư
NXB Y Học 1978
Tuệ Tĩnh
195 Trang
Tuệ Tĩnh được coi là vị thánh thuốc nam, là ông tổ của YHCT Việt nam. Ông là tác giả của những tập sách nổi tiếng “Nam dược thần hiệu” và “Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư”, là người đầu tiên đề cao tư tưởng “Thuốc Nam chữa người Nam việt” Hồng Nghĩa Giac Tư Y Thư là cuốn sách thuốc cổ nhất của ta. Lý luận tinh tuý, sâu sắc, trị pháp lại linh hoạt, sáng tạo tác giả theo khuôn mẫu THƯƠNG HÀN và KIM QUỸ của Trương Trọng Cảnh. Chúng tôi xin giới thiệu đến các bạn tài liệu Hồng Nghĩa Giác Tư Y Thư – của đại danh y Tuệ Tĩnh.
“Kim Quỹ Ngọc Hàm Kinh” là phần tạp bệnh của sách “Thương hàn tạp bệnh luận” do Trương Trọng Cảnh viết từ thời Đông Hán. Đây là cuốn sách đầu tiên viết về chẩn trị tạp bệnh theo lý luận biện chứng của y học cổ truyền. Sách có giá trị cao cả về lý luận cũng như ứng dụng lâm sàng và là một trong những sách kinh điển của y học cổ truyền. Tên sách là “Kim quỹ yếu lược phương luận”, trong đó “Kim quỹ” có nghĩa là quan trọng và quý giá, “Yếu lược” có nghĩa là tóm lược. “Kim quỹ yếu lược” cho thấy đây là những nội dung quan trọng chủ yếu và cần thiết về y học cổ truyền được tóm tắt lại.
Lịch sử ra đời lưu lạc và được chỉnh lý của sách có thể chia thành ba giai đoạn. Khoảng đầu thế kỷ thứ ba sau công nguyên, Trương Trọng Cảnh viết xong “Thương hàn tạp bệnh luận”. Sách gồm hai phần “Thương hàn” và “Tạp bệnh”. Toàn sách có mười sáu chương trong đó mười chương nói về thương hàn và sáu chương nói về tạp bệnh. “Kim quỹ” thuộc phần viết về tạp bệnh. Trong thời gian từ Đông Hán đến Tây Tấn do chiến tranh loạn lạc sách bị thất lạc. Tuy đã được Vương Thúc Hoà (Tây Tấn) thu thập và chỉnh lý nhưng người ta vẫn chỉ thấy phần “Thương hàn luận”, gồm mười chương mà không thấy phần tạp bệnh. Và người ta cũng chỉ thấy nêu dẫn chứng về sách trong các tài liệu khác như “Mạch kinh”, “Giả bệnh nguyên hậu luận”, “Thiên kim phương”, “Ngoại đài bí yếu”… Cho đến tận thời Tống Nhân Tông, Học sỹ Ông Lâm mới tìm thấy trong thư viện của gia đình cuốn “Kim quỹ ngọc hàm yếu lược phương”, đây chính là bản tóm lược “Thương hàn tạp bệnh luận” của Trương Trọng Cảnh. Sách gồm có ba phần, phần đầu bàn về thương hàn, phần thứ hai bàn về tạp bệnh, phần thứ ba bàn về phương tễ, bệnh phụ khoa và cách điều trị. Nhưng do là cuốn tóm lược nên “Hoặc có chứng mà không có phương, hoặc có phương mà không có chứng” nên không tránh khỏi “Chữa bệnh không toàn diện”. Vì vậy Lâm Ức và nhiều tác giả khác đã tiến hành hiệu đính theo nguyên tắc: phần đầu sử dụng bản do Vương Thúc Hoà đã hiệu đính tương đối hoàn chỉnh nên giữ nguyên, phần thứ hai viết về tạp bệnh và các bệnh phụ khoa. Nhằm tiện cho ứng dụng lâm sàng lại đem phần viết về phương tễ phân biệt theo các chứng hậu chia thành ba chương. Ngoài ra còn đem các phương thuốc của Trương Trọng Cảnh và các thày thuốc nổi tiếng khác phân loại ở cuối sách. Do là sách tóm lược nên đặt tên sách là: “Kim quỹ yếu lược phương luận”, về sau được gọi tắt là “Kim quỹ yếu lược” hay chỉ đơn giản là “Kim quỹ”.
Sách “Kim quỹ” bàn về tạp bệnh nội khoa là chính, tuy nhiên cũng đề cập đến một số bệnh phụ khoa và ngoại khoa. Toàn sách chia thành ba phần lớn, tổng cộng có hai mươi nhăm chương. Phần đầu từ chương một đến chương mười, phần hai từ chương mười một đến chương mười chín, phần ba từ chương hai mươi đến chương hai mươi nhăm. Chương đầu mang tên “Bệnh tạng phủ kinh lạc trước sau” có tính chất tổng luận, viết về nguyên nhân cơ chế bệnh sinh, dự phòng, chẩn đoán và điều trị bệnh …. Do viết theo hình thức hỏi đáp, nêu các nguyên tắc nên chương này có tính chất cương lĩnh cho toàn cuốn sách. Từ chương thứ hai “Bệnh kính thấp yết” đến chương mười bảy “Bệnh nôn oẹ hạ lợi” thuộc bệnh nội khoa. Chương mười tám “Bệnh sang ung tràng ung phù nề” thuộc bệnh ngoại khoa. Chương mười chín “Bệnh phu quyết thủ chỉ tý thũng chuyển cân âm hồ sán ưu trùng” viết về một số hợp bệnh. Chương hai mươi đến chương hai mươi hai chuyên về sản phụ khoa. Ba chương cuối viết về cấm kỵ, chú ý khi dùng thuốc và ăn uống cùng một số nghiệm phương.
Toàn sách đề cập đến hơn sáu mươi loại chứng bệnh mức độ sơ sài hay kỹ càng khác nhau. Trong hai mươi hai chương đầu viết về hơn bốn mươi loại bệnh và hai trăm linh năm bài thuốc. Bốn bài đầu tiên chỉ nêu tên bài thuốc mà không viết rõ từng vị thuốc. Đó là các bài Hạnh tử thang trong chương Bệnh thuỷ khí, bài Hoàng liên phấn trong chương Bệnh sang ung tràng ung phù nề, bài Lê lô Cam thảo thang trong chương Bệnh phu quyết thủ chỉ tý thũng chuyển âm hồ sán ưu trùng và bài Phụ tử thang trong chương Bệnh nữ nhân nhâm thân. Về phương diện điều trị, ngoài dùng thuốc còn sử dụng các phương pháp châm cứu, ẩm thực điều dưỡng và chú trọng điều trị hộ lý. Về cách dùng thuốc ngoài các loại thuốc uống như thuốc thang, thuốc hoàn, thuốc ngâm rượu, thuốc tán… còn dùng các dạng thuốc dùng ngoài như xoa, bôi, dán, ngâm, rửa… Đồng thời trong sách còn kể tương đối tỷ mỷ các phương pháp bào chế, cách uống, tác dụng phụ của bài thuốc.
Y Học Tam Tự Kinh
Tên tác giả: Trần Tu Viên
Dịch giả: Trần Duy Bình
NXB Sài Gòn 1960
116 + 148 trang
Đạo Thuốc là nhân thuật mà lại là nguy nữa: Biết tôn trọng tính mệnh người, biết y lý để trị bệnh, đó là nhân thuật: coi tính mệnh người như cỏ rác, không biết y lý để trị bệnh, sống thác mặc bay, tiền thầy võ đẫy, đó là nguy.
Đã trải mấy ngàn năm ý đạo ở phương đông ta đó các bậc tiền thánh tiền hiền nghiên cứu y lí, lập thành phương thuốc để trị bệnh, viết ra sách để truyển lại đời sau, nếu ta không biết chữ, khong biết đọc làm sao hiểu thấu y lí tinh túy để trị bệnh.
Bởi vậy cuốn Tam Tự Kinh này sẽ giú người làm thuốc dễ ghi nhớ các tên thuốc cũng như cá bài thuốc của thánh nhân, để dễ dàng ghi nhớ và áp dụng.
Tìm hiểu thật sâu-xa những điều thâm-thúy của Nội-kinh là một việc mà các nhà nghiên-cứu Y-học cổ-truyền đang mong ước. Bộ Hoàng Đế nội-kinh được xem là bộ sách kinh-điển hàng đầu của ngành Y-học cổ-truyền đông-phương.
Bộ sách này gồm có: Linh-khu, Tố-vấn, Nan-kinh.
Giáo-sư Huỳnh Minh-Đức, sau nhiều năm nghiên-cứu, đã dịch và chú ra Việt-văn toàn bộ 3 tác-phẩm trên. Trước đây, phần đầu quyển Linh-khu được Câu-lạc-bộ dân tộc Thành-phố Hồ Chí Minh cho quay bằng Ronéo để phổ-biến nội-bộ. Nay Hội Y-học dân-tộc cổ-truyền Đồng-nai chúng tôi hân-hạnh tái bản bằng offset, nhằm mục-đích cung-cấp tài-liệu tham-khảo cho độc-giả.
Theo thứ-tự, chúng tôi sẽ cho ra đời toàn bộ sách kinh-điển do Giáo-sư Huỳnh Minh-Đức soạn và dịch. Tập I của sách Linh-khu này xin được gởi đến tay độc-giả, lần-lượt sẽ đến các quyển kế-tiếp.
Trong tập này, GS Đức sẽ lần-lượt trình-bày từng chữ, từng câu, từng lời, từng ý…của người xưa để hướng-dẫn người đọc tìm hiểu kỹ và sâu-sắc hơn về kinh-điển.
Dù dịch-giả có cố-gắng hết sức trong khi dịch-thuật, nhưng chắc-chắn không thể tránh khỏi sơ-sót. Do đó, kính mong được các bậc cao-minh góp-ý để việc dịch-thuật ngày càng hoàn-chỉnh và phong-phú hơn.
Mục lục
Nội kinh linh khu thiên 01: cửu châm thập nhị nguyên
Nội kinh linh khu thiên 02: bản du
Nội kinh linh khu thiên 03: tiểu châm giải
Nội kinh linh khu thiên 04: tà khí tạng phủ bệnh hình
Nội kinh linh khu thiên 05: căn kết
Nội kinh linh khu thiên 06: thọ yếu cương nhu
Nội kinh linh khu thiên 07: quan châm
Nội kinh linh khu thiên 08: bản thần
Nội kinh linh khu thiên 09: chung thỉ
Nội kinh linh khu thiên 10: kinh mạch
Nội kinh linh khu thiên 11: kinh biệt
Nội kinh linh khu thiên 12: kinh thủy
Nội kinh linh khu thiên 13: kinh cân
Nội kinh linh khu thiên 14: cốt độ
Nội kinh linh khu thiên 15: ngũ thập doanh
Nội kinh linh khu thiên 16: doanh khí
Nội kinh linh khu thiên 17: mạch độ
Nội kinh linh khu thiên 18: doanh vệ sinh hội
Nội kinh linh khu thiên 19: tứ thời khí
Nội kinh linh khu thiên 20: ngũ tà
Nội kinh linh khu thiên 21: hàn nhiệt bệnh
Nội kinh linh khu thiên 22: điên cuồng
Nội kinh linh khu thiên 23: nhiệt bệnh
Nội kinh linh khu thiên 24: quyết bệnh
Nội kinh linh khu thiên 25: bệnh bản
Nội kinh linh khu thiên 26: tạp bệnh
Nội kinh linh khu thiên 27: chu tý
Nội kinh linh khu thiên 28: khẩu vấn
Nội kinh linh khu thiên 29: sư truyền
Nội kinh linh khu thiên 30: quyết khí
Nội kinh linh khu thiên 31: trường vị
Nội kinh linh khu thiên 32: bình nhân tuyệt cốc
Nội kinh linh khu thiên 33: hải luận
Nội kinh linh khu thiên 34: ngũ loạn
Nội kinh linh khu thiên 35: trướng luận
Nội kinh linh khu thiên 36: ngũ lung tân dịch biệt luận
Nội kinh linh khu thiên 37: ngũ duyệt ngũ sứ
Nội kinh linh khu thiên 39: huyết lạc luận
Nội kinh linh khu thiên 40: âm dương thanh trọc luận
Nội kinh linh khu thiên 41: âm dương hệ nhật nguyệt luận
Nội kinh linh khu thiên 42: bệnh truyền
Nội kinh linh khu thiên 43: dâm tà phát mộng
Nội kinh linh khu thiên 44: thuận khí nhất nhật phân vi tứ thời
Nội kinh linh khu thiên 45: ngoại sủy
Nội kinh linh khu thiên 46: ngũ biến
Nội kinh linh khu thiên 47: bản tạng
Nội kinh linh khu thiên 48: cấm phục
Nội kinh linh khu thiên 49: ngũ sắc
Nội kinh linh khu thiên 50: luận dũng
Nội kinh linh khu thiên 51: bối du
Nội kinh linh khu thiên 52: vệ khí
Nội kinh linh khu thiên 53: luận thống
Nội kinh linh khu thiên 54: nội kinh linh khu thiên niên
Nội kinh linh khu thiên 55: nghịch thuận
Nội kinh linh khu thiên 56: ngũ vị
Nội kinh linh khu thiên 57: thủy trướng
Nội kinh linh khu thiên 58: tặc phong
Nội kinh linh khu thiên 59: vệ khí thất thường
Nội kinh linh khu thiên 60: ngọc bản
Nội kinh linh khu thiên 61: ngũ cấm
Nội kinh linh khu thiên 62: động du
Nội kinh linh khu thiên 63: ngũ vị luận
Nội kinh linh khu thiên 64: âm dương nhị thập ngũ nhân
Nội kinh linh khu thiên 65: ngũ âm ngũ vị
Nội kinh linh khu thiên 66: bách bệnh thỉ sinh
Nội kinh linh khu thiên 67: hành châm
Nội kinh linh khu thiên 68: thượng cách
Nội kinh linh khu thiên 69: ưu khuể vô ngôn
Nội kinh linh khu thiên 70: hàn nhiệt
Nội kinh linh khu thiên 71: tà khách
Nội kinh linh khu thiên 72: thông nội kinh linh khu thiên
Cuốn sách là một công trình khoa học của Giáo sư – Tiến sĩ Đỗ Tất Lợi, người đã giành giải thưởng Hồ Chí Minh về Khoa học và Kĩ thuật.
Sách mang đến cho người đọc những kiến thức vô cùng bổ ích về cây thuốc và những vị thuốc của Việt Nam.
Nội dung sách bao gồm 3 phần chính:
Phần I: Phần giới thiệu chung.
Phần II: Những cây thuốc và vị thuốc.
Phần III: Phụ lục.
Cây thuốc và vị thuốc Việt Nam do nhà xuất bản Hồng đức phát hành nói về các cây thuốc xung quanh ta và tính năng tác dụng của từng loại cây. Trong cuốn sách này, có rất nhiều loại cây trồng gần gũi với người Việt Nam ta, thiết nghĩ là người Việt ai cũng lên có trong tay cuốn sách để phục vụ cho phòng và chữa bệnh. Tuy nhiên, không phải ai cũng có điều kiện để mua cuốn sách quý này.
Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam là công trình sưu tầm nghiên cứu dược liệu thuốc Nam nổi tiếng của GSTS.Đỗ Tất Lợi. Sau mấy chục năm lăn lộn với việc sưu tầm nghiên cứu dược liệu, GS. TS. Đỗ Tất Lợi đã biên soạn được bộ sách xuất bản lần đầu từ 1962, và đến nay tái bản đã 14 lần (riêng nhà xuất bản y học là 9 lần). Mỗi lần in lại đều được tác giả sửa chữa bổ sung rất thận trọng.
Đây là một công trình nghiên cứu rất có giá trị ở trong nước cũng như ở nước ngoài. Trên cở sở cuốn sách này, năm 1968 Hội đồng chứng chỉ (khoa học) tối cao Liên Xô đã công nhận học vị Tiến sĩ khoa học cho dược sĩ Đỗ Tất Lợi. Đến năm 1980, tác giả công trình được Chính phủ phong hàm Giáo sư đại học, và đến 1996 được vinh dự nhận giải thưởng Hồ Chí Minh đợt đầu tiên về khoa học công nghệ.
Năm 1983, tại Triễn lãm hội chợ sách quốc tế Matxcơva, bộ sách NCT&VTVN được bình chọn là một trong bảy viên ngọc quí của triễn lãm sách. Và gần đây nhất, ngày 10-5-2007, tại Hội nghị thường niên lần thứ 14 Hiệp hội xuất bản châu Á-Thái Bình Dương (APPA) – diễn ra tại TPHCM – sách NCT&VTVN do NXB Y học tái bản năm 2006 đã nhận được giải thưởng đặc biệt của Hội đồng giải thưởng sách APPA năm 2006.
Trân trọn giới thiệu cuốn sách Những Cây thuốc và vị thuốc việt nam tới bạn đọc
Download ebook Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam – Đỗ Tất Lợi:
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 450.000 vnđ
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Tác giả: Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê
Lời tác giả: Trước khi vào các quẻ Dịch, tôi có mấy lời trình bầy cùng quí vị độc giả. Tôi đã dùng nhiều năm để nghiên cứu về Dịch, và thấy nó mang lại cho tôi một đời sống tâm linh phong phú .
Tôi nghĩ rằng: Dịch là biến thiên, linh động, tùy thời xử thế. Dịch là đi theo đúng đường lối, đúng chiều hướng của Trời đất, nên tôi đã cố tìm hiểu mạch lạc các quẻ Dịch, đã cố dịch các quẻ chính kinh chữ Hán ra chữ Việt bằng văn vần (thơ), và bình giảng các quẻ bằng văn xuôi. Tôi đã nghiên cứu Dịch, viết Dịch, giảng dạy Kinh Dịch nhiều năm ở Đại Học Minh Đức, và đã mở nhiều khóa dạy Dịch cho nhiều lứa tuổi, ở trong nước, cũng như ở ngoại quốc (Hoa Kỳ). Tôi năm nay đã 76 tuổi, chẳng may bị tê bại từ tháng 9 năm 1989, nhưng nhờ Trời óc chất hãy còn sáng suốt, tinh thần hãy còn minh mẫn.
Tôi nhận thấy Kinh Dịch rất hữu ích cho nhân loại: Nó có thể mở mang khối óc ta về nhiều vấn đề: Khoa học, Đạo Đức, Chính trị, Âm nhạc, Thiên văn, Y học, Bói toán v v … và nhiều vấn đề liên quan đến đời sống hiện tại của ta, mà xưa nay các nhà bình giải Dịch kinh từ Á sang Âu không hề nói tới.
Nhà tôi, sau khi đọc các quẻ, đã khám phá ra chỗ diệu dụng của nó. Nên nhất định khai thác nó, theo khả năng của nhà tôi, và nhất định xem xét, nghiên cứu, và tự mình đánh lại nó bằng computer. Tuy sức khoẻ không khả quan (vì bị bệnh mục xương sống), và đã 63 tuổi, nhưng nhà tôi nhất định làm, vì nghĩ rằng nếu biết Áp dụng Kinh
Dịch vào Thời đại, thì sẽ có nhiều ích lợi cho thế hệ sau, và hy vọng nhiều người sau này, sẽ tiếp tục nghiên cứu nó. Và một ngày nào đó biết đâu, nó chẳng mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, dân tộc nói riêng, và nhân loại nói chung, vì theo đà tiến hóa, những người nghiên cứu nó sau này, sẽ thông minh hơn chúng ta gấp bội, nhà tôi nói. Nên dù gặp khó khăn về sức khỏe, khó khăn về vật chất, để hoàn thành nó, nhà tôi cũng phải cố gắng cho nó ra đời. Nếu có ích cho thế hệ sau, thì sự hy sinh nhỏ nhoi của nhà tôi, nào có đáng gì?
Cho nên, bộ Kinh Dịch này ra đời hoàn toàn theo ý nhà tôi, (tôi chỉ góp ý phụ). Nhà tôi bỏ bớt những gì không cần thiết, và giản dị hóa lời giảng (mà theo ý nhà tôi nó quá cao, sợ nhiều người không hiểu). Nhà tôi muốn phổ biến cho quần chúng, và nghĩ rằng chỉ cần trên 18 tuổi, đọc và hiểu tiếng Việt, là hiểu được phần Bình giảng, và phần Áp dụng vào Thời đại. Nhà tôi đã cho vài em nhỏ khoảng 18, 20 tuổi và ít sinh viên Đại học đọc, họ đọc xong mục Áp dụng vào Thời đại, họ rất hiểu, và rất thích thú, và họ ước ao nhà tôi đủ sức khoẻ, để cùng tôi hoàn tất xong bộ Dịch này. Các bạn hữu của chúng tôi cũng khuyến khích nhà tôi rất nhiều.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, chúng tôi nhất định trình bầy Bộ Dịch như sau:
I. Quyển I bàn về các vấn đề liên quan đến Dịch Lý, đến Vô Cực, Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Âm Dương, Tứ Tượng, Ngũ Hành.
Phần này rất cao siêu, nên tôi đã giảng giải bằng nhiều chú thích của những nhà bình giải danh tiếng, lại viện dẫn nhiều sách tham khảo, để tiện cho quí vị tìm ra những điều vi diệu của Dịch .
II. Quyển II nói về Thượng kinh (có phần Dịch Kinh Giản Lược ở trên, xin quí vị đọc kỹ phần này, để có những ý niệm, và hiểu từ ngữ để đi vào Hào, Quải cho dễ).
Thượng Kinh: Dưới phần Hán Văn là phần dịch đoạn Hán văn đó bằng văn vần, tiếp đến là Bình giảng đoạn đó bằng văn xuôi. Cuối mỗi quẻ là phần áp dụng quẻ đó vào Thời đại.
III. Quyển III là Hạ kinh. Hạ kinh trình bầy như Thượng kinh. Trong phần Bình giảng, thường hay dùng điển tích chứng minh để độc giả dễ hiểu, và sẽ ngạc nhiên thấy khi đọc Dịch mà thích thú, dễ hiểu như khi đọc truyện Tầu, và cuối mỗi quẻ, đều có phần Áp dụng vào Thời đại của quẻ đó. Tôi và nhà tôi cố gắng soạn bộ Dịch này một cách công phu, dễ hiểu, để đi sâu vào quần chúng. Theo chúng tôi nó rất có ích cho nhân loại.
Và sau khi đã hiểu Dịch, biết áp dụng Dịch, ta thấy ta trở nên thông thái, khôn ngoan hơn trước nhiều.
Phần Hệ Từ. Phần này có Hệ Từ Thượng, Hạ, Thuyết Quái, Tự Quái, Tạp Quái cùng Phụ Lục I, II, III gồm khoảng 200 trang, với những lời bình giảng, chú thích rành rẽ. Chúng tôi cố gắng làm cho đầy đủ, để quí vị tiện tra cứu mai sau. Bộ sách tưởng dày (khoảng 1500 trang), nhưng quyển I có 9 Chương, mỗi Chương dạy một đề tài khác nhau: dạy ta Hướng đi của Thánh Hiền, dạy Đông Y, Bói toán vv…, và quyển II, III là 64 quẻ, với 64 hoàn cảnh khác nhau, dạy về cách giải quyết những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, không liên lạc với nhau, do đó muốn xem trước, sau, đoạn nào cũng được, nên dễ như đọc tờ báo hàng ngày mà thôi.
Ước mong sao, bộ Dịch này đến tay không những quí vị thích đọc sách, mà còn làm cho quí vị nào xưa nay không thích đọc sách, cũng cảm thấy thích thú khi đọc nó.
Mong nó sẽ mang lại nhiều điều lợi ích cho quí vị.
Nhân tử Nguyễn văn Thọ & phu nhân H. L.Yến Lê cẩn chí.
Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn là bộ sách y học cổ truyền lâu đời của phương Đông và là tài sản riêng của y học cổ truyền Trung Hoa. Bộ sách cấu tạo theo thể thức hỏi và đáp trong cách chẩn trị kinh mạch.
Những nhà y học cổ truyền thâm hậu xưa nay như Hoa Đà, Biển Thước, Y Doãn của Trung Hoa cổ, như Hải Thượng Lãn Ông, Tuệ Tĩnh của nước ta, đều coi bộ Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn là cuốn sách gối đầu nằm trong việc nghiên cứu, chuẩn trị, bổ, tả, liệu dược các bệnh nhân và truyền thụ cho các y sinh.
Cuốn sách Hoàng Đế Nội Kinh Tố Vấn là một trong những bộ cổ thư có giá trị nhất của nền đông y cổ như Linh Khu, Tố Vấn, Nạn Kinh, Mạch Quyết, Kim Quĩ, Thương Hàn… mong cung cấp cho các lương y Đông Dược và các nhà nghiên cứu tài liệu tham khảo tìm biết nền y học cổ phương Đông, nhằm bổ túc cho vốn cổ của nền Y học Dân tộc cổ truyền Việt Nam.
MỤC LỤC:
Lời đầu sách
Tiểu dẫn
Lời dịch giả
Chương 1: Thượng cổ thiên chân luận
Chương 2: Tứ khí điều thần luận
Chương 3: Sinh khí thông thiên luận
Chương 4: Kim quỹ chân ngôn luận
Chương 5: Âm dương ứng tượng đại luận
Chương 6: Âm dương ly hợp luận
Chương 7: Âm dương biệt luận