Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Trong tiếng Anh, từ “philosophy” (triết học) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại φιλοσοφία (philosophia), có nghĩa là “tình yêu đối với sự thông thái”. Sự ra đời của các thuật ngữ “triết học” và “triết gia” được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras. Một “nhà triết học” được hiểu theo nghĩa tương phản với một “kẻ ngụy biện” (σοφιστής). Những “kẻ ngụy biện” hay “những người nghĩ mình thông thái” có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các “triết gia” là “những người yêu thích sự thông thái” và do đó không sử dụng sự thông thái của mình với mục đích chính là kiếm tiền.
Sách Ma Y Thần Tướng
Tác giả: Ma Y
NXB Thời Đại 2011
Số trang: 495
Bìa cứng, In màu, Khổ lớn
Đánh giá: – Dễ đọc, dễ hiểu, dễ ứng dụng, dễ kiểm chứng – Trước tác quyền uy: luôn giữ vị trí đầu bảng trong các trước tác về tướng thuật – Giản dị, thiết thực: Minh họa sinh động, giải thích dễ hiểu, tái hiện sinh động các tướng pháp vi diệu
Mục lục: Phân tích tướng mạo của một số nhân vật lịch sử
Văn hóa tướng tay cổ đại Trung Quốc
Lời nói đầu: Nhìn ra vận mệnh, giải mã bí mật cuộc đời
Tra nhanh tướng mặt
Tra nhanh tướng tay
Phương thức trình bày của cuốn sách
Chương 1: “Ma Y Thần Tướng” – Trước tác tướng mặt hàng đầu
1. “Ma Y Thần Tướng”: trước tác tướng thuật “vô tiền khoáng hậu”
2. Sự lan truyền và kế thừa của “Ma Y Thần Tướng”: Câu chuyện truyền kỳ về hai vị thần tiên
3. Ảnh hưởng của “Ma Y Thần Tướng”: “Bản nền” của tướng thuật
Chương 2: Tướng thuật huyền bí: Văn hóa tướng thuật cổ đại Trung Quốc
1. Khởi nguồn và quá trình phát triển của tướng thuật cổ đại Trung Quốc: Nguồn gốc của tướng thuật
2. Nền tảng lý luận của tướng thuật: Âm dương ngũ hành
3. Nguyên lý của tướng thuật: Thiên nhân hợp nhất
4. Tướng thuật và đông y: Có cùng nguồn gốc
5. Hệ thống thuật ngữ tướng thuật: Đa dạng và phong phú
6. Phương pháp tướng thuật cổ đại Trung Quốc: Thuật xem tướng
7. Trước tác tướng thuật cổ đại Trung Quốc: Điểm danh các tác phẩm quan trọng
………………
Phụ lục
Phương pháp xem tướng đối với thân thể
1. Lục phủ, Tam tài, Tam đình: Khuôn mặt trong Nhân tướng học
2. Thượng đình: Thuật ngữ trong Nhân tướng học, chỉ nửa trên của khuôn mặt
3. Trung đình: Thuật ngữ trong Nhân tướng học, chỉ phần giữa khuôn mặt
4. Hạ đình: Thuật ngữ trong Nhân tướng học, chỉ nửa dưới của khuôn mặt
………………….
Nho Giáo là một công trình nghiên cứu nghiêm túc, công phu của nhà văn hóa, nhà sử học Trần Trọng Kim được in lần đầu vào những năm 30 của thế kỷ XX. Trong những bộ khảo luận về Nho học xuất bản ở nước ta cho tới nay, bộ Nho giáo của Lê thần Trần Trọng Kim vẫn được đánh giá cao. Đây là một trong số không nhiều cuốn sách ra đời sớm nhất thời hiện đại nghiên cứu về Nho giáo Trung Hoa và tầm ảnh hưởng lớn lao của nó trong đời sống văn hóa Việt Nam ta hàng nghìn năm nay.
Ở Việt Nam Nho Giáo có dấu ấn rất sâu đậm trong nhiều mặt của đời sống. Nghiên cứu Nho học hay Nho Giáo là để thấy cái hay cái dỡ, cái thái quá và cái bất cập, thấy Nho Giáo xưa còn lại đến ngày hôm nay, mức độ và màu sắc thế nào, đó là điều rất cần thiết để góp phần xây dựng nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc.
Từ hơn mười năm nay, một số công trình nghiên cứu tiêu biểu về văn hóa, lịch sử của Trần Trọng Kim đã lại có dịp đến với bạn đọc rộng rãi. Đó là việc làm cần thiết với mục đích tốt đẹp góp phần bảo vệ và phát huy vốn văn hóa cổ truyền, làm giàu thêm bản sắc văn hóa dân tộc.
P.S.: Tất cả các Ebook và Audiobook post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Chú ý: Ebook không đầy đủ và không đảm bảo tính chính xác, chỉ là đọc trước để tham khảo, nên liên hệ mua sách giấy để có ngay tài liệu đầy đủ và chính xác nhất.
Tác giả: Thiệu Khang Tiết NXB Văn Hóa Thông Tin 2006 Dịch: Ông Văn Tùng 672 Trang
“Mai Hoa Dịch Số“ là bộ Đại kỳ thư thứ hai trong Tam đại kỳ thư của nền văn hóa Trung Hoa (Bộ đại kỳ thư thứ 1 là bộ Chu Dịch, bộ thứ 3 là Ma Y tướng thuật), là viên ngọc vô giá của khoa chiêm bốc dự trắc học và tướng học của Trung Hoa; tương truyền là của Thiệu Khang Tiết, nhà đại triết học và đại dịch học đời Tống soạn.
Toàn bộ cuốn sách Mai Hoa Dịch Số Ông Văn Tùng dịch và chú thích, NXB Văn hóa thông tin ấn hành gồm 6 quyển (được in thành 1 cuốn mà chúng tôi đang giới thiệu với các bạn). Từ thời Tống đến nay, nó luôn luôn được các bậc vua chúa và nhân dân Trung Quốc dùng làm căn cứ lý luận cho khoa chiêm bốc và dự trắc học.
Quyển thứ nhất có các nội dung: Chu Dịch quái số; Ngũ hành sinh khắc; Bát cung sở thuộc ngũ hành; Quái khí vượng; Quái khí suy; Thập thiên can; Thập nhị địa chi; Bát quái tượng lệ; Chiêm pháp; Ngoạn pháp v.v…
Quyển thứ 2 có các nội dung: Chiêm bốc huyền cơ; Chiêm quái tổng quyết; Thiên thời chiêm; Nhân sự chiêm; Gia trạch chiêm; ốc xá chiêm; Hôn nhân chiêm; Sinh sản chiêm; Ẩm thực chiêm; Mưu cầu chiêm; Cầu danh chiêm; Giao dịch chiêm; Xuất hành chiêm; Hành nhân chiêm; Yết kiến chiêm; Thất vật chiêm; Tật bệnh chiêm; Quan tụng chiêm; Phần mộ chiêm,v.v…
Quyển thứ 3 có các nội dung: Bát quái phương vị đồ; Quan mai chiêm quyết tự; Chiêm quái quyết; Thể dụng hỗ biến chi quyết; Thể dụng sinh khắc chi quyết; Thể dụng suy vượng chi quyết; Chiêm bốc khắc ứng chi quyết; Vạn vật phú v.v…
Quyển thứ 4 có các nội dung: Chỉ mê phú; Huyền hoàng khắc ứng ca; Hoàng huyền tự; Huyền hoàng ca; Thám huyền phú; Tư quý thủy bút v.v…
Quyển thứ 5 có các nội dung: Ngũ hành toàn bị; Lục thần hình thức; Bát quái biện; Quỷ thần; Thất ngôn tác dụng ca v.v…
Quyển 6: Mai Hoa Dịch Số – Một bộ kỳ thư đích thực trong lịch sử Trung Quốc; Chính Dịch tâm pháp; Cấu tạo lý luận của Mai Hoa Dịch Số; Tác dụng và địa vị của Mai Hoa Dịch số (trong lịch sử văn hóa Trung Quốc).
Kinh Dịch ( Trọn Bộ ) Tác giả: Ngô Tất Tố Nhà xuất bản: Nxb văn học Số trang: 818 trang
Khổng Tử đã từng nói: “Nếu cho tôi sống thêm vài năm nữa, thì cho dù 50 tuổi học Kinh Dịch cũng không phải là sai lầm”.
Có thể nói, Kinh Dịch là một trước tác kinh điển lâu đời nhất, kết tinh trí tuệ của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Kinh Dịch phát hiện tính quy luật và phương pháp nhận thức, dự đoán, xử lý sự vật, và với ý nghí nghĩa phương pháp luận này, nó có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều lĩnh vực như triết học, khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật… của Trung Quốc từ xưa đến nay.
Trong Kinh Dịch có 384 hào, có nghĩa là có 384 lời khuyên hữu ích.
Lật mở từng trang sách, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái, bạn hẳn sẽ không nghĩ rằng quản lý trong học thuật truyền thống lại được viết ra gần gũi, dễ hiểu đến thế. Ở đó, bạn không hề thấy bất kỳ hơi thở nào mang âm hưởng nghiên cứu Nho giáo, càng không hề thấy chỗ nào khó hiểu cả. Đáng quý hơn là, bạn sẽ thấy mỗi một điểm trong cuốn sách này đều liên quan mật thiết đến công việc của bản thân mình. Mỗi một quan điểm, mỗi một kiến giải trong đó đều giúp chúng ta thoát ra khỏi khó khăn và cản trở để trưởng thành trong công việc.
Kinh Dịch ra đời đã bao nghìn năm qua, nhiều nhà nghiên cứu Đông phương và Tây phương nói chung và các nhà nghiên cứu Trung Hoa nói riêng đều khẳng định đây là một công trình hiếm thấy trên thê giới.
Ở ta trước cách mạng tháng Tám, Kinh Dịch đã dược nhà nước đưa vào khoa trường, nó đã trở thành sách gối đầu giường của các nhà Nho.
Trong tất cả những bản Kinh Dịch chúng tôi có trong tay, từ bản Kinh Dịch khá phổ biến của Ngô Tất Tố đến bản của Phan Bội Châu, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Tinh… chúng tôi chọn bản Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê.
Nguyễn Hiến Lê không chỉ tìm hiểu, đối chiếu, so sánh với các bản dịch, các công trình nghiên cứu của các nhà triết học phương Đông về Kinh Dịch mà ông còn tham bác khá sâu về những công trình của các nhà nghiên cứu phương Tây về bộ sách kì lạ này. Từ đó tác giả tìm ra những điểm tương đồng giữa các học giả Đông và Tây về Kinh Dịch và qua dó giúp độc giả thấy được giá trị đích thực của Kinh Dịch ở nhiều chiều khác nhau khi áp dụng vào thực tế đời sống.
Bản dịch nhẹ, thoáng mà chính xác, phong phú sáng sủa, thuần khiết; phần biên khảo, chú thích rõ ràng, khoa học. Về mặt nào đó, Nguyễn Hiến Lê đã lí giải khá thành công Kinh Dịch không thuần túy là sách bói toán.
Nó là một công trình khoa học đầy những ẩn số. Nhiều nhà bác học đang lần tìm ra những ẩn số ấy.
Là một học giả đứng đắn, nghiêm túc và tài năng, Nguyễn Hiến Lê đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm dịch thuật và nghiên cứu. Mỗi tác phẩm của ông là một công trình khoa học thể hiện một sự lao động cần mẫn, một trái tim say mê nồng nàn cuộc sống, một tâm hồn nhạy cảm và một trí tuệ uyên thâm tuyệt vời. Tất cả những điều đó cho ông một chỗ đứng đầy trân trọng trong người đọc trong và ngoài nước.
Tác giả: Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê
Lời tác giả: Trước khi vào các quẻ Dịch, tôi có mấy lời trình bầy cùng quí vị độc giả. Tôi đã dùng nhiều năm để nghiên cứu về Dịch, và thấy nó mang lại cho tôi một đời sống tâm linh phong phú .
Tôi nghĩ rằng: Dịch là biến thiên, linh động, tùy thời xử thế. Dịch là đi theo đúng đường lối, đúng chiều hướng của Trời đất, nên tôi đã cố tìm hiểu mạch lạc các quẻ Dịch, đã cố dịch các quẻ chính kinh chữ Hán ra chữ Việt bằng văn vần (thơ), và bình giảng các quẻ bằng văn xuôi. Tôi đã nghiên cứu Dịch, viết Dịch, giảng dạy Kinh Dịch nhiều năm ở Đại Học Minh Đức, và đã mở nhiều khóa dạy Dịch cho nhiều lứa tuổi, ở trong nước, cũng như ở ngoại quốc (Hoa Kỳ). Tôi năm nay đã 76 tuổi, chẳng may bị tê bại từ tháng 9 năm 1989, nhưng nhờ Trời óc chất hãy còn sáng suốt, tinh thần hãy còn minh mẫn.
Tôi nhận thấy Kinh Dịch rất hữu ích cho nhân loại: Nó có thể mở mang khối óc ta về nhiều vấn đề: Khoa học, Đạo Đức, Chính trị, Âm nhạc, Thiên văn, Y học, Bói toán v v … và nhiều vấn đề liên quan đến đời sống hiện tại của ta, mà xưa nay các nhà bình giải Dịch kinh từ Á sang Âu không hề nói tới.
Nhà tôi, sau khi đọc các quẻ, đã khám phá ra chỗ diệu dụng của nó. Nên nhất định khai thác nó, theo khả năng của nhà tôi, và nhất định xem xét, nghiên cứu, và tự mình đánh lại nó bằng computer. Tuy sức khoẻ không khả quan (vì bị bệnh mục xương sống), và đã 63 tuổi, nhưng nhà tôi nhất định làm, vì nghĩ rằng nếu biết Áp dụng Kinh
Dịch vào Thời đại, thì sẽ có nhiều ích lợi cho thế hệ sau, và hy vọng nhiều người sau này, sẽ tiếp tục nghiên cứu nó. Và một ngày nào đó biết đâu, nó chẳng mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, dân tộc nói riêng, và nhân loại nói chung, vì theo đà tiến hóa, những người nghiên cứu nó sau này, sẽ thông minh hơn chúng ta gấp bội, nhà tôi nói. Nên dù gặp khó khăn về sức khỏe, khó khăn về vật chất, để hoàn thành nó, nhà tôi cũng phải cố gắng cho nó ra đời. Nếu có ích cho thế hệ sau, thì sự hy sinh nhỏ nhoi của nhà tôi, nào có đáng gì?
Cho nên, bộ Kinh Dịch này ra đời hoàn toàn theo ý nhà tôi, (tôi chỉ góp ý phụ). Nhà tôi bỏ bớt những gì không cần thiết, và giản dị hóa lời giảng (mà theo ý nhà tôi nó quá cao, sợ nhiều người không hiểu). Nhà tôi muốn phổ biến cho quần chúng, và nghĩ rằng chỉ cần trên 18 tuổi, đọc và hiểu tiếng Việt, là hiểu được phần Bình giảng, và phần Áp dụng vào Thời đại. Nhà tôi đã cho vài em nhỏ khoảng 18, 20 tuổi và ít sinh viên Đại học đọc, họ đọc xong mục Áp dụng vào Thời đại, họ rất hiểu, và rất thích thú, và họ ước ao nhà tôi đủ sức khoẻ, để cùng tôi hoàn tất xong bộ Dịch này. Các bạn hữu của chúng tôi cũng khuyến khích nhà tôi rất nhiều.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, chúng tôi nhất định trình bầy Bộ Dịch như sau:
I. Quyển I bàn về các vấn đề liên quan đến Dịch Lý, đến Vô Cực, Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Âm Dương, Tứ Tượng, Ngũ Hành.
Phần này rất cao siêu, nên tôi đã giảng giải bằng nhiều chú thích của những nhà bình giải danh tiếng, lại viện dẫn nhiều sách tham khảo, để tiện cho quí vị tìm ra những điều vi diệu của Dịch .
II. Quyển II nói về Thượng kinh (có phần Dịch Kinh Giản Lược ở trên, xin quí vị đọc kỹ phần này, để có những ý niệm, và hiểu từ ngữ để đi vào Hào, Quải cho dễ).
Thượng Kinh: Dưới phần Hán Văn là phần dịch đoạn Hán văn đó bằng văn vần, tiếp đến là Bình giảng đoạn đó bằng văn xuôi. Cuối mỗi quẻ là phần áp dụng quẻ đó vào Thời đại.
III. Quyển III là Hạ kinh. Hạ kinh trình bầy như Thượng kinh. Trong phần Bình giảng, thường hay dùng điển tích chứng minh để độc giả dễ hiểu, và sẽ ngạc nhiên thấy khi đọc Dịch mà thích thú, dễ hiểu như khi đọc truyện Tầu, và cuối mỗi quẻ, đều có phần Áp dụng vào Thời đại của quẻ đó. Tôi và nhà tôi cố gắng soạn bộ Dịch này một cách công phu, dễ hiểu, để đi sâu vào quần chúng. Theo chúng tôi nó rất có ích cho nhân loại.
Và sau khi đã hiểu Dịch, biết áp dụng Dịch, ta thấy ta trở nên thông thái, khôn ngoan hơn trước nhiều.
Phần Hệ Từ. Phần này có Hệ Từ Thượng, Hạ, Thuyết Quái, Tự Quái, Tạp Quái cùng Phụ Lục I, II, III gồm khoảng 200 trang, với những lời bình giảng, chú thích rành rẽ. Chúng tôi cố gắng làm cho đầy đủ, để quí vị tiện tra cứu mai sau. Bộ sách tưởng dày (khoảng 1500 trang), nhưng quyển I có 9 Chương, mỗi Chương dạy một đề tài khác nhau: dạy ta Hướng đi của Thánh Hiền, dạy Đông Y, Bói toán vv…, và quyển II, III là 64 quẻ, với 64 hoàn cảnh khác nhau, dạy về cách giải quyết những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, không liên lạc với nhau, do đó muốn xem trước, sau, đoạn nào cũng được, nên dễ như đọc tờ báo hàng ngày mà thôi.
Ước mong sao, bộ Dịch này đến tay không những quí vị thích đọc sách, mà còn làm cho quí vị nào xưa nay không thích đọc sách, cũng cảm thấy thích thú khi đọc nó.
Mong nó sẽ mang lại nhiều điều lợi ích cho quí vị.
Nhân tử Nguyễn văn Thọ & phu nhân H. L.Yến Lê cẩn chí.
Almanach – Những Nền Văn Minh Thế Giới ra mắt lần đầu năm 1996, là cuốn sách cung cấp nhiều tri thức phong phú của nền văn minh nhân loại. Hàng triệu bản đã đến với độc giả khắp nơi, nhận những đánh giá tích cực bởi nhiều tri thức hữu ích.
Almanach – Những Nền Văn Minh Thế Giới đưa độc giả đi qua 8 nền văn minh thế giới và 161 quốc gia. Cuốn sách chứa đựng lượng thông tin đa dạng, phong phú, các đề mục, vấn đề được sắp xếp một cách hệ thống. Các tác giả không đi vào lý luận trừu tượng, cũng không khái quát nội dung chung chung mà đưa ra những con số, thông tin cụ thể.
Ngay từ lúc mới ra mắt, Almanach – Những Nền Văn Minh Thế Giới đã trở thành một hiện tượng, được sự đón nhận của công chúng. Các đơn vị thông tấn nước ngoài như Đài BBC, Washington Post, New York Times cũng đưa tin bình luận về cuốn sách. Trong thời đại các công cụ tìm kiếm trên Internet phát triển như ngày nay, cuốn sách vẫn mang lại nhiều giá trị hữu ích khi tập hợp một nguồn tri thức lớn và chuẩn xác.
Bộ sách Almanach – Những Nền Văn Minh Thế Giới tổng hợp tri thức, văn minh nhân loại trên nhiều lĩnh vực như: Lịch pháp, lịch sử, văn hóa nghệ thuật, xã hội, quân sự, ngoại giao đến các ngành khoa học tự nhiên, khoa học vũ trụ… Từ đó, tác phẩm giới thiệu một cách hệ thống 8 nền văn minh lớn của nhân loại. Mỗi nền văn minh ấy được giới thiệu cụ thể qua các công trình kiến trúc, những di sản văn hóa (vật thể và phi vật thể, di sản hỗn hợp, di sản thiên nhiên) cùng với phong tục tập quán của mỗi quốc gia. Cuốn sách được ví như một cuốn phim tóm tắt lược sử từ quá khứ, hiện tại và tương lai hình ảnh đất nước, con người của nhiều dân tộc trên thế giới.
Đúng như tên gọi của nó, Almanach – Những Nền Văn Minh Thế Giới là một công trình tri thức tổng hợp về nhiều lĩnh vực: tự nhiên và xã hội thuộc nhiều bình diện đa phương của nền văn hóa – văn minh nhân loại. Về mặt không gian và thời gian, nó gồm 5000 năm lịch sử: từ cổ đến kim, từ Đông sang Tây, từ quá khứ đến hiện tại, tương lai, bao gồm khắp các Châu lục. Chỉ riêng các nền văn minh cổ, tập sách đã giới thiệu tám trung tâm văn minh lớn của loài người. Đó là: Ai Cập, Hy Lạp, La Mã, Tây Á, Ấn Độ, Trung Quốc, Maya ở Trung Mỹ, Andes ở Nam Mỹ và một số nền văn minh hiện đại khác. Đấy là chưa kể gần 400 di sản của hơn 100 nước đã được Ủy Ban UNESCO công nhận là Di sản thế giới. Với dung lượng kiến thức đồ sộ, phong phú đa dạng ấy, tập sách được bố cục thành ba phần đại mục:
* Phần thứ nhất: Lịch, biên niên lịch sử sự kiện, nhân vật và nền văn hóa cổ thần bí Đông – Tây phương kỳ diệu.
* Phần thứ hai: Những nền văn minh nhân loại – di sản văn hóa đất nước – con người và các phong tục kỳ lạ trên thế giới.
* Phần thứ ba: Khoa học – kỹ thuật với nền văn minh nhân loại và dự báo nền văn minh thế kỷ XXI.
Từ ba đại mục lớn trên đây, Almanach những nền văn minh thế giới đã đi sâu và trình bày một cách hệ thống các tri thức về: lịch pháp, thiên văn, khoa học nhân văn, các khoa học thần bí, triết học, lịch sử tiến hóa và lịch sử xã hội, luật pháp, lịch sử in ấn, xuất bản, lịch sử các tôn giáo lớn, các tác phẩm văn hóa đồ sộ, có chiến trận và danh tướng nổi tiếng. Song song với các mốc lịch sử trên là việc giới thiệu các công trình kiến trúc, hội họa, di sản văn hóa, văn học nghệ thuật, phong tục tập quán lễ nghi, giỗ tết, hội hè đến các lĩnh vực khoa học tự nhiên: toán, hóa, lý, sinh y học và nhiều thành tựu khoa học – kỹ thuật khác.
Tập sách đã hé mở và hướng vòm trời trí tuệ của con người sang thế kỷ XXI. Đó là những dự báo khoa học của các nhà bác học tới ngưỡng cửa tương lai về nền văn minh của loài người sẽ ăn, ở, đi lại, phương tiện sinh hoạt ra sao? Và sẽ sống như thế nào, với các nguồn năng lượng mới? Thế kỷ XXI với các chuyến bay du lịch lên Mặt trăng và sự khám phá kì lạ về các hành tinh gần Trái đất. Trả lời các câu hỏi về Vũ trụ, Thiên hà, và phải chăng có nền văn minh ngoài Trái đất. Vũ trụ hình thành như thế nào? Trái đất ra đời từ bao giờ? Lịch sử xuất hiện của loài người? v.v… và v.v… Một nội dung quan trọng của tập sách đã được đề cập là giới thiệu những công cụ, phương tiện của các cuộc chiến tranh xưa và nay, thô sơ và hiện đại đã diễn ra như thế nào? Việc giao lưu giữa các nền văn minh của các quốc gia vào cuối thế kỷ XX, đầu thế kỷ XXI trên hệ thống siêu lộ cao tốc thông tin sẽ bùng nổ ra sao?
Đặc biệt là sự xuất hiện một nền văn minh đại công nghiệp: người máy đa chức năng, công nghệ sinh học, vật liệu mới, sử dụng nguồn năng lượng: mặt trời, địa nhiệt, thủy triều, khí sinh học (mêtan), điện nguyên tử, nhiệt hạch. Bên cạnh nền văn minh ấy là việc chữa chạy những căn bệnh hiểm nghèo của thế kỷ như virus HIV, bệnh ung thư, thần kinh phân lập sẽ điều trị, ngăn chặn ra sao? Và những dự báo về nền kinh tế xã hội, dân tộc, tôn giáo, quyền năng của con người trong thế kỷ XXI. Xuyên suốt tập sách là cuộc đời, gương mặt của các vĩ nhân: Hoàng đế, Nguyên thủ, Chính khách, Chính trị gia, Triết gia, Danh tướng, các nhà Văn hóa lỗi lạc, những nhà Bác học lừng danh, các Kiến trúc sư, Danh họa, Thi nhân, mặc khác đó là những con người khổng lồ với bộ óc vĩ đại đã cùng cộng đồng nhân loại tạo ra nền văn minh trên thế giới.
Lưu ý: Almanach – Những Nền Văn Minh Thế Giới bản pdf là bản Scan, Almanach – Những Nền Văn Minh Thế Giới bản prc gồm 3 phần là bản text đã được chuyển sang thành ebook
Một đặc điểm của tập sách Almanach – Những Nền Văn Minh Thế Giới là không đi vào lý luận, bình giảng các nền văn minh, văn hóa. Ở đây, tập sách được trình bày trên hai bình tuyến: nền văn hóa – văn minh tinh thần và nền văn hóa – văn minh vật chất. Nó đi thẳng vào việc giới thiệu các sự kiện, sự vật, nhân vật, các phát minh và thông qua các di sản, các công trình kiến trúc, tác phẩm (văn học, hội họa, triết học, lịch sử) và phong tục tập quán, v.v… để giới thiệu về nền văn minh ấy.
Với phong cách viết phóng khoáng, có lúc mô tả tỉ mỉ, có khi điểm xuyết lướt qua, nhưng tựu trung lại luôn luôn hướng về một nền văn minh – văn hóa vật chất – tinh thần cụ thể nên đã tạo cho độc giả niềm ham mê hiểu biết. Và do cách viết chủ yếu là tư liệu, kiến thức thông tin đậm đặc, do vậy tránh bớt được sự khô khan, dông dài, vô bổ.
Cuối cùng có thể nói tập Almanach – Những Nền Văn Minh Thế Giới là một thư viện thu nhỏ, tập hợp lại các tinh hoa tinh túy nhất của loài người trong lịch trình tiến hóa từ thuở hoang sơ tuổi ấu thơ nhân loại cho đến cuối thế kỷ XX này. Nó như một bộ phim trường thiên đưa độc giả vượt qua thời gian, không gian để đến với các kỳ quan, kỳ tích của mỗi phương trời văn minh trên Trái đất. Ở mỗi nơi, một di sản, mỗi cảnh đẹp kỳ vĩ ấy đều ánh lên những viên ngọc lung linh mang hơi thở và bóng dáng của người xưa. Qua những trang sách, độc giả sẽ được thưởng thức các hương vị ngọt ngào và những tri thức bổ ích về mỗi nền văn minh ấy.
Download Ebook: Almanach – Những Nền Văn Minh Thế Giới
Các bạn download 4 Parts rồi add vào 1 folder, click phải chuột lên 1 file bất kỳ trong số những file đó, chọn lệnh “Extract here” là nó sẽ tự động ghép lại thành một file duy nhất.
Các bạn download 5 Parts rồi add vào 1 folder. Các bạn hãy sử dụng phần mềm Hjsplit và chọn lệnh “Join” và nó sẽ tự động ghép lại thành một file duy nhất.
Tên sách: Dịch Kinh Tân Khảo
Tên tác giả: Nguyễn Mạnh Bảo
Bản phục hồi năm 2012 – Giữ nguyên tác Cổ Kim Ấn Quán 1958
“Ta thường nói: Đông – Tây không bao giờ gặp nhau. Câu đó không thể áp dụng được trong giới Triết học tuy có đến hàng trăm đường lối khác nhau nhưng chung quy cũng gồm về một mối.
Lấy cái thực học Âu – Châu để so sánh với Triết học Á Đông cân nhắc nhau thì phần nhiều Triết học Á Đông bị lu mờ chỉ vì cách trình bày, luận lý không được rõ ràng. Nhưng về tinh thần thì bao trùm sâu rộng khắp cả vũ trụ. Như Thiên Văn, Địa Lý, Dịch Lý mà Ông Cha ta vẫn cho là những môn học khó khăn huyền diệu. Vì những lẽ trên, ta thấy khó khăn khúc triết mà xếp đặt các học thuyết vào hàng tâm truyền và bí truyền.
Tứ Thư và Ngũ Kinh hợp lại làm 9 bộ sách chủ yếu của Nho giáo. Các sách này còn là những tác phẩm văn chương cổ điển của Trung Quốc.
Bộ Tứ Thư là một bộ sách, tuy là của Trung Quốc, nhưng các cụ ta xưa đã dùng để dạy học. Tất cả học sinh đều học qua, kẻ ít người nhiều. Những tư tưởng, kiến thức dạy cho học sinh học để làm người về mọi lĩnh vực. Từ việc nhỏ nhặt đến việc lớn như việc trị nước, việc bình trị thiên hạ cũng đều có trong bộ sách này.
Sự học của Nho giáo có nhiều lý tưởng cao siêu, nhưng có thể nói một cách vắn tắt là: sự học chú trọng ở luân thường đạo lý, chủ trương biến hóa tùy thời, sự vụ thực tế nên không bàn đến những cái viển vông ngoài sinh hoạt của con người nơi trần thế.
Tứ Thư (四書) là bốn tác phẩm kinh điển của Nho học Trung Hoa, được Chu Hy thời nhà Tống lựa chọn. Chúng bao gồm:
Ngũ Kinh (五經 Wǔjīng) là năm quyển kinh điển trong văn học Trung Hoa dùng làm nền tảng trong Nho giáo. Theo truyền thuyết, năm quyển này đều được Khổng Tử soạn thảo hay hiệu đính. Sách kinh điển gồm hai bộ: Ngũ Kinh và Tứ Thư. Năm quyển Ngũ Kinh gồm có:
Kinh Thi (詩經 Shī Jīng): sưu tập các bài thơ dân gian có từ trước Khổng Tử, nói nhiều về tình yêu nam nữ. Khổng Tử san định thành 300 thiên nhằm giáo dục mọi người tình cảm trong sáng lành mạnh và cách thức diễn đạt rõ ràng và trong sáng. Một lần, Khổng Tử hỏi con trai “học Kinh Thi chưa?”, người con trả lời “chưa”. Khổng Tử nói “Không học Kinh Thi thì không biết nói năng ra sao” (sách Luận ngữ).
Kinh Thư (書經 Shū Jīng): ghi lại các truyền thuyết, biến cố về các đời vua cổ có trước Khổng Tử. Khổng Tử san định lại để các ông vua đời sau nên theo gương các minh quân như Nghiêu, Thuấn chứ đừng tàn bạo như Kiệt, Trụ.
Kinh Lễ (禮記 Lǐ Jì): ghi chép các lễ nghi thời trước. Khổng Tử hiệu đính lại mong dùng làm phương tiện để duy trì và ổn định trật tự. Khổng Tử nói: “Không học Kinh Lễ thì không biết đi đứng ở đời” (sách Luận Ngữ).
Kinh Dịch (易經 Yì Jīng): nói về các tư tưởng triết học của người Trung Hoa cổ đại dựa trên các khái niệm âm dương, bát quái,… Đời Chu, Chu Văn Vương đặt tên và giải thích các quẻ của bát quái gọi là Thoán từ. Chu Công Đán giải thích chi tiết nghĩa của từng hào trong mỗi quẻ gọi là Hào từ. Kinh Dịch thời Chu gọi là Chu Dịch. Khổng Tử giảng giải rộng thêm Thoán từ và Hào từ cho dễ hiểu hơn và gọi là Thoán truyện và Hào truyện.
Kinh Xuân Thu (春秋 Chūn Qiū): ghi lại các biến cố xảy ra ở nước Lỗ, quê của Khổng Tử. Khổng Tử không chỉ ghi chép như một sử gia mà theo đuổi mục đích trị nước nên ông chọn lọc các sự kiện, ghi kèm các lời bình, sáng tác thêm lời thoại để giáo dục các bậc vua chúa. Ông nói: “Thiên hạ biết đến ta bởi kinh Xuân Thu, thiên hạ trách ta cũng sẽ ở kinh Xuân Thu này”. Đây là cuốn kinh Khổng Tử tâm đắc nhất, xuân thu có nghĩa là mùa xuân và mùa thu, ý nói những sự việc xảy ra.