Triết học là bộ môn nghiên cứu về những vấn đề chung và cơ bản của con người, thế giới quan và vị trí của con người trong thế giới quan, những vấn đề có kết nối với chân lý, sự tồn tại, kiến thức, giá trị, quy luật, ý thức, và ngôn ngữ. Triết học được phân biệt với những môn khoa học khác bằng cách thức mà nó giải quyết những vấn đề trên, đó là ở tính phê phán, phương pháp tiếp cận có hệ thống chung nhất và sự phụ thuộc của nó vào tính duy lý trong việc lập luận.
Trong tiếng Anh, từ “philosophy” (triết học) xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại φιλοσοφία (philosophia), có nghĩa là “tình yêu đối với sự thông thái”. Sự ra đời của các thuật ngữ “triết học” và “triết gia” được gắn với nhà tư tưởng Hy Lạp Pythagoras. Một “nhà triết học” được hiểu theo nghĩa tương phản với một “kẻ ngụy biện” (σοφιστής). Những “kẻ ngụy biện” hay “những người nghĩ mình thông thái” có một vị trí quan trọng trong Hy Lạp cổ điển, được coi như những nhà giáo, thường đi khắp nơi thuyết giảng về triết lý, nghệ thuật hùng biện và các bộ môn khác cho những người có tiền, trong khi các “triết gia” là “những người yêu thích sự thông thái” và do đó không sử dụng sự thông thái của mình với mục đích chính là kiếm tiền.
Chu Dịch hay Dịch học xuất hiện tại Trung Hoa cổ xưa, nội dung của học thuyết này có quan hệ mật thiết với các lĩnh vực của đời sống xã hội phương Đông như: Y học, Khí công phu, Địa lý phong thuỷ, Dưỡng sinh, Lịch pháp…
Y học phương Đông (Trung y) là một ngành chẩn đoán và trị bệnh trên nền tảng và tinh thần của Dịch học. Từ bao đời nay, các nhà Y học phương Đông đã trị bệnh theo phương hướng cân bằng Âm Dương, theo sự điều hoà mối quan hệ tương sinh, tương khắc, tương chế, tương hoà… trong lục phủ ngũ tạng theo học thuyết Ngũ hành phản ánh trong cơ thể một con người.
Ngành Dược học của phương Đông cũng phân chia các vị thuốc từ thảo mộc, sa khoáng, động vật theo tiêu chuẩn tính Dương và Âm (hàn, nhiệt, bình), để từ đó tạo ra một phương thức dược tính sao cho phù hợp với sự cân bằng Âm Dương trong người khi điều trị. Do đó khi nói đến y học phương Đông, người ta luôn luôn nói đến vấn đề Dịch lý. Chính vì vậy, đã tạo ra một học phái Dịch học Trung y là Y Dịch.
Cuốn sách Chữa bệnh theo Chu dịch đã mô tả sự đồng nhất giữa các bộ phận trong cơ thể một người với không gian sinh tồn – không gian Âm Dương (hay không gian Dịch học) là một vấn đề trọng tâm mà Y Dịch đã chỉ ra. Nội dung cuốn sách phản ánh rõ nét sự tương đồng giữa các bộ phận trong cơ thể với các dạng thức không gian, điều mà cuốn sách gọi là Bát quái cùng với số lượng tự nhiên đặc biệt của chúng (từ 1 đến 9).
Từ đây có thể điều chỉnh bằng ý giữa các dạng thức không gian với các bộ phận cơ thể sao cho trở về trạng thái quân bình Âm Dương, lúc đó mọi bệnh có thể được tiêu trừ, cơ thể con người phát triển, tồn tại bình thường. Đây chính là phương pháp luyện y để chữa bệnh rất độc đáo rút ra từ tư tưởng của Y Dịch. Mục đích chung của phương pháp luyện ý mà cuốn sách đề cập tới cũng vẫn là hướng mọi người làm chủ lấy mình, làm chủ thiên nhiên tại chính bản thân, để đạt sự cân bằng Âm Dương tuyệt đối – tới cái không vĩnh cửu của vũ trụ, lúc đó, cá nhân có trạng thái đặc biệt.
Cuốn sách có giá trị trong nghiên cứu y học phương Đông, tổng dưỡng sinh, trị bệnh một cách giản đơn mà bất cứ ai ở bất cứ đâu cũng có thể áp dụng được.
Xem hướng dẫn download tại đây P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha. MUA SÁCH GIẤY Giá: 299.000 vnd Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Chiến quốc sách gồm các ghi chép của nhiều người, nhiều nơi và nhiều thời kỳ về thời chiến quốc, do các biện sĩ đương thời thu thập và tuyển chọn lại.Cuốn sách “Chiến quốc sách – Ghi chép những lời lẽ đanh thép” là 1 trong 52 cuốn sách thuộc bộ “Bách khoa toàn thư tinh túy văn học cổ điển Trung Quốc” được biên soạn lại từ nguyên bản cổ văn, thành văn bạch thoại.Mời các bạn cùng tham khảo.
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Lão tử là nhà tư tưởng thời Xuân Thu, người sáng lập nên Đạo gia học phái.Ông từng giữa chức “Thủ tàng thất chi sử” triều đại nhà Chu, sau đó lui về ở ẩn và viết sách.“Lão Tử – Đạo đức huyền bí” là một trong số 52 cuốn sách thuộc Bách khoa toàn thư tinh túy văn học cổ điển Trung Quốc.Phần 1 cuốn sách trình bày các nội dung từ chương 1 đến chương 37. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nối tiếp nội dung của phần 1 cuốn sách “Luận ngữ – Thánh kinh của người Trung Hoa”, phần 2 trình bày các nội dung: Điều “Nhân” – Gạt bỏ dục vọng, nén mình, thực hành theo đúng lễ;điều lễ – Nếu xa hoa quá đáng thì tiết kiệm còn hơn;cai trị – Chăm sóc cho dân trở nên ngay thẳng;mỗi người đều nói ra cái trí của mình – Một mặt của việc thư thái nhẹ nhàng;bàn về “Luận ngữ”.Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Nho lâm ngoại sử (chữ Hán: 儒林外史, bính âm: Rú lín wài shǐ) hay còn gọi là Chuyện làng Nho là tiểu thuyết chương hồi của Ngô Kính Tử thời nhà Thanh, toàn thư gồm 56 hồi (theo Lỗ Tấn thì hồi cuối cùng không phải do Ngô Kính Tử sáng tác), miêu tả gần hai trăm nhân vật mà hầu hết là nhà Nho, nội dung phê phán và châm biếm sâu cay chế độ khoa cử công danh thời nhà Thanh.
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Phong Thần Bảng – Sách Chép Về Chiến Tranh Giữa Thần Tiên, Người Và Ma Quỉ
NXB Đồng Nai 1996
Trần Ngọc Vụ
268 Trang
“Phong thần diễn nghĩa” là một tác phẩm kể về những nhân vật siêu phàm trong thiên hạ.Cho đến nay “Phong thần diễn nghĩa” vẫn bảo tồn và lưu truyền trong dân gian khoảng trăm hồi sách.Phần 1 cuốn sách “Phong thần bảng – Sách chép về chiến tranh giữa thần tiên, người và ma quỷ” giới thiệu tới người đọc các nội dung: Thương Trụ Vương, một người chồng tàn bạo;người đẹp Tô Đát Kỷ phục thù;Chu văn Vương biết quá khứ
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Hiện tượng học tinh thần – tác phẩm lớn và thiên tài của Hegel, đồng thời cũng là một trong các tác phẩm khó nhất và tham vọng nhất của triết văn thế giới – lần đầu tiên được dịch sang tiếng Việt và được chú thích, chú giải cặn kẽ nhân chuẩn bị kỷ niệm 200 năm ngày ra đời tác phẩm vĩ đại này (1807-2007).
Cuốn sách này trình bày cái biết đang trở thành (daswerdende Wissen).Hiện tượng học tinh thần có nhiệm vụ thay chỗ cho những giải thích có tính tâm lý học hay cho cả những biện giải trừu tượng về việc đặt cơ sở cho cái biết.Nó xem xét việc chuẩn bị để đi đến với khoa học từ một cách nhìn làm cho việc chuẩn bị ấy là một khoa học đầu tiên, mới mẻ và lý thú của Triết học.Nó bao hàm những hình thái khác nhau của tinh thần như là những chặng đường của con đường đưa Tinh thần trở thành cái biết thuần túy hay Tinh thần tuyệt đối.Vì thế, cái biết thuần túy được xem xét trong các bộ phận chủ yếu của môn khoa học (hiện tượng học) vốn được chia ra thành: ý thức, Tự – ý thức, lý tính quan sát và lý tính hành động, bản thân Tinh thần với tư cách là Tinh thần đạo đức (xã hội).Tinh thần được đào luyện trong thế giới văn hóa và Tinh thần luân lý và sau cùng như là Tinh thần tôn giáo trong những hình thức khác nhau của nó.Sự phong phú của các hiện tượng của Tinh thần thoạt nhìn như một sự hỗn mang ấy được đưa vào một trật tự khoa học.Trật tự ấy trình bày các hiện tượng này dựa theo tính tất yếu của chúng, trong đó những hiện tượng chưa hoàn hảo tự giải thể và quá độ sang những hiện tượng cao hơn như là chân lý (hay sự thật) sát cận nhất của chúng.Chúng sẽ tìm thấy chân lý (hay sự thật) tối hậu thoạt đầu ở trong tôn giáo, rồi ở trong khoa học (Triết học tư biện) như là kết quả của cái Toàn bộ” (Hegel).
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Người có được trí tuệ từ trước tới nay không hề bị gục ngã. Thất bại đối với họ chỉ là một giai đoạn không thể thiếu trong cuộc đời. Cho dù ngẫu nhiên bị vấp ngã, cũng sẽ mau đứng dậy di tiếp. Chính như Abraham Lincoln đã nói: “trí tuệ có thể giúp chúng ta, để chúng ta không cần dùng phương pháp làm bỏng bản thân mà đi thể nghiệm sự nướng nóng của lửa; cũng có thể để chúng ta dừng bước đúng lúc trước cạm bẫy, tạo ra những sự lựa chọn thông minh”.
Đọc và cảm nhận được những ý nghĩa sâu sắc trong mỗi câu chuyện, để từ đó bạn có thể có được những kinh nghiệm, để có thể vững bước đi tới sự thành công trong cuộc sống.
Sách có những nội dung chính sau: Nhất nhẫn vạn sự thành – Nhẫn nhịn là vũ khí làm nên sự nghiệp lớn, nhẫn là phẩm hạnh của kẻ mạnh,…
Tính
NXB Khoa Học Xã hội 2001
Trương Lập Văn
Dịch: Nguyễn Duy Hinh
1070 Trang
Variable color; body sở hữu vật liệu có tính vật; owner is déc as people with a person (people). Calculates and have a different place, and have different places. Giống ở chỗ vì người cũng là động vật nên có vật lý (tính vật) như ăn các thuộc tính, khát uống … Khác ở chỗ vì người là người có luân lý đạo đức sống trong xã hội nên có tính xã hội . In the range of Trầm Triết học Trung Quốc, Tính năng sinh sản, hình thành, phát triển, và chất lượng, đặc trưng, tác dụng và ý nghĩa của nó.
Tâm – Triết Học Phương Đông
NXB Khoa Học Xã hội 1999
Trương Lập Văn
Dịch: Tạ Phú Chinh
810 Trang
Tâm – Triết học phương Đông do Trương Lập Văn chủ biên trình bày những vấn đề tổng quan về “tâm”; tư tưởng tâm thời kỳ Tiên Tần; tư tưởng tâm thời kỳ Tần Hán; tư tưởng tâm thời kỳ Ngụy Tấn Nam Bắc Triều; tư tưởng tâm thời kỳ Tùy Đường; tư tưởng tâm thời kỳ Bắc Tống. . Cũng như các tài liệu khác được thành viên chia sẽ hoặc do tìm kiếm lại và giới thiệu lại cho các bạn với mục đích học tập , chúng tôi không thu phí từ người dùng ,nếu phát hiện nội dung phi phạm bản quyền hoặc vi phạm pháp luật xin thông báo cho website ,Ngoài thư viện tài liệu này, bạn có thể download tiểu luận miễn phí phục vụ học tập Một ít tài liệu download thiếu font chữ không hiển thị đúng, thì do máy tính bạn không hỗ trợ font củ, bạn tải các font .vntime củ về cài sẽ xem được.
Lý – Triết Học Phương Đông
NXB Khoa Học Xã hội 1998
Trương Lập Văn
Dịch: Tạ Phú Chinh
727 Trang
PHẦN Mỏ ĐẦU
Ngưòi là chủ thể của “cách vật cùng lí” (lý truy tim đến tận cùng nguồn gốc của sụ vật). “Vật” và “lí” là khách thể nhận thúc cùa con ngưòi. Trong thực tién sàn xuát, sinh hoạt thướng kì, con người đà tích luỹ đưỡc những tri thức gắn liền tắt nhiên vỏi việc khi nào thì trồng, khi nào thi thu hoạch, khi nào thì cắt giữ nhũng loại cây trồng nông nghiệp, tìm hiểu bản chất của tụ nhiên và những cái dàng sau của hiện tuọng xả hội, nhận thúc và nám vững quan hệ giũa sự vật vói qui luật hoặc bản chất đó là cái hình nhi thượng vuột ra ngoài hình nhi hạ. Trong hệ thống phạm trù triết học truyền thống Trung Quốc, “lí” có tinh chất đó.
TIẾT 1. SO GIẤI VẾ phạm trù ú
Trong quá trình không ngừng tụ phủ định hoặc gạn lọc bản thân, lí đả rút ra duợc nhũng tinh hoa của các thời đại. và ngày càng !àm phong phú và cụ thể hon. Trong triết học truyền thống cùa Trung Quốc, về đại thể, li có mấy nội dung như sau :1. Lí là lí trị, dần dần chuyển thành nghĩa qui luật. Nghĩa ban đàu là li trị. “Thuyết vãn giải tụ” viết : “Lí trị ngọc dã” (“Lí là mài dũa ngọc vậy”). Trong “Thuyết văn hệ truyền hiệu kham kí” (“Ghi chép, hiệu dính các thuyết truyền lại”), Dẫn Tù Khải viết : “Vật chi mạch lí duy ngọc tối mật” (“Mạch lí vân thd của vật chỉ có ngọc là tinh tế, chặt chẽ nhất”). Lí tròi là chi qui luật tự nhiên của tự thân sự vật. Đó là một bước tiến lớn trong sự phát triển tư duy lý luận của loài người.
Đạo – Triết Học Phương Đông
NXB Khoa Học Xã hội 1998
Trương Lập Văn
Dịch: Tạ Phú Chinh
704 Trang
Trong hệ thống phạm trù triết học truyền thống Trung Quốc, Đạo là một phạm trù trung tâm. Đạo được quy định là một hệ thống tin tức, liên hệ phổ biến, hoặc một trường, là một kết cấu chỉnh thể có nhiều thứ tầng, nhiều kết cấu. Phần 1 cuốn sách “Đạo -Triết học phương Đông” trình bày các nội dung: Tư tưởng Đạo thời kỳ Tiên Tần, tư tưởng Đạo thời kỳ từ Tần – Hán đến Tùy – Đường. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Tư tưởng đạo thời kỳ Tống, Nguyên, Minh, Thanh; chương 4 – Tư tưởng Đạo thời cận đại. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Mussolini là người thành lập nên chủ nghĩa Phát-xít và là lãnh đạo của nước Ý từ năm 1922 đến 1943. Ông đưa Ý vào liên minh với Đức và Nhật trong Thế chiến thứ hai.
Benito Amilcare Andrea Mussolini sinh ngày 29 tháng 7 năm 1883 tại Predappio, phía bắc miền trung nước Ý. Cha của ông là một người thợ rèn. Cơ hội việc làm ở trong vùng quá ít ỏi nên năm 1902 Mussolini chuyển tới Thụy Sỹ và bắt đầu tham gia vào các hoạt động chính trị xã hội chủ nghĩa. Năm 1904 ông quay trở lại Ý và làm phóng viên cho một tờ báo theo chủ nghĩa xã hội. Tuy vậy ông đã từ bỏ chủ nghĩa xã hội khi ủng hộ Ý tham gia Thế chiến thứ nhất. Ông gia nhập quân đội Ý vào tháng 9/1915.
Túi Khôn Của Loài Người (300 câu cách-ngôn, tư-tưởng đông tây, kim cổ)
NXB Phạm Văn Tươi 1955
Phạm Cao Tùng
135 Trang
Ở những nước có một nền văn hóa lâu đời luôn luôn còn có những người thích suy ngẫm trong cổ tịch, muốn tìm biết cái thế giới họ đang sống bằng cách làm quen với những triết gia, văn gia, thi gia với những nhà bác học, qua những sách vở. Nhưng chỉ e rằng số độc giả chân chính ấy sẽ bớt dần đi
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Luân Lý Giáo Khoa Thư (Lớp Đồng Ấu + Lớp Sơ Đẳng) NXB Trẻ 2013 Trần Trọng Kim 178 Trang
Quốc văn giáo khoa thư và Luân Lý Giáo Khoa Thư là hai bộ sách giáo khoa tiếng Việt được dạy song hành ở các trường Tiểu học Việt Nam trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX.
Nhóm biên soạn sách gồm các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận – đều là những học giả, nhà văn, và là nhà giáo dục nổi tiếng, đương thời rất được tín nhiệm.
Công việc biên soạn sách của họ còn mang tính định hướng của một nền giáo dục.
Việc dạy song hành hai bộ sách Quốc văn giáo khoa thư và Luân Lý Giáo Khoa Thư từ lớp Đồng ấu, lớp Dự bị đến lớp Sơ đẳng ở bậc Tiểu học cho thấy vấn đề luân lý, đạo đức và công dân giáo dục không chỉ là một tiết học mà là một nội dung lớn xuyên suốt quá trình phát triển trí óc và tâm hồn trẻ thơ.
“Sách Luân lý này (LLGKT) làm theo chương trình lớp đồng ấu các trường sơ đẳng. Trong sách có ba chương. Chương thứ nhất nói về bổn phận của đứa trẻ trong gia đình; chương thứ nhì nói về bổn phận của đứa trẻ trong học đường; chương thứ ba nói về những tính tốt, tính xấu của đứa trẻ.
Mỗi bài học có năm phần:
1. Mấy câu đại cương về bài học;
2. Một bài tiểu dẫn lấy những chuyện thật mà giải cho rõ nghĩa những câu đại cương ở trên;
3, Một cái tranh vẽ;
4. Một vài chữ khó, cần phải giải nghĩa và những câu hỏi về bài tiểu dẫn;
5. Một câu cách ngôn tóm cả ý trong bài học.
“…Nói rút lại, bất cứ dạy những bổn phận đối với gia tộc, hay đối với học đường, ông thầy phải giảng giải cho minh bạch và kỹ càng, mà dạy cho trẻ biết rằng các bổn phận ấy tuy chia ra như thế, nhưng thật có liên hệ với nhau. Ðứa con có hiếu trong nhà, ra trường tất là đứa học trò tốt, ra đường tức là đứa bé nết na.”
Những bài học luân lý cụ thể là gì?
Phần Ðối Với Gia Tộc, gồm mấy bài như: Gia tộc (là gì), Yêu mến cha mẹ, Kính trọng cha mẹ, Vâng lời cha mẹ, Biết ơn cha mẹ, Giúp đỡ cha mẹ, Phải thật thà với cha mẹ, Anh em chị em, Ðối với ông bà, Ðối với tổ tiên, Người trong họ, Tôi tớ trong nhà, Người quen thuộc với nhà mình, Một nhà hòa hợp, Nghĩa gia tộc, Một nhà sum họp.
Ví dụ bài Một Nhà Sum Họp các tác giả viết:
“Những ngày đông đủ cả ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh em, chị em là những ngày vui hơn cả. Cái cảnh một nhà già trẻ xa gần được sum họp với nhau thật là sung sướng.”
Cuối bài thầy giáo kể cho học trò nghe câu chuyên Cảnh nhà anh Xuân:
“Anh Xuân mới thi đậu bằng Tiểu học Pháp Việt về nhà nghỉ hè. Ông bà, cha mẹ, anh em, chị em, đón rước anh rất là vui vẻ. Họ hàng bà con được tin anh về tấp nập đến chơi, kẻ mừng người hỏi, ân cần vồn vã. Còn anh Xuân đằng đẵng mấy tháng trời ở tỉnh, nay được về nhà, gặp cha mẹ họ hàng thì trong bụng cũng lấy làm hớn hở… Thật là chẳng gì bằng cái cảnh một nhà sum họp”.
Phần Ðối Với Học Ðường có mấy bài như: Trường học (Phải đi học), Phải yêu mến thầy, Phải tôn kính thầy, Phải vâng lời thầy, Phải thật thà với thầy, (Phải) Chuyên cần, Ði học phải đúng giờ, Lòng tốt đối với bạn, Phải biết chiều bạn, Phải biết bênh vực kẻ yếu, Giúp đỡ lẫn nhau, Nghĩa hợp quần, Phải biết ơn thầy.
Ví dụ bài Phải Vâng Lời Thầy vỏn vẹn có 18 chữ:
“Thầy dạy cho ta, là mong cho ta hay. Vậy ta phải vui lòng mà vâng lời thầy”.
Rồi thầy giáo kể cho cả lớp nghe câu chuyện nói về Người Học Trò Vâng Lời:
“Thu có thói quen dậy trưa (sáng thức dậy trễ). Cha mẹ chiều anh, vì anh là con một, nên không quở mắng gì. Song có người nói đến tai thầy giáo biết, một hôm thầy bảo anh Thu rằng: ‘Dậy trưa là một một nết xấu. Nếu con dậy trưa, thì con đi học muộn, mất thì giờ mà lại làm ngăn trở cả việc học hành của bạn con nữa. Từ rày con phải tập dậy sớm mới được.
Từ hôm ấy trở đi, sáng nào anh Thu cũng dậy sớm và trước giờ học anh đã đến trường rồi. Thu là học trò biết vâng lời thầy.”
Cuối giờ thầy giáo đọc cho học trò nghe hai câu cách ngôn: “Nào là những kẻ học trò/Phải nghe thầy dạy mà lo sửa mình.”
Phần Học Trò Tốt, Học Trò Xấu gồm những bài như: Chọn bạn mà chơi, Phải sạch sẽ, Có thứ tự, Phải chú ý, Phải làm lụng, Phải chăm học, Ðứa học trò xấu, Lười biếng, Không có thứ tự, Tính khoe khoang và hợm hỉnh, Tính nhát sợ, Tính nói dối, Tính nói xấu, Tính mách lẻo, Tính hay chế nhạo, Tính ghen, Tính tức giận, (Tính) Tàn bạo, Tính độc ác, Tính ương ngạnh.
Ví dụ bài Tánh Ương Ngạnh dạy rằng:
“Ðứa trẻ ương ngạnh là đứa trẻ làm cái gì cũng tự ý mình, ai nói thế nào cũng không được. Ương ngạnh thì ai cũng ghét. Ta nên nghe lời những bậc phụ huynh dạy bảo, thì rồi mới nên người được ngay lành.”
Cuối giờ thầy giáo đọc hai câu cách ngôn: “Cá không ăn muối cá ươn/Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.”
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Hậu Hắc Học – Mặt Dày Tâm Đen
NXB Văn Hóa Thông Tin 2000
Tác giả: Lý Tôn Ngô
Dịch: Nguyễn Trình, Huy Sanh
232 Trang
Học giả đó là Lý Tôn Ngô, sinh năm 1879 ở Thành Đô, Trung Hoa, mất năm 1944 (5 năm trước khi CHND Trung Hoa ra đời). Quan điểm của Lý Tôn Ngô phê phán Thuyết Tiến hóa của Darwin được trình bầy trong cuốn Hậu Hắc Học của ông, xuất bản lần đầu tiên năm 1934, được bổ sung thêm trong những lần tái bản về sau, được dư luận đánh giá là một “kỳ thư”. Bản dịch tiếng Việt của Nguyễn Trinh và Huy Sanh do NXB Văn hóa Thông tin xuất bản năm 2000.
Điều tôi muốn đặc biệt nhấn mạnh ở đây là Lý Tôn Ngô đã đi trước các học giả Tây Phương trong việc phê phán Darwin – trong khi thiên hạ tôn sùng Darwin như thần thánh thì ông ung dung chỉ ra những sai lầm của Darwin rõ như ban ngày. Ông không sa vào học thuật chuyên sâu của sinh học, mà bằng con mắt tinh đời của một người trung thực, ông chỉ ra những lệch lạc của Darwin bằng những lý lẽ rất đơn giản mà bất cứ ai cũng hiểu. Tính cách độc lập tư duy của ông rất đáng để cho các nhà khoa học và giáo dục suy ngẫm. Tôi kính trọng ông bởi tính cách không xu thời – không để cho bất cứ ai dắt mũi mình trong việc nhận thức chân lý.
Bộ sách này sở dĩ gọi là tuyển tập vì trước tác của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn để lại quá nhiều, trong điều kiện còn eo hẹp như hiện nay, dù đã rất cố gắng, Nhà xuất bản Giáo dục vẫn chưa thể cho in hết tất cả các bản dịch được, nhất là phần bản dịch các sáng tác thơ văn của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn. Trên cơ sở cân nhắc những kết quả nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn, chúng tôi thấy trọn bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP cần phải gồm đến 8 tập khác nhau:
Tập 1: Đại Việt thông sử giới thiệu những tác phẩm cổ của văn học Việt Nam. Nội dung sách là lịch sử về quá trình hình thành phát triển của đất nước qua các thời kỳ. Sách chép khá đầy đủ về các đời vua Lê trong một thời gian dài đến hơn một trăm năm từ Lê Thái Tổ qua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Thuần Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông đến Cung Hoàng, trải qua mười đời vua, nếu kể cả Lê Nghi Dân thì là mười một đời vua. Đây là một bộ sử có giá trị. Sách chứa đựng nhiều tài liệu khác mà các bộ sử khác không có. Đại Việt thông sử rất có ích cho những người làm công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc, cụ thể là lịch sử dân tộc hồi thế kỷ XVI – XVII.
Tập thứ 2 của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP (trọn bộ gồm 8 tập). Trong thời gian ở trấn Thuận Hoá, với cương vị là quan Hiệp Trấn, Lê Quý Đôn đã ra sức tìm đủ mọi cách ổn định xã hội vùng đất vốn trước đó là thủ phủ của chính quyền họ Nguyễn, là trung tâm chính trị của toàn xứ Đàng Trong. Và, ông gọi công việc đó là phủ, tức là vỗ về, an ủi đối với nhân dân. Nhưng, không giống với bất cứ một quan Hiệp Trấn nào ở trấn Thuận Hoá trước đó cũng như sau đó, Lê Quý Đôn vừa cần cù làm việc vừa say mê ghi lại tất cả những điều mắt thấy tai nghe. Ông đã cẩn trọng đối sánh, xác minh, chỉnh lí và hệ thống để rồi cuối cùng, đã khai sinh ra tác phẩm PHỦ BIÊN TẠP LỤC có giá trị to lớn mà chúng ta còn lưu giữ được đến ngày hôm nay. Về sau ở Gia Định cũng có một quan Hiệp trấn đã làm việc tương tự như Lê Quý Đôn, đó là Trịnh Hoài Đức, tác giả của bộ GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ – bộ sách mà bất cứ người nào làm công tác nghiên cứu sử học và văn hoá học Việt Nam cũng đều đánh giá rất cao.
Tập 3 của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP. Tập này được trình bày toàn văn bản dịch, hiệu đính và chú thích tác phẩm PHỦ BIÊN TẠP LỤC của Lê Quý Đôn. Cũng trong ba quyển đầu của PHỦ BIÊN TẠP LỤC, Lê Quý Đôn đã dẫn chúng ta tới một thế giới tràn ngập những thông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ Đàng Trong lúc bấy giờ như danh mục và địa chỉ của tất cả các trấn, phủ, huyện, châu, tổng, xã, thuộc, trang, về chế độ công, tư điền, về lệ thuế sai dư, về sự thành lập và hoạt động của các tuyển trường, về chế độ giáo dục và thi cử … Kết nối những sự kiện, địa danh và hàng loạt những con số ngỡ như rất tản mạn ấy lại, chúng ta sẽ có được một bức chân dung của xứ Đàng Trong, về vai trò lịch sử của các chúa Nguyễn đối với đất phương Nam.
Tập 4-5: KIẾN VĂN TIỂU LỤC của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP (trọn bộ 8 tập) giới thiệu cùng bạn đọc bản dịch, hiệu đính và chú thích của tác phẩm KIẾN VĂN TIỂU LỤC. KIẾN VĂN TIỂU LỤC vẫn là một tác phẩm lớn., là một kho tài liệu cổ rất quý giá và thật sự có ích đối với tất cả những ai muốn nghiên cứu về Việt Nam từ thời Lê Quý Đôn trở về trước. KIẾN VĂN TIỂU LỤC nghĩa là ghi chép nhỏ về những điều mắt thấy tai nghe, nhưng thực tế lại cho thấy rõ đây là một bộ sách có tầm vóc lớn, được biên soạn một cách công phu và nghiêm túc, phản ánh trình độ học vấn uyên bác của Lê Quý Đôn trên nhiều lĩnh vực phong phú khác nhau.
Tập 6-7-8: VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP (trọn bộ 8 tập) được lần lượt trình bày lời dịch, hiệu đính và chú thích VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ (một công trình biên soạn đồ sộ, được giới nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam, trân trọng xếp vào hàng những tác phẩm có giá trị như một bộ bách khoa toàn thư).
Chúng tôi xin được thích nghĩa tên sách như sau :
– Vân : là một loài cỏ có mùi thơm rất quyến rũ, gọi tên là cỏ vân hương.
– Đài : là cái đài, là nơi cao hơn hẳn. Đài là ngôi nhà cao có thể ngắm khắp bốn phương.
– Loại : là loài, là từng giống riêng. Ngoài ra, chữ loại cũng có nghĩa là sự tốt lành.
– Ngữ : là lời nói, là câu nói nhưng ở đây có nghĩa là lời nói đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa tinh vi.
Download Vân Đài Loại Ngữ – Lê Quý Đôn (1972-1973) (3 tập).PDF
Ghép lại, VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ là những lời nói bao hàm ý nghĩa rất tinh vi được chia thành từng loại, có nguồn gốc từ kho sách thơm tho và quý giá của cổ nhân để lại.
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Bách Khoa Toàn Thư Tinh Túy Văn Hóa Cổ Điển Trung Quốc
Liệt Tử Sự Suy Ngẫm Của Tiền Nhân
NXB Đồng Nai, 1995
Lê Thị Giao Chi & Trần Kiết Hùng
266 trang
Tóm tắt: Sách là những ghi chép trong nhân sinh những mẩu chuyện ngụ ngôn, truyền thuyết, có nội dung phong phú và ý nghĩa giáo dục sâu rộng được lưu truyền và sống mãi với thời gian.
Bách Khoa Toàn Thư Tinh Túy Văn Hóa Cổ Điển Trung Quốc
Mạnh Tử Linh Hồn Của Nhà Nho
NXB Đồng Nai 1995
Phùng Quý Sơn
255 Trang
Mạnh Tử, tên là Mạnh Kha, tự là Tử Dư, sinh vào đời vua Liệt Vương, nhà Chu, quê gốc ở đất Trâu, thuộc nước Lỗ, nay là thành phố Trâu Thành, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ông mồ côi cha, chịu sự nuôi dạy nghiêm túc của mẹ là Chương thị (người đàn bà họ Chương). Chương thị sau này được biết tới với cái tên Mạnh mẫu (mẹ của Mạnh Tử). Mạnh mẫu đã ba lần chuyển nhà để Mạnh Tử được ở trong môi trường xã hội tốt nhất cho việc học tập, tu dưỡng. Thời niên thiếu, Mạnh Tử làm môn sinh của Tử Tư, tức là Khổng Cấp, cháu nội của Khổng Tử. Vì vậy, ông chịu ảnh hưởng sâu sắc từ các tư tưởng Khổng giáo.
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Xứ Tây Tạng, với một địa thế núi non hiểm trở, sống cách biệt với thế giới bên ngoài, ít khi đón tiếp những du khách muốn tìm hiểu bí mật của nó. Từ xưa nay, những kẻ tò mò dám mạo hiểm đột nhập vào thủ đô Lhasa vẫn luôn gặp phải vô vàn những khó khăn trở ngại. Ngày nay, dẫu rằng Tây Tạng có khuynh hướng phát triển dần thành một lãnh thổ tân tiến, nhưng người dân nơi đây vẫn giữ một thái độ dè dặt và khép kín đối với mọi ảnh hưởng du nhập từ bên ngoài.
Hiện nay đã có không ít sách vở nói về Tây Tạng, nhưng thường là các tác phẩm của những tác giả Âu Tây. Riêng cuốn sách này được trình bày như một tác phẩm tự thuật về cuộc đời của một vị Lạt-ma Tây Tạng. Vì thế, có thể xem đây là một tài liệu vô cùng hiếm có cho thấy rõ về sự giáo dục, đào tạo và trưởng thành của một thiếu niên Tây Tạng trong gia đình và trong một tu viện Lạt-ma giáo.
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm linh, của đất nước Tây Tạng “từ bên trong”, tức là từ một vị thế đặc biệt ẩn giấu mà không một người du khách ngoại quốc nào có thể có được. Bởi thế, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi quyển sách này đã làm dư luận chú ý ngay khi vừa xuất hiện ở Anh quốc và các nước phương Tây.
Hy vọng quyển sách sẽ giúp hé mở nhiều khía cạnh về một vùng đất mà từ trước đến nay vẫn còn khá xa lạ đối với rất nhiều người.
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu, phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18, hình thái chính trị của “nhà nước tư bản chủ nghĩa” dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Tuy nhiên A.Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước.
Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ (hay còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản và phần lớn trường phái chủ nghĩa xã hội công nhận quyền sở hữu tập thể và nhà nước đối với phương tiện sản xuất.
Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Trong cuốn” Gia Cát Thần Toán” dẫn ra 384 quẻ có chú giải rõ ràng chi tiết, với mục đích phục vụ nhu cầu tìm hiểu, dự đoán cát hung hay vận mệnh qua quẻ thẻ. Song việc đặt quá nhiều niềm tin vào quẻ thẻ là một việc làm không nên. Vận mệnh của bạn là do cá nhân bản thân bạn tạo nên chứ không phải do thiên định, vì vậy hãy sử dụng ” Gia Cát Thần Toán” như một tài liệu có tính chất tham khảo để làm giàu thêm kiến thức và vốn sống của bạn.
Mục lục: Lời nói đầu
Phương pháp dự đoán
Nội dung 384 quẻ của Gia Cát Lượng
Phụ lục
Bảng tra nét chữ Hán theo âm tiếng Việt
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Gia Cát Lượng (CN năm 181 – 234), tự là Khổng Minh, là người đất Dương Đô (nay thuộc tỉnh Sơn Đông) quận Lang Nha, đời Thục Hán (Tam Quốc). Ông là đại thần của nước Thục thời hậu Hán, là một chính trị gia và cũng là một nhà quân sự lỗi lạc.
“Khổng Minh thần số” là cuốn sách giới thiệu giải thích Kinh Dịch dưới góc độ tự trắc học của ông, có khả năng dự đoán sự tốt xấu của sự vật sự việc, thực sự là tài liệu cần thiết giúp bạn đọc hiểu thêm về Kinh Dịch và khoa học dự trắc cổ phương Đông.
Dự đoán quẻ số 001 – Thượng Thượng:
Bát Thuần Kiền
Động hào nhất
Ngoại quái: Kiền
Nội quái: Kiền
Nguyên văn: Thiên môn nhất quải bảng, dự định xuất tiêu nhân. Mã tê phương thảo địa, thu cao thính lộc minh.
Dịch nghĩa: Cửa trời treo bảng đứng đầu, định rằng đoạt giải hơn người. Ngựa hí trên đồng cỏ thơm, thu gần qua nghe tiếng nai kêu.
Lời bàn của Thông Huyền Lão Nhân:
Lời quẻ nói “Tiềm long, vật dụng” (Rồng lặn, tạm thời chớ hành động).
Theo ý thơ của Khổng Minh, quẻ này cầu việc gì cũng may mắn, cũng toại nguyện, vì câu thứ ba ví người bói quẻ giống như “Ngựa hí trên đồng cỏ thơm” và câu thứ tư còn nói thêm rằng “Thu gần qua, nghe tiếng nai kêu”. Mùa thu là mùa ảm đạm, đã gần qua, “lộc” là nai, cũng là tượng trưng cho “tài lộc”. Ý quẻ muốn nói tài lộc sắp đến. Cầu danh cầu việc đều thành.
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.