Bộ sách này sở dĩ gọi là tuyển tập vì trước tác của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn để lại quá nhiều, trong điều kiện còn eo hẹp như hiện nay, dù đã rất cố gắng, Nhà xuất bản Giáo dục vẫn chưa thể cho in hết tất cả các bản dịch được, nhất là phần bản dịch các sáng tác thơ văn của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn. Trên cơ sở cân nhắc những kết quả nghiên cứu về cuộc đời và sự nghiệp của Bảng Nhãn Lê Quý Đôn, chúng tôi thấy trọn bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP cần phải gồm đến 8 tập khác nhau:
Tập 1: Đại Việt thông sử giới thiệu những tác phẩm cổ của văn học Việt Nam. Nội dung sách là lịch sử về quá trình hình thành phát triển của đất nước qua các thời kỳ. Sách chép khá đầy đủ về các đời vua Lê trong một thời gian dài đến hơn một trăm năm từ Lê Thái Tổ qua Lê Thái Tông, Lê Thánh Tông, Lê Hiến Tông, Lê Thuần Tông, Lê Uy Mục, Lê Tương Dực, Lê Chiêu Tông đến Cung Hoàng, trải qua mười đời vua, nếu kể cả Lê Nghi Dân thì là mười một đời vua. Đây là một bộ sử có giá trị. Sách chứa đựng nhiều tài liệu khác mà các bộ sử khác không có. Đại Việt thông sử rất có ích cho những người làm công tác nghiên cứu lịch sử dân tộc, cụ thể là lịch sử dân tộc hồi thế kỷ XVI – XVII.
Tập thứ 2 của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP (trọn bộ gồm 8 tập). Trong thời gian ở trấn Thuận Hoá, với cương vị là quan Hiệp Trấn, Lê Quý Đôn đã ra sức tìm đủ mọi cách ổn định xã hội vùng đất vốn trước đó là thủ phủ của chính quyền họ Nguyễn, là trung tâm chính trị của toàn xứ Đàng Trong. Và, ông gọi công việc đó là phủ, tức là vỗ về, an ủi đối với nhân dân. Nhưng, không giống với bất cứ một quan Hiệp Trấn nào ở trấn Thuận Hoá trước đó cũng như sau đó, Lê Quý Đôn vừa cần cù làm việc vừa say mê ghi lại tất cả những điều mắt thấy tai nghe. Ông đã cẩn trọng đối sánh, xác minh, chỉnh lí và hệ thống để rồi cuối cùng, đã khai sinh ra tác phẩm PHỦ BIÊN TẠP LỤC có giá trị to lớn mà chúng ta còn lưu giữ được đến ngày hôm nay. Về sau ở Gia Định cũng có một quan Hiệp trấn đã làm việc tương tự như Lê Quý Đôn, đó là Trịnh Hoài Đức, tác giả của bộ GIA ĐỊNH THÀNH THÔNG CHÍ – bộ sách mà bất cứ người nào làm công tác nghiên cứu sử học và văn hoá học Việt Nam cũng đều đánh giá rất cao.
Tập 3 của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP. Tập này được trình bày toàn văn bản dịch, hiệu đính và chú thích tác phẩm PHỦ BIÊN TẠP LỤC của Lê Quý Đôn. Cũng trong ba quyển đầu của PHỦ BIÊN TẠP LỤC, Lê Quý Đôn đã dẫn chúng ta tới một thế giới tràn ngập những thông tin quan trọng về kinh tế và xã hội của xứ Đàng Trong lúc bấy giờ như danh mục và địa chỉ của tất cả các trấn, phủ, huyện, châu, tổng, xã, thuộc, trang, về chế độ công, tư điền, về lệ thuế sai dư, về sự thành lập và hoạt động của các tuyển trường, về chế độ giáo dục và thi cử … Kết nối những sự kiện, địa danh và hàng loạt những con số ngỡ như rất tản mạn ấy lại, chúng ta sẽ có được một bức chân dung của xứ Đàng Trong, về vai trò lịch sử của các chúa Nguyễn đối với đất phương Nam.
Tập 4-5: KIẾN VĂN TIỂU LỤC của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP (trọn bộ 8 tập) giới thiệu cùng bạn đọc bản dịch, hiệu đính và chú thích của tác phẩm KIẾN VĂN TIỂU LỤC. KIẾN VĂN TIỂU LỤC vẫn là một tác phẩm lớn., là một kho tài liệu cổ rất quý giá và thật sự có ích đối với tất cả những ai muốn nghiên cứu về Việt Nam từ thời Lê Quý Đôn trở về trước. KIẾN VĂN TIỂU LỤC nghĩa là ghi chép nhỏ về những điều mắt thấy tai nghe, nhưng thực tế lại cho thấy rõ đây là một bộ sách có tầm vóc lớn, được biên soạn một cách công phu và nghiêm túc, phản ánh trình độ học vấn uyên bác của Lê Quý Đôn trên nhiều lĩnh vực phong phú khác nhau.
Tập 6-7-8: VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ của bộ LÊ QUÝ ĐÔN TUYỂN TẬP (trọn bộ 8 tập) được lần lượt trình bày lời dịch, hiệu đính và chú thích VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ (một công trình biên soạn đồ sộ, được giới nghiên cứu khoa học xã hội Việt Nam, trân trọng xếp vào hàng những tác phẩm có giá trị như một bộ bách khoa toàn thư).
Chúng tôi xin được thích nghĩa tên sách như sau :
– Vân : là một loài cỏ có mùi thơm rất quyến rũ, gọi tên là cỏ vân hương.
– Đài : là cái đài, là nơi cao hơn hẳn. Đài là ngôi nhà cao có thể ngắm khắp bốn phương.
– Loại : là loài, là từng giống riêng. Ngoài ra, chữ loại cũng có nghĩa là sự tốt lành.
– Ngữ : là lời nói, là câu nói nhưng ở đây có nghĩa là lời nói đã bao hàm đầy đủ ý nghĩa tinh vi.
Download Vân Đài Loại Ngữ – Lê Quý Đôn (1972-1973) (3 tập).PDF
Ghép lại, VÂN ĐÀI LOẠI NGỮ là những lời nói bao hàm ý nghĩa rất tinh vi được chia thành từng loại, có nguồn gốc từ kho sách thơm tho và quý giá của cổ nhân để lại.
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Sách mô tả các hiền triết, thiền sư có thể “điều tiết tâm linh”, sử dụng một số lời nói dẫn dắt hoặc quy định một số câu vè đặc biệt, gọi là chú để điều tiết khí âm dương làm cho mạnh lên hoặc yếu đi trong cơ thể động vật, làm cân bằng, gọi là bổ tiết, bình bổ, bình tiết, chữa bệnh cho người và gia súc.
Nội dung quyển sách Tìm Hiểu Linh Phù Văn Cúng bao gồm các chương:
Chương 1: Bùa chú giảng giới
Chương 2: Dùng quẻ dịch (ma phương) chữa bệnh do nhà cửa gây ra ma phương bảy dữ kiện
Chương 3: Chọn ngày cúng chữa bệnh – Bí quyết chọn ngày của pháp sư
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Xứ Tây Tạng, với một địa thế núi non hiểm trở, sống cách biệt với thế giới bên ngoài, ít khi đón tiếp những du khách muốn tìm hiểu bí mật của nó. Từ xưa nay, những kẻ tò mò dám mạo hiểm đột nhập vào thủ đô Lhasa vẫn luôn gặp phải vô vàn những khó khăn trở ngại. Ngày nay, dẫu rằng Tây Tạng có khuynh hướng phát triển dần thành một lãnh thổ tân tiến, nhưng người dân nơi đây vẫn giữ một thái độ dè dặt và khép kín đối với mọi ảnh hưởng du nhập từ bên ngoài.
Hiện nay đã có không ít sách vở nói về Tây Tạng, nhưng thường là các tác phẩm của những tác giả Âu Tây. Riêng cuốn sách này được trình bày như một tác phẩm tự thuật về cuộc đời của một vị Lạt-ma Tây Tạng. Vì thế, có thể xem đây là một tài liệu vô cùng hiếm có cho thấy rõ về sự giáo dục, đào tạo và trưởng thành của một thiếu niên Tây Tạng trong gia đình và trong một tu viện Lạt-ma giáo.
Trong sách này, tác giả đã diễn tả cả một nền văn minh truyền thống dưới cặp mắt của một người bản xứ nhìn vào mọi khía cạnh sinh hoạt, vật chất và tâm linh, của đất nước Tây Tạng “từ bên trong”, tức là từ một vị thế đặc biệt ẩn giấu mà không một người du khách ngoại quốc nào có thể có được. Bởi thế, chúng ta không lấy làm ngạc nhiên khi quyển sách này đã làm dư luận chú ý ngay khi vừa xuất hiện ở Anh quốc và các nước phương Tây.
Hy vọng quyển sách sẽ giúp hé mở nhiều khía cạnh về một vùng đất mà từ trước đến nay vẫn còn khá xa lạ đối với rất nhiều người.
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Tổng tập Văn Học Phật Giáo Việt Nam (Trọn Bộ 3 Tập)
Tác giả: Lê Mạnh Thát
NXB TP. HCM 2001
921+844+912 trang
Phật giáo đã tồn tại và gắn liền với dân tộc Việt Nam hơn 20 thế kỷ. Trải qua những thăng trầm cùng lịch sử đất nước, các Phật tử và thiền sư không ngừng đóng góp cho kho tàng văn hóa Việt Nam một số lượng tư liệu quy mô đồ sộ, trong đó chứa đựng những tinh hoa trí tuệ của cả một dân tộc.
Hiện nay chúng ta chỉ mới phát hiện một phần rất nhỏ số lượng tư liệu vừa mới bước đầu nghiên cứu và tìm hiểu một số tác giả và tác phẩm hiện đã biết tên, nhưng chưa được thực hiện một cách có hệ thống và nghiêm túc. Mà đối với kho tàng tri thức quý báu đó, chúng ta có trách nhiệm phải bảo tồn, khai thác và tận dụng một cách triệt để nhằm hổ trợ cho các thế hệ hiện tại và tương lai hiểu rõ thêm về nguốn gốc và truyền thống của văn hóa dân tộc, nhằm đóng góp và xây dựng cho xã hội hiện đại cho chúng ta ngày càng phát triển và văn minh hơn.
Vì vậy, để thể hiện nỗ lực và bảo tốn khai thác vừa nói, chúng tôi mạnh dạn cho công bố bộ Tổng tập Văn học Phật giáo Việt Nam này. Trước đây, cũng từng có một số công trình tập hợp các tư liệu Phật giáo. Chẳng hạn giữa thế kỷ thứ XIX, cụ thể là năm 1856, Thiền sư An Thiền đã cho ra đời bộĐại Nam Thiền uyển truyền đăng tập lục ( 5 quyển ) bao gồm Thiền uyển tập anh làm quyển thượng,Kế đăng lục của Như Sơn làm quyển nhất, quyển tà và quyển hữu, còn quyển hạ do chính An Thiền viết. Đến gần giữa thế kỷ XX, thì Tổng hội Phật giáo Bắc kỳ do các hòa thượng Quang Minh, Thanh Thạnh, Doãn Hài, Thanh Tích, cùng hợp tác với trường Viễn Đông Bát Cổ để cho ra đời bộ Việt Nam Phật Điển tùng san gồm cả thảy 8 quyển, in dập theo các bản in cũ của các tác phẩm Phật giáo Việt Nam.
Tuy nhiên bộ Phật điển tùng san này mắc hai khuyết điểm lớn. Thứ nhất, về những văn bản in dập lại, người đứng in đã không tiến hành những nghiên cứu văn bản học đối với tác phẩm đã in, làm hạn chế độ tin cậy của văn bản được công bố. Khuyết điểm thứ hai là chỉ in dập lại các văn bản cũ bằng chữ Hán hoặc chữ quốc âm, mà vào thời điểm ra đời của bộ Phật điển tùng san, hai loại chữ này đã không còn phổ biến rộng rãi nữa. Cho nên, nó đã không còn gây được tác động lớn trong giới học thuật. Thêm vào đó, vì những biến động vào năm 1945, bộ Việt Nam Phật Điển tùng san chỉ in tới quyển thứ 8 thì chấm dứt và sau đó không thấy xuất hiện thêm quyển nào nữa. Ngoài ra do thuộc loại in dập, sự sắp đặt các tác phẩm in trong bộ này không dựa trên tiêu chuẩn học thuật và thứ tự tổ chức nào cả. Những điểm này càng làm hạn chế ảnh hưởng học thuật của bộ sách này .
Bộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam của chúng tôi ra đời, do thế, sẽ được thực hiện theo một số phương châm sau. Thứ nhất, về mặt tổ chức, chúng tôi sắp xếp các tác phẩm văn học Phật giáo Việt Nam theo niên đại ra đời của các tác giả, tác phẩm từ khi Phật giáo truyền vào nước ta cho đến thế kỷ XX….
Thứ hai,về mặt học thuật, bộ Tổng tập này chỉ bao gồm các tác phẩm viết bằng văn tự khối vuông, tức bao gồm các tác phẩm viết bằng chữ Hán và chữ quốc âm.Đối với những tác gia sống trong buổi giao thời của việc chuyển từ văn tự khối vuông qua mẫu tự Latin, nếu tác phẩm chính của họ viết chủ yếu bằng văn tự khối vuông thì cũng sẽ được đưa vào trong bộ Tổng tập này.
Thứ ba,những tác phẩm in trong Tổng tập đều do các tác gia Việt Nam thực hiện, trừ ba dịch tác gia là Tỳ Ni Đa Lưu Chi, Viên Văn Chuyết Chuyết và Đại SánThạch Liêm. Tỳ Ni Đa Lưu Chi là người Ấn Độ, còn hai vị kia là người Trung Quốc. Tỳ Ni Đa Lưu Chi đã cùng với người học trò mình là Pháp Hiền thành lập nên dòng thiền Pháp Vân. Cho nên, vị thiền sư này qua những dịch phẩm của mình như Phật thuyết tượng đầu tinh xá kinhvà Đại thừa phương quảng tổng trì kinh chắc chắn là có những ảnh hưởng lớn đến việc hình thành hệ tư tưởng thiền Pháp Vân. Vì vậy, cả hai dịch phẩm này sẽ được chúng tôi đưa vào phần phụ lục của Tổng tập. Viên Văn Chuyết Chuyết đã sống một thời gian dài và mất tại nước ta, có viết một tác phẩm ngắn là Bồ đề yếu nghĩa,chúng tôi cũng cho in vào đây để tiện việc nghiên cứu tác động tư tưởng của Viên Văn đối với lịch sử tư tưởng Việt Nam và Phật giáo Việt Nam. Còn Đại Sán Thạch Liêm có nhiều tác phẩm hơn và được lưu hành rộng rãi trong giới học thuật Phật giáo Việt Nam, đặc biệt là bộHải ngoại kỷ sự. Cho nên, để cung cấp tư liệu nghiên cứu, chúng tôi cũng cho công bố các tác phẩm của Đại Sán trong bộ Tổng tập này.
Thứ tư,về tác gia Đại Thừa Đăng, nếu giả thiết của chúng tôi về Đại Thừa Đăng là Đại Thừa Quang được chấp nhận, thì ta sẽ có một loạt các tác phẩm của thế kỷ thứ VII hiện biết dưới tên Đại Thừa Quang. Đó là Câu xá luận ký, Đại thừa bách pháp minh môn luận thuật ký và Duy thức chỉ nguyên. Các tác phẩm này có thể là do Đại Thừa Đăng viết, nhưng đã lưu hành dưới tên Đại Thừa Quang. Các tác phẩm này chúng tôi cũng sẽ đưa vào phần phụ lục của Tổng tập để làm tư liệu nghiên cứu, trong khi chờ đợi sự thẩm định của giới họcgiả trong và ngoài nước.
Thứ năm,đối với từng tác giả, chúng tôi cho nghiên cứu niên đại, cuộc đời và sự nghiệp của họ; còn đối với các tác phẩm, chúng tôi cho nghiên cứu tình trạng văn bản, nội dung và niên đại ra đời của chúng. Đồng thời cho phiên âm nếu viết bằng chữ quốc âm, dịch nghĩa nếu viết bằng chữ Hán, ra tiếng Việt quốc ngữ.
Thứ sáu,về mặt in ấn, ngoài việc cho in bản nghiên cứu, phiên âm hoặc dịch nghĩa từng tác phẩm như vừa nói, chúng tôi đồng thời cho in lại nguyên bản quố câm hoặc chữ Hán của chúng, nhằm bảo tồn các bản in quý, và để làm tư liệu kiểm soát cho những ai muốn tìm hiểu xa hơn. Những nguyên bản Hán và quốcâm bị thất lạc vào năm 1984, mà chúng tôi đã làm nghiên cứu và phiên âm hay dịch nghĩa, chúng tôi cũng mạnh dạn cho công bố trong bộ Tổng tập,trong khi chờ đợi tìm lại chúng và sẽ bổ sung trong tương lai, khi có dịp tái bản.
Dự kiến bộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam sẽ giới thiệu trên dưới 40 tác gia của Phật giáo Việt Nam, bắt đầu với Mâu Tử (160-220?) cho đến tác gia cuối cùng có tác phẩm viết bằng chữ Hán là thiền sư Chân Đạo Chính Thống (1900-1968). Trong số những tác gia này, họ chủ yếu là các thiền sư. Chỉ trừ ba tác gia đời Trần là Trần Thái Tông, Tuệ Trung Trần Quốc Tung và Trần Nhân Tông, một tác gia đời Lê là Lê Thánh Tông, một tác gia đời Tây Sơn là Ngô Thời Nhiệm và một tác gia thời Nguyễn là Nguyễn Du. Các tác gia này ngoài Phật giáo ra còn viết về nhiều đề tài khác nhau, song tự bản thân họ đã xác nhận mình là thiền sư như Trần Nhân Tông hay Ngô Thời Nhiệm, hoặc tự nhận mình có gắn bó chặt chẽ với Phật giáo qua thơ văn như Lê Thánh Tông và Nguyễn Du. Chúng tôi do thế đã đưa các tác gia này vào trong bộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam. Ngoài ra, một số tác gia khác có viết về đề tài liên quan đến Phật giáo Việt nam, và họ có thể là những Phật tử. Nhưng chúng tôi cũng chưa đưa vào trong bộ Tổng tập này, vì những tác phẩm ấy chưa chiếm ưu thế trong số lượng tác phẩm của họ. Chẳng hạn, Đặng Xuân Bản có viết Không Lộ đại thánh sự tích, song vẫn chưa đượcđưa vào trong Tổng tập này do việc nó không chiếm ưu thế trong toàn bộ tác phẩm của ông.
Dưới đây là bản dự kiến danh sách các tác gia và tác phẩm sẽ công bố trong bộ Tổng tập văn học Phật giáo Việt Nam này. Đây mới chỉ là một số tác gia và tác phẩm tiêu biểu mà chúng tôi đã sưu tầm được trong những năm qua. Với Tổng tập này, chúng tôi cũng chưa đưa vào các bài văn bia và minh trên đá và chuông đồng, trừ những bài của các tác giả có tác phẩm được in. Những văn bia chưa được in trong bộ Tổng tập này sẽ được tập hợp và in thành một tập riêng. Những tác giả có viết các bài tựa và bạt khi in lại các kinh sách Phật giáo, nhưng không có những tác phẩm khác, thì cũng sẽ được tập hợp và in thành một tập riêng trong tương lai, trừ những bài tựa và bạt của các tác giả có tác phẩm in trong Tổng tập này. Số tựa bạt này tuy chưa phát hiện hết, vẫn được công bố. Nếu trong tương lai có tìm thêm được những tác gia và tác phẩm mới, chúng tôi sẽ công bố trong phần Bổ di của bộ Tổng tập.
1- Mâu Tử (160-220)
– Lý hoặc luận
2-Khương Tăng Hội (370-450?)
– Lục độ tập kinh
– Cựu tạp thí dụ kinh
– An ban thủ ý kinh chú giải
– Pháp kính kinh tự
3- Lý Miểu, Đạo Cao và Pháp Minh
– Sáu lá thư
4- Kim Sơn (1300?-1370)
– Thiền uyển tập anh
– Thánh đăng ngữ lục
– Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục
5- TrầnThái Tông (1208-1277)
– Khóa hư lục
– Một số thơ văn khác
6- Tuệ Trung Trần Quốc Tung (1230-1291)
– Thượng sĩ ngữ lục
7- Trần Nhân Tông (1258-1308)
– Cư trần lạc đạo phú
– Đắc thú lâm tuyền thành đạo ca
– Một số thơ văn khác
8- Pháp Loa (1284-1330) và Huyền Quang (1254-1334)
– Thiền đạo hiếu học
9- ViênThái (1400-1460)
– Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh ngữ lục
– Phật thuyết đại báo phụ mẫu ân trọng kinh
– Phật thuyết báo phụ mẫu ân trọng kinh
10- LêThánh Tông (1442-1497)
– Thập giới cô hồn văn
– 29 lá sớ và các thơ văn khác
11- Lê Ích Mộc (1460-?)
– Bài thi trạng nguyên năm 1502
12- PhápTính (1470-1550)
– Ngọc âm chỉ nam giải nghĩa
– Cổ Châu Pháp Vân Phật bản hạnh
13- ThọTiên Diễn Khánh (1550-1610)
– NamHải Quan Âm Phật sự tích ca
14- ChânAn Tuệ Tĩnh (?-1711)
– Nam dược thần hiệu
– Hồng nghĩa giác tý y thư
– Khóa hư lục giải nghĩa
15- Minh Châu Hương Hải (1628-1715)
– Giải Kim cang kinh
– Giải Di Đà kinh
– Giải tâm kinh ngũ chỉ
– Sự lý dung thông
– Hương Hải thiền sư ngữ lục
16- Chân Nguyên Tuệ Đăng (1647-1726)
– Tôn sư phát sách đăng đàn thọ giới
– Nghênh sư duyệt định khoa
– Long thư tịnh độ văn tự
– Long thư tịnh độ luận bạt hậu tự
– Thánh đăng ngữ lục hậu bạt
– Kiến tính thành Phật lục
– Tịnh độ yếu nghĩa
– Ngộ đạo nhân duyên
– Thiền tịch phú
– Thiền tông bản hạnh
– Nam Hải Quan Âm bản hạnh
– Thiên Nam ngữ lục
– Đạt Na thái tử hạnh
– Hồng mông hạnh
17- NhưTrừng Lân Giác (1690-1728)
– Sa di thập giới quốc âm
– Ngũ giới quốc âm
– Phật tâm luận
– Kiến đàn giải uế nghi
– Mãn tán tạ quá nghi
18- NhưThị (1680-1740)
– Oai nghi quốc ngữ
19- NhưSơn (1670-1730?)
– Ngự chế thiền uyển kế đăng lục
20- MinhGiác Kỳ Phương (1682-1744)
– Quy ước thiền đường
– Đạo Nguyên thiền sư bi minh
– Kiết hạ an cư thị chúng
21-Quảng Trí (1700-1760?)
– Mục ngưu đồ giải nghĩa
22- Tính Quảng Điều Điều (1720-1780)
– Tam tổ thực lục
– Phật quốc ký
– Sa dini học pháp oai nghi quốc âm
– Hiến cổ châu Phật tổ nghi
– Văn bia và một số các bài tựa
23- PhápChuyên (1726-1798)
– Diệu Nghiêm lão tổ thi tập
– Tam bảo biện hoặc luận
– Chiết nghi luận tái trị
– Thiện ác quy cảnh lục
– Tam bảo cố sự
– Báo ânkinh chú giải
– ĐịaTạng kinh yếu giải
– Quy nguyên trực chỉ âm nghĩa
– Tỳ ni Sa di Oai nghi Cảnh sách âm chú yếu lược.
– Tỳ ni nhật dụng thiết yếu phát ẩn âm chú
– Sadi luật nghi yếu lược Tăng chú quyển thượng phát ẩn
– Quy Sơn cảnh sách chú thích y lược âm phát ẩn thiên
– Nhãn sở đáo âm thích tùy lục tạp thiên
– A Di Đà sớ sao sự nghĩa
– Tam giáo pháp số
– Tam giáo danh nghĩa
– Chư kinh sám nghi
– Hoằng giới đại học chi thư
– Chính truyền nhất chi
24- Hải Lượng Ngô Thời Nhiệm (1746-1803)
– Trúc lâm tông chỉ nguyên thanh
– Hàn các anh hoa
– Kim mã hành dư . . .
25- Toàn Nhật (1757-1834)
– Hứa Sử truyện vãn
– Tam giáo nguyên lưu ký (Thích Ca Phật vãn)
– Tống vương truyện
– Lục tổ truyện diễn ca
– Bát nhã đạo quốc âm văn
– Xuất gia tối lạc tỉnh thế tu hành vãn
– Tham thiền vãn
– Hoán tỉnh trần tâm khuyến tu tịnh độ vãn
– Thiền cơ yếu ngữ vãn
– Giới hành đồng từ
– Trùng khuyến thân chử Hán
26-Nguyễn Du (1766-1820)
– Truyện Kiều
– Văn tế thập loại chúng sinh
– Thơchữ Hán
27- AnThiền Phúc Điền (1790-1860?)
– Thiền đường quy ước
– Đạo giáo nguyên lưu
– Tạigia tu trì cách thức
– Giới sát văn
– Phóng sanh văn
– Hóa hư lục giải nghĩa
– Đại Nam thiền uyển truyền đăng tập lục
– Kim cang giải nghĩa
– Di Đà kinh giải nghĩa
28-Thanh Đàm (1780-1840)
– Pháp hoa giải nghĩa
– Bát nhã giải
29- Đạo Minh Phổ Tịnh (?1750-1816)
– Phú pháp kệ
30- Bạch Liên (1770-1820?)
– Du YênTử sơn nhật trình
– Thiếu thất phú
– Một số tựa bạt
31- Tánh Thiên Nhất Định (1784-1847)
– Phú pháp kệ
– Và một số tác phẩm khác
32- Pháp Liên (1800-1860)
– Pháp hoa quốc ngữ kinh
33- Đoàn Minh Huyên (1807-1856)
– Sấm giảng
34- ĐiềmTịnh (1836-1899) và Như Như
– Hàm long sơn chí
– Dương xuân sơn chí
– Đạo trang thi tập (Như Như)
– Thiền môn tòng thuyết (Điềm Tịnh)
35-Thanh Lịch (1830-1900?)
– Lễ tụng tập yếu chư nghi
– Giới đàn tăng
– Thọ giới nghi chỉ
36- Nhất Thế Nguyên Biểu (1836-1906)
– Tỳ kheo ni giới bổn lược ký
– Và một số tác phẩm khác
37- Diệu Nghĩa (1850-1914)
– Tỳ ni Sa di oai nghi cảnh sách
– Và một số tác phẩm khác
38- Từ Phong (1864-1938)
– Quy nguyên trực chỉ giải âm
39- Tâm Tịnh (1874-1929)
– Tịnh độ nghi thức
40- ViênThành (1879-1929)
– Lược ước tùng sao
– 30 bài thơ Nôm
41- Chơn giám Trí Hải (1876-1950)
– Mông sơn thí thực diễn âm
– Tịnh độ huyền cảnh
42- Chân Đạo Chính Thống (1900-1968)
– Thủy nguyệt tùng sao
– Và một số thơ văn
43- Tỳ Ni Đa Lưu Chi (?-594)
– Phật thuyết tượng đầu tinh xá kinh
– Phật thuyết đại thừa phương quảng tổng trì kinh.
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Mưa là một dạng ngưng tụ của hơi nước khi gặp điều kiện lạnh. Mưa có thể được sử dụng như nước uống và là nguồn cung cấp nước cho các loại cây trồng cho nên mưa được xem là nguồn sống cho tất cả các loài sinh vật trên hành tinh của chúng ta. Dù là mưa rào, mưa phùn hay mưa ngâu, hương vị của mưa thật là dễ chịu, trong sang nên mưa được chúng ta chào đón với một sự vui mừng thoải mái nhẹ nhàng. Cũng thế, pháp vị A Hàm thật nhẹ nhàng, dễ hiểu, làm tươi sáng tâm tư của chúng ta. A Hàm có thể đẩy tan những dục vọng phiền não đang thiêu đốt chúng ta và nuôi lớn giới thân tuệ mạng thánh hiền của chúng ta, vì thế tác phẩm A Hàm: Mưa pháp chuyển hóa phiền não’ (2 tập) xin được ra mắt với nội dung giới thiệu A Hàm như một suối nguồn Phật pháp không thể thiếu trong việc tưới tẩm và nuôi dưỡng nguồn tâm linh của chúng ta.
MỤC LỤC (Tập 1)
Lời giới thiệu
Lời Đầu
Chương 1: Sự Hình Thành &Cấu Trúc của A-hàm & Nikaya
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Lịch Vạn Niên Thực Dụng 1898 – 2018 NXB Văn Hóa Thông Tin 2007 Nguyễn Hoàng Điệp, Nguyễn Mạnh Linh 671 Trang
Cuốn Lịch Vạn Niên thực dụng nội dung gồm có 5 chương:
Chương I: Thiên văn, nguồn gốc của các loại lịch trên thế giới và phương pháp làm lịch.
Chương II: Lịch vạn niên (1898 – 2018).
Chương III: Bát Quái và Lịch vạn niên Bát Quái.
Chương IV: Lịch phương Đông và ứng dụng trong đời sống thường nhật.
Đây là cuốn sách lịch có thể giúp độc giả tìm hiểu được những vấn đề khái quát, cơ bản có tính hệ thống về lịch sử, nguồn gốc ra đời của các loại lịch trên thế giới.
Phần Lịch Vạn Niên có thể giúp bạn đọc tra cứu, chuyển đổi giữa nhiều loại lịch với nhau: từ Dương lịch ra Âm lịch (thứ, tháng, ngày, giờ, Tiết) và ngược lại; rồi từ Dương lịch, Âm lịch ra Lịch Can – Chi, Lịch Sao (Nhị Thập Bát Tú) trong vòng hai lục thập hoa giáp (120 năm).
Chương Lịch Vạn Niên Bát Quái là phần rất mới mẻ, lần đầu tiên được biên dịch, biên soạn phổ cập trong “họ hàng nhà lịch” của Việt Nam. Đặc biệt, phần Lịch phương Đông là chương rất hấp dẫn, lý thú cho nhiều tầng lớp độc giả do giá trị thông dụng của nó về nhiều loại lịch. Chẳng hạn, trong đó có phần Lịch vật hậu và 24 Tiết khí rất bổ ích với nhà nông, Lịch thời sinh học, Lịch châm cứu (Tý – Ngọ lưu chú, Linh quy Bát pháp) lại rất cần thiết đối với các nhà y học để tham khảo, thực hành chữa bệnh. Lịch Sao (28 Vì Sao – Nhị Thập Bát Tú), Lịch Can – Chi cũng là những loại lịch rất thông dụng trong đời sống thường nhật của con người. Ngay từ thời xa xưa, trong nền văn hóa cổ truyền phương Đông người ta đã biết vận dụng quy luật Âm dương – Ngũ hành, sinh, khắc để áp dụng cho từng loại lịch và ứng dụng vào những việc đại sự của đời người như : xây nhà, dựng cửa, ma chay, cưới hỏi, xuất hành, đi xa hoặc sản xuất kinh doanh hay học tập …
Lịch Vạn Niên thực dụng là tập sách có thể giúp độc giả tìm hiểu, tra cứu, ứng dụng được nhiều loại lịch trong đời sống hàng ngày một cách hữu ích và tiện lợi.
Từ khi Phật giáo du nhập vào Việt Nam đã để lại một kho tàng văn hóa phi vật thể vô cùng đồ sộ, trong đó Sớ Điệp Công Văn là một thể loại đặc biệt được các vị Cao Tăng Thạc Đức sáng tác ra để cung cấp cho toàn bộ các lễ nghi quan trọng trong Phật giáo, những áng văn chương này được sàng lọc từ đời này qua đời khác cho nên những lòng văn sớ hiện hữu là sự kết tinh tột đỉnh của văn hóa Phật giáo Việt Nam, dịch giả tiến sĩ Thích Nguyên Tâm đã nhận định:
– Chánh văn thì tuy thu tập được rất nhiều, hầu như đầy đủ cho mỗi nhu cầu riêng biệt, nhưng chỉ kể là có công một phần mà thôi
– Phần dịch nghĩa rất sáng sủa, đặc biệt là ngắn gọn hầu như theo sát với số từ của nguyên văn, không diễn dịch rườm rà, chứng tỏ soạn giả nắm vững ý nghĩa của lòng văn, hai phần rưỡi.
– Tài năng của soạn giả, sáu phần rưỡi, đặt ở nơi chú thích giảng giải. Mỗi một từ soạn giả đều giải thích ý nghĩa, dẫn chứng xuất xứ, trường hợp áp dụng, rút nơi các kinh điển Phật giáo, Tứ Thư Ngũ Kinh, Đạo Tạng, trong những áng văn thơ bác học, trong tập tục bình dân.v.v. và nhiều thuật ngữ, điển cố văn từ của các thư tịch xưa của Trung Quốc như Thi Kinh, Lễ Ký, sử Ký, Nhan Tị Gia Huấn, Ấu Học Quỳnh Lâm.v.v. soạn giả rất cẩn thận quảng bác và nhiều công phu trong khi tu tập và soạn thành bộ Sớ Điệp Công Văn này, để chuyển hóa một thể loại nghi lễ tôn giáo trở nên có một giá trị tầm cỡ, uyên thâm, và cung ứng cho Phật giáo một bộ môn văn học nghệ thuật xứng đáng được giảng dạy ở cấp cao; giảng và học ở cấp Đại học Phật giáo.
SỚ – ĐIỆP – TRẠNG – Các loại VĂN khác
Trong phần SỚ gồm có sớ dành cho cầu an , cầu siêu , và một vài loại sớ khác như là : Sớ cúng ngoại cảnh ngoại càng , sớ cúng sao , sớ cúng Quan Thánh , v…v.
Về phần ĐIỆP thì được chia làm 2 loại , điệp dùng cho cầu siêu và điệp đặc biệt dùng cho trong lúc hành TANG LỄ , mà theo từ chúng ta thường hay gọi là điệp cúng ĐÁM .
Trong các bản TRẠNG VĂN thì gồm các thể loại như : Dẫn thuỷ sám tiên hạt , văn hịch thuỷ , văn cúng hậu Thổ v…v.
Tôi xin được chân thành giới thiệu đến quý Đạo hửu Thiện nam tín nữ , và cho những ai có quan tâm sâu sắc đến kho tàng văn hoá này . Cũng vì lớn tuổi nên đánh máy có phần hơi chậm mong quý bạn hoan hỷ .
Mục Lục :
1 – SỚ CẦU AN :
1 – Sớ cầu an ( Phật nãi )
2 – Sớ cầu an ( Nhất niệm tâm thành )
3 – Sớ cầu an ( Thoại nhiễu liên đài )
2 – SỚ CẦU SIÊU :
1 – Sớ cầu siêu ( Ta bà giáo chủ )
2 – Sớ cầu siêu ( Vạn đức từ tôn )
3 – Sớ cầu siêu chẩn tế ( Tịnh bình )
4 – Sớ cúng ngọ khai kinh ( Phong túc diêu đàn )
5 – Sớ chẩn tế ( Thắng hội hoằng khai )
6 – Sớ tụng kinh Thuỷ sám ( sám viên minh )
7 – Sớ cúng Tiêu Diện ( Biến thể diện nhiên )
8 – Sớ giải oan bạt độ ( Chuẩn Đề thuỳ phạm )
9 – Sớ Vu lan 1 ( Thu lai nguyệt đáo )
10 – Sớ Vu lan 2 ( Phật từ mẫn thế )
3 – CÁC LOẠI SỚ KHÁC :
1 – Sớ cúng ngoại cảnh ngoại càng ( Càng khôn hiển thị )
2 – Sớ cúng cầu ngư ( Thiên địa thuỷ phủ )
3 – Sớ cúng vớt đất ( Hoàng thiên giáng phước )
4 – Sớ cúng giao thừa ( Diêu hành tam giới )
5 – Sớ cúng lễ thành ( Quyền tri bắc hải )
6 – Sớ cúng Hội Đồng thánh Mẫu ( Thánh cảnh cao diêu )
7 – Sớ cúng sao 1 (Đảng đảng châu thiên )
8 – Sớ cúng sao 2 ( Tai tinh thối độ )
9 – Sớ cúng bà Bổn mạng ( Phương phi tiên nữ )
10 – Sớ cúng Quan Thánh ( Trung huyền nhật nguyệt )
4 – ĐIỆP CẦU SIÊU :
1 – Điệp cầu siêu ( Tư độ vãng sanh )
2 – Điệp cúng cô hồn ( Khải kiến pháp diên )
3 – Điệp cấp ( Tư độ linh diên )
4 – Điệp cấp phóng sanh ( Khải kiến pháp diên )
5 – Điệp cấp thuỷ sám ( Tư độ đạo tràng )
6 – Điệp thăng kiều ( Tư độ đạo tràng trai diên )
7 – Điệp Thượng phan ( Tư độ đạo tràng )
8 – Điệp tam thế tiền khiên ( Tư độ đạo tràng )
9 – Điệp Vu lan ( Tư độ vãng sanh )
10 – Điệp cúng Tuần ( Tư độ vãng sanh )
11 – Điệp cúng vớt chết nước ( Tư độ đạo tràng )
12 – Điệp cúng chết cạn ( Tư độ đạo tràng tế đàn )
13 – Điệp cúng bà cô thân ruột ( Tư độ linh diên )
5 – ĐIỆP CÚNG ĐÁM :
1 – Điệp thành phục ( Tư minh siêu độ )
2 – Điệp triêu điện ( Tư độ linh diên )
3 – Điệp tịch điện 1 ( Tư độ linh diên )
4 – Điệp tịch điện 2 ( Tư minh siêu độ )
5 – Điệp khiển điện ( Tư độ linh diên )
6 – Điệp Tế Đồ trung ( Tư độ linh diên )
7 – Điệp cầu siêu cáo yết Từ đường ( Mộ tùng căn trưởng )
8 – Điệp an linh phản khốc ( Tư độ linh diên )
6 – TRẠNG :
1 – Trạng đảo bệnh ( Thiết cúng đảo bệnh kỳ an )
2 – Trạng cúng Phù sứ ( Linh bảo đại pháp ty )
3 – Trạng lục cung ( Cúng khẩm tháng )
4 – Trạng cúng quan sát ( Khởi kiến pháp diên )
5 – Trạng tống mộc ( Khởi kiến pháp diên )
6 – Trạng cúng đất ( Thiết cúng tạ thổ kỳ an )
7 – Trạng cúng khai trương ( Thiết cúng khai trương kỳ an )
8 – Trạng cúng hoàn nguyện ( Thiết cúng hoàn nguyện )
9 – Trạng cúng Tiên sư ( Khởi kiến pháp diên )
10 – Trạng tạ mộ ( Khởi kiến pháp diên )
7 – CÁC LOẠI VĂN :
1 – Dẫn thuỷ sám tiên hạt ( Tư độ đạo tràng )
2 – Văn cúng Hưng tác ( … )
3 – Văn hịch thuỷ ( Khai giải bạt độ trầm luân tế đàn )
4 – Văn cáo đạo lộ ( … )
5 – Văn cúng hậu thổ (… )
6 – Văn Thượng lương ( … )
Bản tiếng Việt
Sớ Điệp Công Văn – Thích Nguyên Tâm (Trọn Bộ 3 Tập): PDF ; WORD