Tổng Tập Nghìn Năm Văn Hiến Thăng Long
Chủ tịch hội đồng biên soạn : GS Đặng Vũ Khiêu và GS Viện Sỹ Vũ Tuyên Hoàng
Tổng thư ký : Nguyễn Hoàng Điệp
Tác giả : 1200 tác giả
NXB Văn hoá – Thông tin và Thời báo Kinh tế Việt Nam, 2007
Tập 1+2+3+4
Một bộ sách có giá trị đặc biệt “Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long” vừa được hoàn thành và đã xuất bản tập cuối cùng là một trong những hoạt động có ý nghĩa tiến tới kỷ niệm 1000 năm Thăng Long – Hà Nội.
Hà Nội là một Thủ Đô cổ kính nổi tiếng Thế Giới
So sánh về thời gian, Thăng Long – Hà Nội là một trong những Thủ đô cổ kính trên Thế Giới. Đó là điều đáng tự hào, về tính bền vững, ổn định của một quốc gia; về những trầm tích lịch sử. Trải qua mười thế kỷ, kể từ khi Lý Công Uẩn dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long và trước đó nữa – khi Hà Nội còn chưa có tên và đến khi có tên gọi là Thành Long Đỗ – qua muôn vàn thử thách trước công cuộc chinh phục thiên nhiên, chống giặc thù hung bạo, kiến thiết cuộc sống, nhân dân Hà Nội và cộng cư đã xây dựng một nền văn hiến rực rỡ ở khu vực Đông – Nam Châu Á. Nền văn hiến đó trước hết là sự khẳng định con người, đề cao giá trị làm người (Người ta – hoa đất); tinh thần huyết thống, tình đoàn kết, sát cánh bên nhau trong mọi hoàn cảnh; tinh thần nhân văn cao cả (Thương người như thể thương thân). Đó là chủ nghĩa yêu nước, chủ nghĩa anh hùng, là tinh thần yêu chuộng tự do, độc lập – một biểu hiện khác của nhân văn. Nền văn hiến đó còn được biểu hiện bằng những con người hiền tài, tiêu biểu là Nguyễn Trãi, Nguyễn Du, Hồ Chí Minh – những người được công nhận là Danh nhân văn hóa Thế Giới.
Bộ tư liệu quý về Hà Nội qua 28 phần
Trải qua nghìn năm phát triển, Thăng Long – Hà Nội là nơi hội tụ những tinh hoa Đại Việt, nơi sáng tạo ra những giá trị văn học nghệ thuật tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Đặc biệt là xây dựng được phong cách, thái độ ứng xử thanh lịch, cao đẹp giữa con người và con người Chẳng thơm cũng thể hoa nhài/Dẫu không thanh lịch cũng người Tràng An. Để tập hợp, đánh giá lại các giá trị văn hiến của Thủ đô Hà Nội, Nhà xuất bản văn hóa thông tin và Thời báo kinh tế Việt Nam đã phối hợp xuất bản bộ sách Tổng tập Nghìn năm văn hiến Thăng Long trọn bộ bốn tập. Đây là một bộ sách đồ sộ, 12.000 trang in, 1200 tác giả. Hội đồng biên soạn gồm GS Đặng Vũ Khiêu (Chủ tịch), GS VS Vũ Tuyên Hoàng (đồng Chủ tịch), Phó chủ tịch HĐBBS Thượng tướng GS Hoàng Minh Thảo, Tổng thư ký,Ủy viên hội đồng ban biên soạn Nguyễn Hoàng Điệp nhà nghiên cứu lịch pháp và văn hóa cổ phương Đông cùng các vị trong hội đồng ban biên soạn: GS Đào Nguyên Cát, Bùi Việt Bắc, GS, KH Đinh Ngọc Lân, GS Phan Ngọc, Nhà sử học Dương Trung Quốc, Nhà phê bình âm nhạc Hồ Quang Bình, họa sĩ An Chương, BS Đại Tá Đức Thông, GS Hà Minh Đức, GS Phạm Đức Dương, nhà giáo Nguyễn Vinh Phúc.
Điều cần khẳng định, đây là kết quả của một tình yêu, một tâm huyết lớn vào Hà Nội trước Đại lễ nghìn năm; kết quả của một sức lao động phi thường, rất đáng trân trọng. Bộ sách là một bộ tư liệu quý cho các thư viện, các nhà nghiên cứu, các học sinh, sinh viên…, cung cấp những kiến thức về Hà Nội nói riêng, đất nước nói chung trên 28 phần: từ địa chất, địa mạo, lịch sử, văn học, nghệ thuật, con người, làng mạc… đến Thăng Long – Hà Nội trong con mắt người nước ngoài. Song vì là bộ sách lớn, đề cập nhiều lĩnh vực có hạn chế về thời gian, tài chính, nhân sự và tổ chức biên soạn, tổ chức xuất bản nên không khỏi có những thiếu sót về nội dung và ở những tranh luận “hậu xuất bản” giữa nhà xuất bản và một số người trong hội đồng biên soạn …
Một nghìn năm qua đã có hơn 900 tác phẩm viết về Thăng Long – Hà Nội. Trong đó có:
– 272 tác phẩm viết bằng chữ Hán;
– 246 tác phẩm bằng tiếng Pháp;
– 383 tác phẩm bằng tiếng Việt;
Và trên 2 vạn bài báo, tạp chí (trong nước và Thế giới) viết về Thăng Long – Hà Nội. Song cho tới nay, một công trình xuất bản đồ sộ nhất, quy mô hệ thống nhất là Bộ Tổng tập Nghìn năm Văn hiến Thăng Long. Bộ sách dày hơn 10.000 trang, chia thành 4 tập, có trên 5.000 bức ảnh, bản đồ, tranh vẽ (màu, đen trắng) minh họa.
Bộ sách là sản phẩm tinh thần của 1.200 tác giả, cộng tác viên và sự đóng góp của hàng trăm cơ quan Bộ, Sở, Ban, Ngành, Cục, Vụ, Viện, Tổng Công ty, các trường Đại học, Trung học, Tiểu học, Mẫu giáo, Bệnh viện, Viện nghiên cứu, Hội, đoàn thể của Trung ương và Hà Nội góp sức.
Bộ sách là kho tàng tri thức vô giá về Thăng Long – Hà Nội được phản ánh trên nhiều bình diện: Địa lý, Địa chất, Địa mạo, Lịch sử, Kinh tế, Xã hội, Văn hóa, Bộ máy quan chế, Luật pháp, Y tế, Giáo dục, Khoa học – Kỹ thuật, Công nghệ, Di tích, Di sản, Danh lam Thắng cảnh, Danh nhân, Đất nước, Con người … Đặc biệt về bảy loại hình nghệ thuật như: Văn học, Kiến trúc, Hội họa, Sân khấu, Âm nhạc, Vũ đạo, Nhiếp ảnh,Điện ảnh, trải qua hàng nghìn năm, trăm năm phát triển đã được trình bày một cách hệ thống đem đến cho độc giả nhiều kiến thức mới mẻ và bổ ích. Bức tranh toàn cảnh về các vương triều: Lý – Trần, Hồ – Lê – Mạc – Lê – Trịnh, Tây Sơn, Nguyễn và 80 năm đô hộ của thực dân Pháp, 65 năm (1945 – 2010) Nhà nước Việt Nam có Đảng lãnh đạo đã được khắc họa đậm nét. Đó là những trang sử có lúc hào hùng oanh liệt, có lúc bi tráng đau thương ngấm đầy máu và nước mắt của tổ tiên. Thăng Long – Hà Nội trong cuộc kháng chiến chống ngoại bang đã để lại những mốc son kỳ tích khó phai mờ. Một nghìn năm trôi qua là một nghìn năm trên đất Thăng Long lịch sử đã để lại dấu ấn các tầng văn hóa trên mỗi nẻo đường, ngõ phố.Khảo cổ học khu Hoàng Thành Thăng Long đã phát hiện nhiều dấu tích nền móng cung điện và hàng triệu hiện vật: gạch, ngói, đồ gốm, men, sành, sứ, bát đĩa, tiền cổ, súng thần công, đồ dùng sinh hoạt … tức các Thế kỷ XI, XII, XIII, XIV,XV để lại.
Có thể nói Bộ Tổng tập Nghìn năm Văn hiến Thăng Long được ví như một bảo tàng, một thư viện thu nhỏ. Nó cung cấp cho độc giả tất cả những gì muốn hiểu biết về đất Kinh kỳ – Kẻ Chợ. Với khối lượng kiến thức khổng lồ ấy, bộ sách được chia thành 28 phần như sau:
Phần thứ nhất: Địa chất, Địa mạo, Địa lý Tự nhiên, Địa lý Cảnh quan, Địa lý Hành chính, Địa lý Kinh tế, Hạ tầng cơ sở, Dân cư, Giao thông và Quy hoạch đô thị.
Phần thứ hai: Lịch sử vùng phụ cận tiền Thăng Long.
Phần thứ ba: Khảo cổ học, những phát hiện về Kinh thành Thăng Long cổ xưa.
Phần thứ bốn: Lịch sử các Vương triều phong kiến, Pháp thuộc trên đất Thăng Long và thời kỳ có Đảng lãnh đạo.
Phần thứ năm: Lịch sử những kỳ tích chống ngoại xâm của Kinh thành Thăng Long – Hà Nội.
Phần thứ sáu: Lịch sử tổ chức bộ máy quan chế – Hệ thống quan chế và lịch sử bang giao của các vương triều.
Phần thứ bảy: Lịch sử luật pháp của Vương triều Lý – Trần, Hồ, Lê, Mạc, Lê – Trịnh.
Phần thứ tám: Bác Hồ với Hà Nội và những năm tháng Lịch sử không thể nào quên.
Phần thứ chín: Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng bộ Hà Nội trên đất Thăng Long.
Phần thứ mười: Quốc hội Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Phần thứ mười một: Sơ lược lịch sử Chính phủ Việt Nam, các hệ thống Chính trị – Đoàn thể Hội và UBND Thành phố Hà Nội từ 1946 đến nay.
Phần thứ mười hai: Giáo dục thi cử nghìn năm trên đất Thăng Long.
Phần thứ mười ba: Khoa học – Kỹ thuật – Công nghệ của nghìn năm Thăng Long – Hà Nội.
Phần thứ mười bốn: Một nghìn năm Văn hóa trên đất Thăng Long – Hà Nội hội tụ và tỏa sáng.
Phần thứ mười lăm: Lịch sử Y tế nghìn năm trên đất Thăng Long – Hà Nội.
Phần thứ mười sáu: Một nghìn năm văn học Thăng Long.
Phần thứ mười bảy: Một nghìn năm Kiến trúc Thăng Long – Hà Nội.
Phần thứ mười tám: Lịch sử Mỹ thuật một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội.
Phần thứ mười chín: Lịch sử âm nhạc một nghìn năm Thăng Long – Hà Nội.
Phần thứ hai mươi: Lịch sử Sân kháu – Vũ đạo Thăng Long – Hà Nội.
Phần thứ hai mươi mốt: Lịch sử 100 năm Nhiếp ảnh và Điện ảnh Hà Nội.
Phần thứ hai mươi hai: Di tích Lịch sử, Di sản Văn hóa và Danh lam Thắng cảnh đất Kinh kỳ
Phần thứ hai mươi ba: Lịch sử in ấn, xuất bản Báo chí, hệ thống thông tin đại chúng và những tác phẩm trải qua nghìn năm viết về Thăng Long – Hà Nội.
Phần thứ hai mươi bốn: Những làng cổ – phụ cận và làng khoa bảng của đất văn vật Thăng Long.
Phần thứ hai mươi lăm: Hệ thống bảo tàng, thư viện và các đoàn nghệ thuật, nhà hát, rạp chiếu phim … của Thăng Long – Hà Nội.
Phần thứ hai mươi sáu: Danh nhân, Chính khách, nhân vật lịch sử, hào khí Thăng Long và tinh thần thượng võ của người Hà Nội.
Phần thứ hai mươi bảy: Văn hóa ẩm thực đất Kinh Kỳ.
Phần thứ hai mươi tám: Thăng Long – Hà Nội qua con mắt người nước ngoài.
Ngoài ra, bộ sách ra đời là một minh chứng cho nền công nghệ in ấn Việt Nam đánh dấu một bước trưởng thành về kỹ, mỹ thuật. Nó đã vươn tới đẳng cấp ấn loát Quốc tế bằng giàn máy in Offset Roland của Cộng hòa Liên bang Đức và Komory của Nhật Bản, tạo nên được những trang in chữ đanh, sắc nét, rõ và đẹp. Trong chế bản đã sử dụng phần mềm của hệ Quark để mizơ trang, bằng phông chữ VnArial (chữ lùn, không chân,thân dày) với nhiều co, cỡ to đậm, thanh, đứng, nghiêng khác nhau làm cho độc giả được thư giãn thay đổi thị giác trên từng trang sách.
Tổng bí Thư Nguyễn Phú Trọng đang chăm chú xem và nghe đ/c Tổng thư ký Nguyễn Hoàng Điệp giới thiệu về Bộ sách Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long
Đ/c Vũ Văn Ninh Nguyên là Bộ trưởng Bộ Tài Chính nay là Phó thủ tướng Chính phủ đang xem và nghe Tổng thư ký Nguyễn Hoàng Điệp giới thiệu về bộ Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long
Đ/c Bí thư Thành ủy Hà Nội Phạm Quang Nghị chụp ảnh kỷ niệm với Tổng thư ký bộ sách Tổng tập nghìn năm văn hiến Thăng Long tại Nhà Hát Lơn Hà Nội nhân dịp ra mắt độc giả bộ sách
“Bộ sách này ghi lại dấu ấn lịch sử 1000 năm qua về Thăng Long – Hà Nội”
“Bộ sách Tổng tập 1000 năm Văn hiến Thăng Long như một bức tranh liên hoàn toàn cảnh, phản ánh trên nhiều bình diện, được ví như một “bảo tàng”, một “thư viện” thu nhỏ. Nó cung cấp cho độc giả nhiều thông tin cần thiết về đất Kinh Kỳ – Kẻ Chợ. Trong lịch sử xuất bản 10 Thế kỷ qua , đây là bộ sách đồ sộ nhất, lớn nhất trong về dung lượng thông tin, xứng đáng dâng lên Đại lễ 100 năm Thăng Long.”
“Bộ sách dày gần 12.000 trang, chia làm 4 tập với 28 phần, do Nhà xuất bản Văn hóa – Thông tin và Thời báo Kinh tế phối hợp ấn hành. Sách giới thiệu về thủ đô Hà Nội trải qua 100 năm với những thăng trầm lịch sử, được đề cập trên nhiều bình diện: địa chất, địa lý, địa mạo, khảo cổ học, lịch sử, lịch sử tiền Thăng Long, kinh tế, xã hội, văn hóa, luật pháp, y tế, giáo dục, khoa học – kỹ thuật, công nghệ , di tích, di sản, danh lam thắng cảnh, danh nhân, đất nước con người… Đặc biệt bộ sách còn dành dung lượng lớn nói về các loại hình nghệ thuật như: Văn học, kiến trúc, hội họa, sân khấu, âm nhạc, vũ đạo, nhiếp ảnh, trải qua hàng nghìn năm, trăm năm phát triển, làm phong phú thêm diện mạo văn hóa Thăng Long, được trình bày một cách hệ thống , đem đến cho độc giả nhiều kiến thức mới mẻ và bổ ích. Bức tranh toàn cảnh về các Vương triều: Lý – Trần,Hồ – Lê – Mạc – Lê – Trịnh, và 65 năm (1945 – 2010) Nhà nước Việt Nam có Đảng lãnh đạo cũng được khắc họa đậm nét.
Download Tổng Tập Nghìn Năm Văn Hiến Thăng Long (Tập 1) – Gs. Đặng Vũ Khiêu.PDF
Download Tổng Tập Nghìn Năm Văn Hiến Thăng Long (Tập 1) – Gs. Đặng Vũ Khiêu.PDF
Download Tổng Tập Nghìn Năm Văn Hiến Thăng Long (Tập 2) – Gs. Đặng Vũ Khiêu.PDF
Download Tổng Tập Nghìn Năm Văn Hiến Thăng Long (Tập 2) – Gs. Đặng Vũ Khiêu.PDF
Download Tổng Tập Nghìn Năm Văn Hiến Thăng Long (Tập 3) – Gs. Đặng Vũ Khiêu.PDF
Download Tổng Tập Nghìn Năm Văn Hiến Thăng Long (Tập 3) – Gs. Đặng Vũ Khiêu.PDF
Download Tổng Tập Nghìn Năm Văn Hiến Thăng Long (Tập 4) – Gs. Đặng Vũ Khiêu.PDF
Download Tổng Tập Nghìn Năm Văn Hiến Thăng Long (Tập 4) – Gs. Đặng Vũ Khiêu.PDF
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.facebook.com/tusachcuabanfanpage/shop