Nói đến mưu kế, có người cho rằng nó chỉ là sự lừa bịp, dối trá, gian manh, ác độc… Thực ra, mưu kế là sản phẩm trí tuệ của con người, nó giúp con người vượt qua những tình huống khó khăn phức tạp, đạt đến mục tiêu bằng khả năng chủ quan và theo quy luật khách quan. Sử sách đã ghi nhận không ít người làm nên sự nghiệp nhờ “đa mưu, túc trí”, biết tạo thời cơ và tận dụng thời coo.Vậy mưu kế là tốt hoặc xấu phải xét ở mục đích, động cơ ta sử dụng nó.
Tập sách này giới thiệu “ba mươi sáu chước” khá điển hình. Tác giả chọn trích các ví dụ từ trong truyện tích Trung Hoa, bởi lẽ chúng dã được lưu truyền khá rộng rãi trong nhân dân ta từ trước tới naỵ Mặt khác, xã hội phong kiến Trung Hoa, trải qua nhiều triều đại, đã là nơi tiêu biểu để bộc lộ sự tranh chấp giữa thiện với ác, giữa chính với tà… để lại cho người đời sau nhiều tấm gương, nhiều bài học không dễ bỏ qua.
Con số “tam thập lục” cũng mang nặng tinh thần triết lý phương Ðông – Nó là “thái dương chi số lục lục” (sáu lần sáu bằng ba mươi sáu), biểu thị sự biến hóa vô cùng, theo quan niệm của người xưa. Tuy nhiên, cho dù các mưu kế là thiên biến vạn hóa, nó vẫn có những nguyên tắc, những cơ sở có tính quy luật mà chúng ta có thể nhận biết và học hỏi để tăng thêm khả năng xét đoán, khả năng ứng xử trong cuộc sống mỗi người.
Chủ nghĩa tư bản là một hình thái kinh tế – xã hội của xã hội loài người, xuất hiện đầu tiên tại châu Âu, phôi thai và phát triển từ trong lòng xã hội phong kiến châu Âu và chính thức được xác lập như một hình thái xã hội tại Hà Lan và Anh ở thế kỷ 17. Sau cách mạng Pháp cuối thế kỷ 18, hình thái chính trị của “nhà nước tư bản chủ nghĩa” dần dần chiếm ưu thế hoàn toàn tại châu Âu và loại bỏ dần hình thái nhà nước của chế độ phong kiến, quý tộc. Và sau này hình thái chính trị – kinh tế – xã hội tư bản chủ nghĩa lan ra khắp châu Âu và thế giới. Sự phát triển của chủ nghĩa tư bản (với tư cách một hình thái kinh tế) từ chủ nghĩa phong kiến không do một lý thuyết gia nào xây dựng. Tuy nhiên A.Smith là người có đóng góp to lớn nhất xây dựng một hệ thống lý luận tương đối hoàn chỉnh về chủ nghĩa tư bản tự do hay tự do kinh tế. Chủ nghĩa tư bản không đồng nhất với chủ nghĩa tự do dù nền tảng là kinh tế tư hữu, nói cách khác chủ nghĩa tư bản là một trong các hình thái kinh tế của sản xuất tư hữu, và đối lập với chủ nghĩa xã hội trên nền tảng sở hữu công cộng. Các chính sách an sinh xã hội trong nền kinh tế tư bản không phải là thành tố của chủ nghĩa tư bản, và cũng không phải biểu hiện đặc trưng của chủ nghĩa xã hội. Chính xác hơn là nó là một biểu hiện của một nền kinh tế được điều chỉnh ít nhiều bởi nhà nước.
Đặc điểm đặc trưng nhất của chủ nghĩa tư bản là nhìn nhận quyền sở hữu tư nhân và quyền tự do sản xuất và kinh doanh được xã hội bảo vệ về mặt luật pháp và được coi như một quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của con người. Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa không loại trừ hình thức sở hữu nhà nước và sở hữu toàn dân và đôi khi ở một số nước tại một số thời điểm tỷ trọng của các hình thức sở hữu này chiếm không nhỏ (hay còn gọi là mô hình kinh tế hỗn hợp), nhưng điều cơ bản phân biệt xã hội của chủ nghĩa tư bản với xã hội đối lập với nó là xã hội cộng sản là trong xã hội tư bản chủ nghĩa quyền tư hữu đối với phương tiện sản xuất được xã hội và pháp luật bảo vệ, sự chuyển đổi quyền sở hữu phải thông qua giao dịch dân sự được pháp luật và xã hội quy định. Còn chủ nghĩa cộng sản và phần lớn trường phái chủ nghĩa xã hội công nhận quyền sở hữu tập thể và nhà nước đối với phương tiện sản xuất.
Trong hình thái kinh tế tư bản chủ nghĩa các cá nhân dùng sở hữu tư nhân để tự do kinh doanh bằng hình thức các công ty tư nhân để thu lợi nhuận thông qua cạnh tranh trong các điều kiện của thị trường tự do: mọi sự phân chia của cải đều thông qua quá trình mua bán của các thành phần tham gia vào quá trình kinh tế. Các công ty tư nhân tạo thành thành phần kinh tế tư nhân là thành phần kinh tế chủ yếu của nền kinh tế tư bản chủ nghĩa. Có thể nói các yếu tố quyền tư hữu, thành phần kinh tế tư nhân, kinh doanh tự do, cạnh tranh, động lực lợi nhuận, tính tự định hướng tự tổ chức, thị trường lao động, định hướng thị trường, bất bình đẳng trong phân phối của cải là các khái niệm gắn liền với nền kinh tế tư bản chủ nghĩa.
Xã hội hiện đại, từ xin việc đến thăng chức, từ tình yêu đến hôn nhân, từ giao lưu đến hợp tác… không việc gì không cần tài ăn nói.
Khéo ăn nói giống như sở hữu loại “dầu bôi trơn” đảm bảo các mối quan hệ của bạn “vận hành” trơn tru. Không khéo ăn nói, gặp chuyện nhỏ mắc trở ngại, gặp chuyện lớn vấp thất bại.
Làm thế nào để nói năng trôi chảy? Làm thế nào để nói lời “đi vào lòng người”? Trong những dịp khác nhau, với những người khác nhau, ở những tình huống không giống nhau… có cuốn sách này gợi ý, bạn sẽ thành người khéo ăn nói.
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
Tên sách: Ứng Dụng 64 Quẻ Kinh Dịch Trong Kinh Doanh
Tác giả: Trương Kiến Trí
Ứng Dụng 64 Quẻ Kinh Dịch Trong Kinh Doanh –Những nguyên lý dành cho các nhà doanh nghiệp (Bí quyết làm giàu).
Kinh Dịch được coi là một trong ba quyển sách lớn có ảnh hưởng đến lịch sử nhân loại. Đây là cuốn sách cổ xưa nhất của Trung Quốc cổ đại và được nhiều tác giả như: Phục Hy, Thần Nông, Văn Vương, Khổng Phu Tử… nhắc đến.
Kinh Dịch là bộ Thiên Thư đã viết cách đây mấy ngàn năm, tích lũy những trí tuệ thâm viễn không chỗ nào không chiếu sáng. Bất luận là văn tự hay nghĩa lý của tượng, quái, hào, đều căn cứ vào đạo lý tự nhiên của sự vật. Người đời sau có thể dựa vào đó để khai triển tư duy, vừa dự trắc tìm hiểu tương lai. Quy luật vận hành của thương trường và hoạt động kinh doanh không lẽ không vận hành theo đạo lý tự nhiên của sự vật đó hay sao?
Kinh Dịch là một cố gắng đáng ca ngợi trong việc làm tan biến sự may rủi trong cuộc sống. Tất cả chúng ta đều mong muốn mọi việc đều suôn sẻ, tốt đẹp và thuận lợi. Tuy nhiên, có những ngày mà mọi sự đều hỏng: trên lối đi toàn gặp chướng ngại, chông gai: tin tức xấu, bị sỉ nhục không đáng, bị đau yếu… Kinh Dịch cho đó không phải là sự ngẫu nhiên và khuyên chúng ta nên cứu vãn tình thế ấy.
Khi bạn mở cuốn Kinh Dịch ứng dụng trong kinh doanh này, từ câu Tự cường bất tức của quẻ thứ nhất, tức quẻ Kiền, bạn tiếp tục đọc và nghiền ngẫm, cho đến khi đọc xong cuốn sách, biết đâu cuốn sách này có thể giúp bạn giải toả được vài đám mây đen bao phủ trên đường kinh doanh của bạn, hoặc tiêu trừ sự mệt mỏi, tăng lòng tự tin của bạn và gợi một chút ánh sáng nào đó cho bạn…