Đăng bởi Để lại phản hồi

Phong Thủy Dương Trạch Học Ứng Dụng – Đông A Sáng

Phong Thủy Dương Trạch Học Ứng Dụng - Đông A Sáng
Phong Thủy Dương Trạch Học Ứng Dụng – Đông A Sáng

Phong Thủy Dương Trạch Học Ứng Dụng

Đông A Sáng

NXB Thời Đại

286 trang

Cuốn sách cung cấp kiến thức cơ bản và cần thiết về phong thủy – dương trạch học, liên quan đến dịch học, lý số, thiên văn, địa lý…giúp quý bạn đọc thủ đắc những điều cơ bản.

Với sự sàng lọc của thời gian, với sự lưu truyền rộng rãi, với mục đích làm cho đời sống con người thêm tốt đẹp, phong thủy học xứng đáng để chúng ta nghiên cứu, tìm hiểu và ứng dụng.

Ứng dụng vào việc mua bán đất đai, kinh doanh địa ốc; tránh xấu tìm tốt trong việc bố trí cửa nhà, thuê mướn nhà cửa; với mục đích làm cho gia đình vui vẻ, mọi người an khang, vượng đinh, vượng tài, giành thắng lợi trên thương trường, thành công trong kinh doanh.

About Dong A Sang

1. Quê quán : Làng Trường Xuân, xã Hải Trường, tỉnh Quảng Trị.
2. Học trường : + Tiểu học Trường Sanh. + Trung học Hải Lăng (đệ nhất cấp) + Trung học Nguyễn Hoàng (đệ nhị cấp)
+ Đại học Sư Phạm Huế (Ban Việt Hán -Khóa Lương Văn Can)
+ Đại học Văn khoa Huế (Cử nhân năm 4 – Việt Văn)
3. Dạy học : + Trường Phan Châu Trinh- ĐN (1973-1975) + Trường PTTH Hòa Vang (1976- 1981)
+ Trường PTHT Phan Châu Trinh (lớp chuyên).+ Trường chuyên Lê Quý Đôn – ĐN..
4. Làm việc : NXBGD.VN.
5. Bút danh Đông A Sáng (chuyên dịch tiếng Trung).
6. Đã dịch và xuất bản : Trên 100 cuốn sách, gồm các thể loại : Triết học (Kinh Dịch, Đạo đức kinh), lịch sử,mưu kế, thư pháp, dưỡng sinh, Trung y, nhân tướng, phong thủy, tượng kỳ, võ thuật v.v.

Download Phong Thủy Dương Trạch Học Ứng Dụng – Đông A Sáng.PDF

Download Phong Thủy Dương Trạch Học Ứng Dụng – Đông A Sáng.MOBI

Download Phong Thủy Dương Trạch Học Ứng Dụng – Đông A Sáng.EPUB

Download Phong Thủy Dương Trạch Học Ứng Dụng – Đông A Sáng.TXT

Download Phong Thủy Dương Trạch Học Ứng Dụng – Đông A Sáng.PDB

Download Phong Thủy Dương Trạch Học Ứng Dụng – Đông A Sáng.LRF

Download Phong Thủy Dương Trạch Học Ứng Dụng – Đông A Sáng.DOCX

Download Phong Thủy Dương Trạch Học Ứng Dụng – Đông A Sáng.RTF

Download Phong Thủy Dương Trạch Học Ứng Dụng – Đông A Sáng.JPG

Xem hướng dẫn download tại đây

P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.

MUA SÁCH GIẤY

Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)

Đăng bởi Để lại phản hồi

Phù Pháp Nhập Môn – Pháp Sư Huyền Trí

PHÙ PHÁP NHẬP MÔN
PHÙ PHÁP NHẬP MÔN

Sách này có tên chữ Hán là” “Phù chú chi học đại toàn” là nền tảng cơ bản nhất để tiếp cận và am hiểu về bùa chú một cách khách quan, là chìa khóa vàng để mở ra cánh cửa huyền vi.

Lời tựa:

Thuật giao thông với quỷ thần, không chỉ có ở Trung Quốc, gần thì có Nhật Bản, Hàn Quốc, Việt Nam, Ấn Độ. Xa thì tới tận các quốc gia trên thế giới như ở Tây Âu, Châu Phi. Đều có những thần thoại, truyền thuyết được lưu truyền từ thời cổ cho tới ngày nay, thậm chí, trong thời hiện đại khi khoa học phát triển, những thuyết đó cũng không bị tiêu diệt. Những thuyết về sự giao thông với quỷ thần, thịnh hành ở các quốc gia trên thế giới, và các  sách về nó cũng rất nhiều.

Ở Trung Quốc, tiêu biểu nhất cho thuật giao thông với quỷ thần, là phép bùa chú. Nó đã dần trở thành một thứ phong tục và những người thực hành thuật này chiếm số lượng không ít. Đối với nước Nhật Bản mà nói, cũng có sách về bùa chú, phép này thịnh hành trước thời Minh Trị Những người thực hành  ở Nhật  thường chú trọng tới phép kết thủ ấn. Những phép thuật này đều từ Trung Quốc đại lục truyền nhập vào. Đến thời hiện đại, sách về thủ ấn quyết lại truyền từ Nhật Bản lại Trung Quốc, Đài Loan. Đây bởi nguyên nhân các thuật gia về bùa chú ở nước ta đã ẩn dật dẫn tới thất truyền. Trước mắt, ở các thành thị Trung Quốc , đều không có sách tốt thuộc loại này, nếu có thì là những thuật sâu xa không thể khảo cứu được, nếu như không có thày giỏi thì việc tinh thông được không phải chuyện dễ. Hiện tại, cũng có một số sách về việc thông thần, hành pháp, như các sách về bùa chú hay về kì môn độn giáp, hoặc về việc kết ân…nhưng đều không thuyết minh kĩ, vả lại ý nghĩa sâu sắc không thể đoán biết được. Tuyệt nhiên không phải trong một thời gian ngắn vài năm mà đạt được kết quả. Những người thông về thuật này thì với trình độ của họ chỉ giải thích được một nửa mà thôi. Đối với các sách về bùa chú, kì môn mà nói, thì khó có thuyết về “bộ Cương đạp Đẩu” (giẫm sao Cương đạp sao Đẩu) mà ít có bí quyết về việc kết tay ấn. Các sách về việc kết tay ấn quyết thì đều không có những thuyết về bùa chú hay bộ Cương đạp Đẩu. Thực ra thì việc hành pháp của bùa chú hay kì môn đều có sự kết hợp của ấn quyết mà các sách không làm rõ điều này. Tới các sách chọn ngày hay thông thư thời hiện đại, nội dung của nó chỉ tuyển chọn ngày, giờ của các việc như giá thú, xuất hành, thương mại, dời nhà, an tang, động thổ mà thôi, tịnh không có ngày giờ về việc nhập thần, an toạ, khai quang điểm nhãn… Bởi vậy, tất thảy các việc tìm ngày chọn thày, tạc tượng … đều theo xưa mà làm nên mới có việc thần phật linh hay không linh, ứng nghiệm hay không ứng nghiệm thì đều bởi nguyên nhân do pháp thuật không được chu toàn mà ra. Thuyết này là bởi Thái Huyền.

Tôi thời trẻ, nghiên cứu về Nho vài mươi năm, mới lĩnh hội được thuật giao thông với quỷ thần. Nhưng không chỉ tìm hiểu về bùa chú mà còn muốn phối hợp thêm với luyện khí, tâm pháp, nhật pháp, thủ ấn pháp, bộ cương pháp…Mới có thể đạt được sự thần diệu của nó. Do vậy sách này mới nhân đó mà làm ra để cung cấp cho những người yêu thích môn học này nghiên cứu và tham khảo. Quả là con đường tắt để dẫn tới đạo của thần. Cũng là kim chỉ nam của Thần học. Mong cho kẻ học và thành tựu được hãy lấy việc cứu đời lợi người làm tôn chỉ, tránh việc hại người, đó là sự trông mong, thật may lắm thay!

MUA SÁCH GIẤY: https://www.tusachcuaban.net/product/phu-chu-chi-hoc-dai-toan-phu-phap-nhap-mon/

Đăng bởi Để lại phản hồi

Vạn Pháp Quy Tông – Huyền Trí

Sách Vạn Pháp Quy Tông
Sách Vạn Pháp Quy Tông

Vạn Pháp Quy Tông

Tác giả: Ðàn chủ Huyền Trí (tức Quang Tịch Pháp Sư)

Nhà phát hành: Linh Quang Bảo Điện

Về khoa Bùa Chú và Bí thuật có bộ sách gọi là Vạn Pháp Quy Tông, sưu tập rất nhiều những phương pháp kỳ bí cần phải luyện tập nhiều công phu đòi hỏi một tinh thần Đạo Đức căn bản. Người học sách đó phải nhằm mục

đích cứu đời, hoàn toàn bất vụ lợi. Nếu có tư tưởng tham tàn hoặc ích kỷ hại nhơn, tự nhiên phải rước lấy kết quỉ

vô cùng tai hại, tức là bị tiêu diệt.

Thời Pháp thuộc, trong số những người luyện Bút Chú Mật pháp theo Vạn Pháp Quy Tôn có hai nhân vật

điển hình là Ông Trần Cao Vân và tướng cướp Ba Tín , tuy là tướng cướp theo lối Lượng Sơn Bác, nhưng vẫn là tướng

cướp ; Hai người đều có thuật tàng hình, có thần thông biến hóa, nhưng một người tên nêu sử sách, đời sau trọng

vọng , còn một người lại bỏ mạng trong bóng tối.

Vạn Pháp Quy Tôn chỉ bày đủ các phương pháp luyện tập của các bực tu Tiên và các Đạo sĩ du phương bên

Tàu, góp nhặt từ đời Trần, đời Hán trở về sau. Tương truyền sách về Bùa Chú và bí thuật đầu tiên do Hiên Viên

Huỳnh Đế cảm ửng với Thần Thánh viết ra. Sở dĩ thần thánh mật truyền cho Huỳnh đế những bí pháp đó là bởi

ông có lòng thương dân rất bi thiết, muốn vì dân cứu khổ cứu bịnh. Nhờ những bí pháp của Thần Thánh truyền cho,

vua Huỳnh Đế trừ khử tà ác, làm sáng tỏ những điều Thiện. đem lại Thái bình cho nhân dân.

Những bí pháp của Huỳnh Đế được ghi chép trong một quyển sách như truyền lại cho vua Hạ Vũ. Nhờ vậy, vua Hạ Vũ biết phép của nạn lụt sông Hoàng Hà là một thiên tai lớn nhất trong thời cổ Trung quốc. Người thứ ba được quyển sách là Tần Thủy Hoàng , nhờ sách này, Thủy Hoàng trừ diệt sáu nước phong kiến , thống nhất Trung Nguyên, nhưng vì lòng tham quá độ, Thủy Hoàng bị ảnh hưởng tai hại trở lại, bịnh chết ở Sa Khâu. Người thứ tư được sách quý là Huỳnh Thạch Công trao dạy cho Trương Lương , ông này đem ra áp dụng, giúp Lưu Bang tiêu diệt đưược kẻ  tham tàn.

Người may mắn được Trương Lương truyền cho quyễn sách là Trương Đạo Lăng , các Đạo Sỉ gọi là Trương thiên Sư . Ông nầy tuy có thâu đệ tử , đem những bí pháp ra giúp đời , nhưng lại sợ đời sau kẻ ác lợn dụng làm bậy , nên giấu mất quyễn sách đi , Ông chôn nó vào một cái hang , lấy tảng đá lớn lấp lại .

Đến đời Đường có người tên Viên Thiến Cương vào núi tìm Tiên học Dạo, gặp con rắn to nằm  khoanh trên

tảng đá, nghĩ rằng có vật lạ. Ông bèn lật tảng đá ra, thấy bí quyển sách của Trường Đạo Lăng. Về sau Cương

truyền thụ cho Cao Sĩ hiệu là Thanh Ngưu. Cao Sĩ truyền choĐông Phương Sóc. Đông Phương Sóc truyền

cho Đông Hoa Đế Quân, ông này truyền cho Lư Tiên Sinh. Ông này muốn cho đời biết tài lạ của mình, từng

đến kinh đô thí nghiệm trước mặt nhà vua, mỗi phép đều hiệu nghiệm. gây chân động trong dân gian một thời.

Nhưng cũng vì óc hay khoe khoang mà họ Lư  phải chịu kết quả tai hại.

Sách Vạn Pháp Quy Tông ngày xưa  từng mang nhiều tên khác nhau , như trong  truyện Tây Hán gọi là Thiên Thư . Lúc đầu thì sách tên là Cửu Thiên Huyền Nữ ẩn Thư , đến Tần Thủy Hoàng tênlà  Kim Tỏa Ngọc Dược Chủy  nghĩa là cái ống khóa và cái chìa khóa bằng vàng ngọc ,  Trương Lương gọi là Huỳnh Thạch Công Bí Thư , Trương Thiên Sư gọi là Toàn Thư Ngọc Triện , Viên Thiên Cương gọi là  Thạch Hàm Ký , nghĩa là sách gởi trong đá. Đông Phương Sóc gọi là Sạ Phức Quyết ; Truyện Tây Hán gọi là Thiên Thư  , Đông Hoa Đế Quán gọi là Tử Phủ Linh Chương . Mỗi người được sách đó đều thề nguyền không truyền thụ cho kẻ phàm nhân tục tử mà chỉ trao cho bực Cao Sĩ Đại Đức. Chính vì thế mà sách đó bí truyền .

Đăng bởi 3 phản hồi

Sách Thiên Văn Tinh Tú Chiếu Số Người – Lão Sư Dương Công Vinh

Thiên văn vận số - Giúp trợ toàn hơn - Dương Công Vinh
Thiên văn vận số – Giúp trợ toàn hơn – Dương Công Vinh

Sách Thiên Văn Tinh Tú Chiếu Số Người
Soạn giả: Tịnh Sĩ Dương Công Vinh – hiệu Đại Khương Đức
NXB Đuốc Sáng 1954

577 trang

Xin trân trọng có đôi lời cùng chư vị độc giả

Bởi xưa kia có lời của đức Phật Tổ khuyên rằng:

“Tiên giá nhi hậu giác tha”

Nghĩa là: Người biết trước phải cho người khác biết sau.

Đời Tây Hán có ông Hàn Công nói rằng: “Biết mà không nói là đại bất nhơn. Nói mà không đủ là đại bất nghĩa”

Vì câu khuyên giáo trên nên tôi cố gắng viết cuốn Thiên Văn này để giúp cho mọi người biết số phận, ngày giờ và phương hướng kết hung, để đi làm ăn, giống như cây đuốc soi sáng người đi trong đêm tối.

Bởi thế cho nên tôi bằng lòng đem hết trí lực công phu để diễn nghĩa cho được thành toàn bản sách Thiên Văn này mang công hiến cho đời.

Lúc soạn diễn bản sách này tôi ở tại Châu Thành – Cần Thơ, đường Đỗ Hữu Vị, nhà số 6.

Ngày hoàn thành: 15/05/1954
Nay kính
Dương Công Vinh

Đăng bởi Để lại phản hồi

Sách Ma Y Thần Tướng – Ma Y

Ma Y Thần Tướng - Ma Y
Ma Y Thần Tướng – Ma Y

Sách Ma Y Thần Tướng
Tác giả: Ma Y
NXB Thời Đại 2011
Số trang: 495
Bìa cứng, In màu, Khổ lớn

Đánh giá:

– Dễ đọc, dễ hiểu, dễ ứng dụng, dễ kiểm chứng
– Trước tác quyền uy: luôn giữ vị trí đầu bảng trong các trước tác về tướng thuật
– Giản dị, thiết thực: Minh họa sinh động, giải thích dễ hiểu, tái hiện sinh động các tướng pháp vi diệu

Mục lục:

Phân tích tướng mạo của một số nhân vật lịch sử
Văn hóa tướng tay cổ đại Trung Quốc
Lời nói đầu: Nhìn ra vận mệnh, giải mã bí mật cuộc đời
Tra nhanh tướng mặt
Tra nhanh tướng tay
Phương thức trình bày của cuốn sách
Chương 1: “Ma Y Thần Tướng” – Trước tác tướng mặt hàng đầu
1. “Ma Y Thần Tướng”: trước tác tướng thuật “vô tiền khoáng hậu”
2. Sự lan truyền và kế thừa của “Ma Y Thần Tướng”: Câu chuyện truyền kỳ về hai vị thần tiên
3. Ảnh hưởng của “Ma Y Thần Tướng”: “Bản nền” của tướng thuật

Chương 2: Tướng thuật huyền bí: Văn hóa tướng thuật cổ đại Trung Quốc
1. Khởi nguồn và quá trình phát triển của tướng thuật cổ đại Trung Quốc: Nguồn gốc của tướng thuật
2. Nền tảng lý luận của tướng thuật: Âm dương ngũ hành
3. Nguyên lý của tướng thuật: Thiên nhân hợp nhất
4. Tướng thuật và đông y: Có cùng nguồn gốc
5. Hệ thống thuật ngữ tướng thuật: Đa dạng và phong phú
6. Phương pháp tướng thuật cổ đại Trung Quốc: Thuật xem tướng
7. Trước tác tướng thuật cổ đại Trung Quốc: Điểm danh các tác phẩm quan trọng
………………

Phụ lục
Phương pháp xem tướng đối với thân thể
1. Lục phủ, Tam tài, Tam đình: Khuôn mặt trong Nhân tướng học
2. Thượng đình: Thuật ngữ trong Nhân tướng học, chỉ nửa trên của khuôn mặt
3. Trung đình: Thuật ngữ trong Nhân tướng học, chỉ phần giữa khuôn mặt
4. Hạ đình: Thuật ngữ trong Nhân tướng học, chỉ nửa dưới của khuôn mặt
………………….

Download: Sách Ma Y Thần Tướng – Ma Y.PDF

LINK MOBI; PRC; EPUB; PDF:  http://ouo.io/uZaVAW

MUA SÁCH GIẤY: https://www.tusachcuaban.net/product/ma-y-than-tuong-ma-y/

Đăng bởi Để lại phản hồi

Mai Hoa Dịch Số – Thiệu Khang Tiết

Mai Hoa Dịch Số - Thiệu Khang Tiết
Mai Hoa Dịch Số – Thiệu Khang Tiết

Mai Hoa Dịch Số

Tác giả: Thiệu Khang Tiết
NXB Văn Hóa Thông Tin  2006
Dịch: Ông Văn Tùng
672 Trang

Mai Hoa Dịch Số là bộ Đại kỳ thư thứ hai trong Tam đại kỳ thư của nền văn hóa Trung Hoa (Bộ đại kỳ thư thứ 1 là bộ Chu Dịch, bộ thứ 3 là Ma Y tướng thuật), là viên ngọc vô giá của khoa chiêm bốc dự trắc học và tướng học của Trung Hoa; tương truyền là của Thiệu Khang Tiết, nhà đại triết học và đại dịch học đời Tống soạn.

Toàn bộ cuốn sách Mai Hoa Dịch Số Ông Văn Tùng dịch và chú thích, NXB Văn hóa thông tin ấn hành gồm 6 quyển (được in thành 1 cuốn mà chúng tôi đang giới thiệu với các bạn). Từ thời Tống đến nay, nó luôn luôn được các bậc vua chúa và nhân dân Trung Quốc dùng làm căn cứ lý luận cho khoa chiêm bốc và dự trắc học.

  • Quyển thứ nhất có các nội dung: Chu Dịch quái số; Ngũ hành sinh khắc; Bát cung sở thuộc ngũ hành; Quái khí vượng; Quái khí suy; Thập thiên can; Thập nhị địa chi; Bát quái tượng lệ; Chiêm pháp; Ngoạn pháp v.v…
  • Quyển thứ 2 có các nội dung: Chiêm bốc huyền cơ; Chiêm quái tổng quyết; Thiên thời chiêm; Nhân sự chiêm; Gia trạch chiêm; ốc xá chiêm; Hôn nhân chiêm; Sinh sản chiêm; Ẩm thực chiêm; Mưu cầu chiêm; Cầu danh chiêm; Giao dịch chiêm; Xuất hành chiêm; Hành nhân chiêm; Yết kiến chiêm; Thất vật chiêm; Tật bệnh chiêm; Quan tụng chiêm; Phần mộ chiêm,v.v…
  • Quyển thứ 3 có các nội dung: Bát quái phương vị đồ; Quan mai chiêm quyết tự; Chiêm quái quyết; Thể dụng hỗ biến chi quyết; Thể dụng sinh khắc chi quyết; Thể dụng suy vượng chi quyết; Chiêm bốc khắc ứng chi quyết; Vạn vật phú v.v…
  • Quyển thứ 4 có các nội dung: Chỉ mê phú; Huyền hoàng khắc ứng ca; Hoàng huyền tự; Huyền hoàng ca; Thám huyền phú; Tư quý thủy bút v.v…
  • Quyển thứ 5 có các nội dung: Ngũ hành toàn bị; Lục thần hình thức; Bát quái biện; Quỷ thần; Thất ngôn tác dụng ca v.v…
  • Quyển 6: Mai Hoa Dịch Số – Một bộ kỳ thư đích thực trong lịch sử Trung Quốc; Chính Dịch tâm pháp; Cấu tạo lý luận của Mai Hoa Dịch Số; Tác dụng và địa vị của Mai Hoa Dịch số (trong lịch sử văn hóa Trung Quốc).

Xin trân trọng giới thiệu cùng các bạn.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kinh Dịch Trọn Bộ – Ngô Tất Tố

Kinh Dịch (Trọn bộ) - Ngô Tất Tố
Kinh Dịch (Trọn bộ) – Ngô Tất Tố

Kinh Dịch ( Trọn Bộ ) 
Tác giả: Ngô Tất Tố 
Nhà xuất bản: Nxb văn học
Số trang: 818 trang

Khổng Tử đã từng nói: “Nếu cho tôi sống thêm vài năm nữa, thì cho dù 50 tuổi học Kinh Dịch cũng không phải là sai lầm”.

Có thể nói, Kinh Dịch là một trước tác kinh điển lâu đời nhất, kết tinh trí tuệ của văn hóa Trung Hoa cổ đại. Kinh Dịch phát hiện tính quy luật và phương pháp nhận thức, dự đoán, xử lý sự vật, và với ý nghí nghĩa phương pháp luận này, nó có ảnh hưởng quan trọng đối với nhiều lĩnh vực như triết học, khoa học xã hội, văn hóa nghệ thuật… của Trung Quốc từ xưa đến nay.

Trong Kinh Dịch có 384 hào, có nghĩa là có 384 lời khuyên hữu ích.

Lật mở từng trang sách, bạn sẽ có cảm giác nhẹ nhàng, khoan khoái, bạn hẳn sẽ không nghĩ rằng quản lý trong học thuật truyền thống lại được viết ra gần gũi, dễ hiểu đến thế. Ở đó, bạn không hề thấy bất kỳ hơi thở nào mang âm hưởng nghiên cứu Nho giáo, càng không hề thấy chỗ nào khó hiểu cả. Đáng quý hơn là, bạn sẽ thấy mỗi một điểm trong cuốn sách này đều liên quan mật thiết đến công việc của bản thân mình. Mỗi một quan điểm, mỗi một kiến giải trong đó đều giúp chúng ta thoát ra khỏi khó khăn và cản trở để trưởng thành trong công việc.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử – Nguyễn Hiến Lê

Kinh Dịch - Đạo Của Người Quân Tử - Nguyễn Hiến Lê
Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử – Nguyễn Hiến Lê

Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử

Tác giả: Nguyễn Hiến Lê 
Nhà xuất bản: Nxb văn học
Số trang: 445
Nằm trong bộ: Ngũ Kinh – Khổng Tử

Mô tả

Kinh Dịch ra đời đã bao nghìn năm qua, nhiều nhà nghiên cứu Đông phương và Tây phương nói chung và các nhà nghiên cứu Trung Hoa nói riêng đều khẳng định đây là một công trình hiếm thấy trên thê giới.

Ở ta trước cách mạng tháng Tám, Kinh Dịch đã dược nhà nước đưa vào khoa trường, nó đã trở thành sách gối đầu giường của các nhà Nho.

Trong tất cả những bản Kinh Dịch chúng tôi có trong tay, từ bản Kinh Dịch khá phổ biến của Ngô Tất Tố đến bản của Phan Bội Châu, Nguyễn Mạnh Bảo, Nguyễn Duy Tinh… chúng tôi chọn bản Kinh Dịch của Nguyễn Hiến Lê.

Nguyễn Hiến Lê không chỉ tìm hiểu, đối chiếu, so sánh với các bản dịch, các công trình nghiên cứu của các nhà triết học phương Đông về Kinh Dịch mà ông còn tham bác khá sâu về những công trình của các nhà nghiên cứu phương Tây về bộ sách kì lạ này. Từ đó tác giả tìm ra những điểm tương đồng giữa các học giả Đông và Tây về Kinh Dịch và qua dó giúp độc giả thấy được giá trị đích thực của Kinh Dịch ở nhiều chiều khác nhau khi áp dụng vào thực tế đời sống.

Bản dịch nhẹ, thoáng mà chính xác, phong phú sáng sủa, thuần khiết; phần biên khảo, chú thích rõ ràng, khoa học. Về mặt nào đó, Nguyễn Hiến Lê đã lí giải khá thành công Kinh Dịch không thuần túy là sách bói toán.

Nó là một công trình khoa học đầy những ẩn số. Nhiều nhà bác học đang lần tìm ra những ẩn số ấy.

Là một học giả đứng đắn, nghiêm túc và tài năng, Nguyễn Hiến Lê đã cho ra đời hàng loạt tác phẩm dịch thuật và nghiên cứu. Mỗi tác phẩm của ông là một công trình khoa học thể hiện một sự lao động cần mẫn, một trái tim say mê nồng nàn cuộc sống, một tâm hồn nhạy cảm và một trí tuệ uyên thâm tuyệt vời. Tất cả những điều đó cho ông một chỗ đứng đầy trân trọng trong người đọc trong và ngoài nước.

Nhà XB Văn Học

Download ebook Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử – Nguyễn Hiến Lê


Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử – Nguyễn Hiến Lê
Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử – Nguyễn Hiến Lê
Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử – Nguyễn Hiến Lê
Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử – Nguyễn Hiến Lê
Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử – Nguyễn Hiến Lê – bản đẹp
Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử – Nguyễn Hiến Lê – Bản gốc Scan
Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử – Nguyễn Hiến Lê.Prc

Kinh Dịch – Đạo Của Người Quân Tử – Nguyễn Hiến Lê.Doc

Kinh Dich – Dao Cua Nguoi Quan Tu (Scan Tai Ban)

Đăng bởi 2 phản hồi

Kim Oanh Ký – Thái Kim Oanh

Kim Oanh Ký Trọn Bộ - Thái Kim Oanh
Kim Oanh Ký Trọn Bộ – Thái Kim Oanh

Kim Oanh Ký Trọn Bộ
NXB Lao Động 2008
Thái Kim Oanh
575 Trang

“Nhiều người nghe đến 2 tiếng Bát Môn đều ham và muốn học , cũng như nghe nhắc đến tài của Khổng Minh ai nào chẳng khen phục . Khổng Minh là người sáng tác ra quẻ Bát Môn ấy.


Cũng lắm ông khó tánh như soạn giả không tin gì lắm , nhưng khi học qua được mới rõ quẻ tuy đơn giản mà ứng nghiệm.

Từ trước , lắm ông chỉ chuyên nội quẻ Bát Môn cũng nổi tiếng đó đây , song nói là môn ruột đừng hòng các ông ấy chỉ lại cho ai . Có người gặp đặng quyển ấy lưu truyền ,nhưng vấp phải Hán tự khó Pháp văn chẳng phải chữ đâu nghĩa đó theo lối Việt văn , nên cần phải hiểu rõ lý của nó.

Hơn nữa , Hán văn còn bí mật hơn.Cà một bài dài thượt mỗi câu gói ghém đầy bí mật lại chẳng phân câu cho nên một bài mà mỗi lần bạn đọc qua thấy nghĩa mỗi lần mỗi khác nhau.


Nên soạn giả giúp đủ tài liệu cho các bạn hiếu kỳ có được môn này trong tay mà kinh nghiệm cho thỏa.”- soạn giả : Thái Kim Oanh

Gồm có những bài : Bát Môn Đại – Độn Luận . Bát môn phú chưởng . Quẻ diệc : Công danh đắc thành , cầu tài , thương mãi khá không? Làm ăn phương xa đắc thất , mất đồ vật tìm đặng không? Xem trai gái đẹp có vợ chồng chưa? Xem trộm cắp bắt đặng không? Xem bệnh sanh tử nặng nhẹ! Ai hành xác? Xem người đi chừng nào về! kiết hưng? Xem đến nhà gặp chủ không? Xem đi sông đi biển bình yên không? Coi anh em mấy người? Coi cha mẹ mất còn? Coi bổn mạng gia đạo thế nào? Coi 28 vị sao , mưa gió bốn mùa tốt xấu v

.v.v..

Trọn bộ:
– Bát Môn Thần Khóa
– Bát Trạch Minh Cảnh
– Bát Tự Lữ Tài
– Bát Lãm Quần Thơ

Đăng bởi Để lại phản hồi

Tử Vi Đẩu Số Tân Biên – Vân Đằng – Thái Thứ Lang

Tử Vi Đẩu Số Tân Biên - Vân Đằng - Thái Thứ Lang
Tử Vi Đẩu Số Tân Biên – Vân Đằng – Thái Thứ Lang

Tử Vi Đẩu Số Tân Biên

Tác giả: Vân Đằng – Thái Thứ Lang

Tin Đức Thư Xã 1956

358 trang 

Tử vi đẩu số có thể tìm hiểu được một phần nào cuộc sống trước sau mà Định Mệnh đã an bài cho mỗi người. Nghiên cứu Tử vi đẩu số là để “biết mình” và cũng là để “biết người”. Đây là bộ sách tử vi kinh điển giá trị nhất, là sách gối đầu giường cho những ai nghiên cứu tử vi, dù là người mới biết hay người đã thấu hiểu uyên thâm. Bộ sách được biên soạn công phu, trình bày mạnh lạc khoa học, giúp bạn đọc nắm bắt thực tiễn, thấu hiểu để vận dụng giải đoán vận mệnh đời người được chính xác.

Tử vi đẩu số tân biên được chia làm 3 phần:

Phần I: Lập thành

Phần II: Luận đoán tổng quát

Phẩn III: Luận đoán vận hạn

Trong phần II và phần III, phụ giải thêm những lời lý đoán của các “bậc thầy”. Đây là những câu trích trong các bài: Trần Đoàn phú, Thái Vi phú và Hoàng Kim phú.
Cho đến hôm nay, mọi người đều công nhận đây là tác phẩm tử vi học vô giá.

Đăng bởi Để lại phản hồi

Dịch Kinh Tân Khảo – Nguyễn Mạnh Bảo

 Dịch Kinh Tân Khảo – Nguyễn Mạnh Bảo (Trọn bộ 7 quyển)
Dịch Kinh Tân Khảo – Nguyễn Mạnh Bảo (Trọn bộ 7 quyển)

Tên sách: Dịch Kinh Tân Khảo
Tên tác giả: Nguyễn Mạnh Bảo
Bản phục hồi năm 2012 – Giữ nguyên tác Cổ Kim Ấn Quán 1958

“Ta thường nói: Đông – Tây không bao giờ gặp nhau. Câu đó không thể áp dụng được trong giới Triết học tuy có đến hàng trăm đường lối khác nhau nhưng chung quy cũng gồm về một mối.

Lấy cái thực học Âu – Châu để so sánh với Triết học Á Đông cân nhắc nhau thì phần nhiều Triết học Á Đông bị lu mờ chỉ vì cách trình bày, luận lý không được rõ ràng. Nhưng về tinh thần thì bao trùm sâu rộng khắp cả vũ trụ. Như Thiên Văn, Địa Lý, Dịch Lý mà Ông Cha ta vẫn cho là những môn học khó khăn huyền diệu. Vì những lẽ trên, ta thấy khó khăn khúc triết mà xếp đặt các học thuyết vào hàng tâm truyền và bí truyền.

Download ebook bản SCAN Dịch Kinh Tân Khảo – Nguyễn Mạnh Bảo (Trọn bộ 7 quyển):

Dịch Kinh Tân Khảo – Nguyễn Mạnh Bảo – Quyển 1

Dịch Kinh Tân Khảo – Nguyễn Mạnh Bảo – Quyển 2

Dịch Kinh Tân Khảo – Nguyễn Mạnh Bảo – Quyển 3

Dịch Kinh Tân Khảo – Nguyễn Mạnh Bảo – Quyển 4

Dịch Kinh Tân Khảo – Nguyễn Mạnh Bảo – Quyển 5

Dịch Kinh Tân Khảo – Nguyễn Mạnh Bảo – Quyển 6

Dịch Kinh Tân Khảo – Nguyễn Mạnh Bảo – Quyển 7

Dịch Kinh Tân Khảo – Nguyễn Mạnh Bảo – Link Drive

Dịch Kinh Tân Khảo – Nguyễn Mạnh Bảo – Link Fshare

Dịch Kinh Tân Khảo – Nguyễn Mạnh Bảo – Link Medifire

MUA SÁCH GIẤY: https://www.tusachcuaban.net/product/dich-kinh-tan-khao-nguyen-manh-bao-tron-bo-7-quyen/

Đăng bởi Để lại phản hồi

Viên Quang Chân Truyền Bí Kíp – Huyền Trí

Viên Quang Chân Truyền Bí Kíp - Huyền Trí
Viên Quang Chân Truyền Bí Kíp – Huyền Trí

Tên sách: Viên Quang Chân Truyền Bí Kíp

Tác giả: Huyền Trí

Nhà sản xuất: Linh Quang Bảo Điện

Tóm tắt: Gồm 200 trang. Sách viết về phương pháp dùng thuật Viên Quang để hỏi về quá khứ vị lai.

Viên là tròn, đầy đặn, không tỳ vết.

Quang là rõ ràng sáng soi không gì không thấy

Viên Quang chẳng phải thuật của thần tiên là gì? Tiền – phàm hai giới phân minh; trần gian mấy ai đắc đạo thần thông? Thật may thay, có phép truyền thừa hiển lộ tiên cơ gọi là Viên Quang bí pháp

Phép Viên Quang này có thể xem được quá khứ, hiện tại, vị lai. Phương pháp lập đàn đơn giản. Sách viết dễ hiểu dễ làm, và những phép gần gữi với cuộc sống.
Sách gồm 204 trang. in trên giấy vàng đặc biệt, mỗi cuốn sách đều được lập đàn cúng tế và phù yểm chu đáo.

Đăng bởi 2 phản hồi

Thông Thơ Đồ Hình – Viên Tài – Hà Tấn Phát

Thông Thơ Đồ Hình - Viên Tài - Hà Tấn Phát
Thông Thơ Đồ Hình – Viên Tài – Hà Tấn Phát

Tên sách: Thông Thơ Đồ Hình

Tác giả: Viên Tài – Hà Tấn Phát

Số trang: 130

Bổn sách này lập thành sẵn từ năm Nhâm Tý. Gồm có: Xem tuổi trai Thiên Can kết hôn với gái thuộc Địa Chi nào được hòa hợp hay là khắc kỵ. Coi sanh con dễ hay là khó nuôi. Xem ngày giờ Quan-Sát, cách trừ Quan-Sát. Xem ngày giờ tốt, tháng tốt để dùng xây dựng nhà cửa hay cưới gả (lục hại), coi bốn tuổi kỵ cưới gả (tứ tuyệt). Chọn ngày tốt để cắt tóc cho con nít lần đầu tiên cho được mạnh khỏe không ghẻ, ăn chơi mau lớn. Và có nhiều bài hữu dụng. Sách này để được trăm năm.

Kính thưa quý độc giả,

Hôm nay tôi trình bày bổn sách Thông Thơ Đồ Hình.

Theo môn học dùng Can và Chi của nam nữ để kết hôn. Môn học này là một phần trong trăm phần của khoa Lý số học Á Đông mà xưa nay người Tàu và Việt Nam ta thường dùng để xem như hạp Can, Chi thì tốt lắm, như không hạp thì rất kỵ.

Mười Thiên Can là: Giáp, Ất, Bính, Đinh, Mậu, Kỷ, Canh, Tân, Nhâm, Quý. Mười hai Địa Chi là: Tý, Sửu, Dần, Mẹo, Thìn, Tỵ, Ngọ, Mùi, Thân, Dậu, Tuất, Hợi.

Như người trai là tuổi Giáp Tý mà có vợ là tuổi Mùi, thì chỉ lựa chữ đầu là Giáp tính xuống mười hai Chi, như tốt thì được, mà xấu thì thôi, (Ở đây có những bảng lập thành sẵn, trai sanh năm nào thuộc Thiên Can nào, có năm Dương lịch và Âm lịch đối chiếu).

Những môn học huyền vi mà tiền nhân lưu lại, mục đích là để gầy dựng cho nhơn sanh được êm đẹp. Cũng có người tin, mà cũng có người không tin, nhưng đời người không phải một ngày qua rồi hết. Có thời gian chứng minh sự thật.

Chúng tôi vì lương tâm và nghề nghiệp lập thành bổn sách này để lưu lại, như ai có lòng tin, coi theo đây mà xây dựng cuộc đời, thì chúng tôi lấy làm có phước vô cùng.

Kính thưa quý bạn,

Trên đường đời muôn dặm mà bạn phải đi qua, bạn nên lựa người bạn cùng chung chí hướng rất khó. Bạn hãy lựa chọn cẩn thận theo Thông Thơ Đồ Hình. Tôi chắc chắn đúng vậy, bay bướm bề ngoài vô dụng.

Và phần lựa ngày giờ theo Khổng Minh Gia Cát, thì tôi xin cam đoan trăm phần trăm không sai. Và bạn nào muốn thí nghiệm cũng được.

Phần ngày giờ Quan Sát của trẻ con rất dúng và phải có phương thuốc xông, mà tôi đã căn dặn cách trừ căn, may ra mới khỏi.

Vì tranh thủ thời gian, nên tôi có vài lời trình bày vắn tắt. Xin kính chào các bạn và cám ơn.

Tu sĩ Viên Tài
Hà Tấn Phát.

Download ebook Thông Thơ Đồ Hình – Viên Tài – Hà Tấn Phát:

Thông Thơ Đồ Hình – Viên Tài – Hà Tấn Phát.PDF

Thông Thơ Đồ Hình – Viên Tài – Hà Tấn Phát.PDF