Luân Lý Giáo Khoa Thư (Lớp Đồng Ấu + Lớp Sơ Đẳng)
NXB Trẻ 2013
Trần Trọng Kim
178 Trang
Quốc văn giáo khoa thư và Luân Lý Giáo Khoa Thư là hai bộ sách giáo khoa tiếng Việt được dạy song hành ở các trường Tiểu học Việt Nam trong suốt những thập niên thuộc nửa đầu thế kỷ XX.
Nhóm biên soạn sách gồm các ông Trần Trọng Kim, Nguyễn Văn Ngọc, Đặng Đình Phúc và Đỗ Thận – đều là những học giả, nhà văn, và là nhà giáo dục nổi tiếng, đương thời rất được tín nhiệm.
Công việc biên soạn sách của họ còn mang tính định hướng của một nền giáo dục.
Việc dạy song hành hai bộ sách Quốc văn giáo khoa thư và Luân Lý Giáo Khoa Thư từ lớp Đồng ấu, lớp Dự bị đến lớp Sơ đẳng ở bậc Tiểu học cho thấy vấn đề luân lý, đạo đức và công dân giáo dục không chỉ là một tiết học mà là một nội dung lớn xuyên suốt quá trình phát triển trí óc và tâm hồn trẻ thơ.
“Sách Luân lý này (LLGKT) làm theo chương trình lớp đồng ấu các trường sơ đẳng. Trong sách có ba chương. Chương thứ nhất nói về bổn phận của đứa trẻ trong gia đình; chương thứ nhì nói về bổn phận của đứa trẻ trong học đường; chương thứ ba nói về những tính tốt, tính xấu của đứa trẻ.
Mỗi bài học có năm phần:
1. Mấy câu đại cương về bài học;
2. Một bài tiểu dẫn lấy những chuyện thật mà giải cho rõ nghĩa những câu đại cương ở trên;
3, Một cái tranh vẽ;
4. Một vài chữ khó, cần phải giải nghĩa và những câu hỏi về bài tiểu dẫn;
5. Một câu cách ngôn tóm cả ý trong bài học.
“…Nói rút lại, bất cứ dạy những bổn phận đối với gia tộc, hay đối với học đường, ông thầy phải giảng giải cho minh bạch và kỹ càng, mà dạy cho trẻ biết rằng các bổn phận ấy tuy chia ra như thế, nhưng thật có liên hệ với nhau. Ðứa con có hiếu trong nhà, ra trường tất là đứa học trò tốt, ra đường tức là đứa bé nết na.”
Những bài học luân lý cụ thể là gì?
- Phần Ðối Với Gia Tộc, gồm mấy bài như: Gia tộc (là gì), Yêu mến cha mẹ, Kính trọng cha mẹ, Vâng lời cha mẹ, Biết ơn cha mẹ, Giúp đỡ cha mẹ, Phải thật thà với cha mẹ, Anh em chị em, Ðối với ông bà, Ðối với tổ tiên, Người trong họ, Tôi tớ trong nhà, Người quen thuộc với nhà mình, Một nhà hòa hợp, Nghĩa gia tộc, Một nhà sum họp.
Ví dụ bài Một Nhà Sum Họp các tác giả viết:
“Những ngày đông đủ cả ông bà, cha mẹ, chú bác, cô dì, anh em, chị em là những ngày vui hơn cả. Cái cảnh một nhà già trẻ xa gần được sum họp với nhau thật là sung sướng.”
Cuối bài thầy giáo kể cho học trò nghe câu chuyên Cảnh nhà anh Xuân:
“Anh Xuân mới thi đậu bằng Tiểu học Pháp Việt về nhà nghỉ hè. Ông bà, cha mẹ, anh em, chị em, đón rước anh rất là vui vẻ. Họ hàng bà con được tin anh về tấp nập đến chơi, kẻ mừng người hỏi, ân cần vồn vã. Còn anh Xuân đằng đẵng mấy tháng trời ở tỉnh, nay được về nhà, gặp cha mẹ họ hàng thì trong bụng cũng lấy làm hớn hở… Thật là chẳng gì bằng cái cảnh một nhà sum họp”.
- Phần Ðối Với Học Ðường có mấy bài như: Trường học (Phải đi học), Phải yêu mến thầy, Phải tôn kính thầy, Phải vâng lời thầy, Phải thật thà với thầy, (Phải) Chuyên cần, Ði học phải đúng giờ, Lòng tốt đối với bạn, Phải biết chiều bạn, Phải biết bênh vực kẻ yếu, Giúp đỡ lẫn nhau, Nghĩa hợp quần, Phải biết ơn thầy.
Ví dụ bài Phải Vâng Lời Thầy vỏn vẹn có 18 chữ:
“Thầy dạy cho ta, là mong cho ta hay. Vậy ta phải vui lòng mà vâng lời thầy”.
Rồi thầy giáo kể cho cả lớp nghe câu chuyện nói về Người Học Trò Vâng Lời:
“Thu có thói quen dậy trưa (sáng thức dậy trễ). Cha mẹ chiều anh, vì anh là con một, nên không quở mắng gì. Song có người nói đến tai thầy giáo biết, một hôm thầy bảo anh Thu rằng: ‘Dậy trưa là một một nết xấu. Nếu con dậy trưa, thì con đi học muộn, mất thì giờ mà lại làm ngăn trở cả việc học hành của bạn con nữa. Từ rày con phải tập dậy sớm mới được.
Từ hôm ấy trở đi, sáng nào anh Thu cũng dậy sớm và trước giờ học anh đã đến trường rồi. Thu là học trò biết vâng lời thầy.”
Cuối giờ thầy giáo đọc cho học trò nghe hai câu cách ngôn: “Nào là những kẻ học trò/Phải nghe thầy dạy mà lo sửa mình.”
- Phần Học Trò Tốt, Học Trò Xấu gồm những bài như: Chọn bạn mà chơi, Phải sạch sẽ, Có thứ tự, Phải chú ý, Phải làm lụng, Phải chăm học, Ðứa học trò xấu, Lười biếng, Không có thứ tự, Tính khoe khoang và hợm hỉnh, Tính nhát sợ, Tính nói dối, Tính nói xấu, Tính mách lẻo, Tính hay chế nhạo, Tính ghen, Tính tức giận, (Tính) Tàn bạo, Tính độc ác, Tính ương ngạnh.
Ví dụ bài Tánh Ương Ngạnh dạy rằng:
“Ðứa trẻ ương ngạnh là đứa trẻ làm cái gì cũng tự ý mình, ai nói thế nào cũng không được. Ương ngạnh thì ai cũng ghét. Ta nên nghe lời những bậc phụ huynh dạy bảo, thì rồi mới nên người được ngay lành.”
Cuối giờ thầy giáo đọc hai câu cách ngôn: “Cá không ăn muối cá ươn/Con cãi cha mẹ trăm đường con hư.”
Download Luân Lý Giáo Khoa Thư – Trần Trọng Kim.PDF
Download Luân Lý Giáo Khoa Thư – Trần Trọng Kim.PDF
Download Luân Lý Giáo Khoa Thư – Trần Trọng Kim.PDF
Xem hướng dẫn download tại đây
P.S.: Tất cả các ebook và audio book post ở TSCB đều có tải về máy cả. Nếu có links nào bị hỏng, các bạn làm ơn thông báo cho chúng tôi biết, chúng tôi sẽ upload links mới post lên lại. Nhớ like và share Facebook ủng hộ chúng tôi nhé. Thanks các bạn nhiều nha.
MUA SÁCH GIẤY
Giá: 299.000 vnd
Hotline: 0967 841 705 (Zalo và Viber)
Email: noluckhongngung@gmail.com
Fanpage: https://www.fb.com/tusachcuabanfanpage