Đăng bởi Để lại phản hồi

Kinh dịch đại toàn – Nguyễn Văn Thọ

Kinh dịch đại toàn - Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê
Kinh dịch đại toàn – Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

Tên sách: Kinh dịch đại toàn

Tác giả: Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê

Lời tác giả: Trước khi vào các quẻ Dịch, tôi có mấy lời trình bầy cùng quí vị độc giả. Tôi đã dùng nhiều năm để nghiên cứu về Dịch, và thấy nó mang lại cho tôi một đời sống tâm linh phong phú .
Tôi nghĩ rằng: Dịch là biến thiên, linh động, tùy thời xử thế. Dịch là đi theo đúng đường lối, đúng chiều hướng của Trời đất, nên tôi đã cố tìm hiểu mạch lạc các quẻ Dịch, đã cố dịch các quẻ chính kinh chữ Hán ra chữ Việt bằng văn vần (thơ), và bình giảng các quẻ bằng văn xuôi. Tôi đã nghiên cứu Dịch, viết Dịch, giảng dạy Kinh Dịch nhiều năm ở Đại Học Minh Đức, và đã mở nhiều khóa dạy Dịch cho nhiều lứa tuổi, ở trong nước, cũng như ở ngoại quốc (Hoa Kỳ). Tôi năm nay đã 76 tuổi, chẳng may bị tê bại từ tháng 9 năm 1989, nhưng nhờ Trời óc chất hãy còn sáng suốt, tinh thần hãy còn minh mẫn.
Tôi nhận thấy Kinh Dịch rất hữu ích cho nhân loại: Nó có thể mở mang khối óc ta về nhiều vấn đề: Khoa học, Đạo Đức, Chính trị, Âm nhạc, Thiên văn, Y học, Bói toán v v … và nhiều vấn đề liên quan đến đời sống hiện tại của ta, mà xưa nay các nhà bình giải Dịch kinh từ Á sang Âu không hề nói tới.
Nhà tôi, sau khi đọc các quẻ, đã khám phá ra chỗ diệu dụng của nó. Nên nhất định khai thác nó, theo khả năng của nhà tôi, và nhất định xem xét, nghiên cứu, và tự mình đánh lại nó bằng computer. Tuy sức khoẻ không khả quan (vì bị bệnh mục xương sống), và đã 63 tuổi, nhưng nhà tôi nhất định làm, vì nghĩ rằng nếu biết Áp dụng Kinh
Dịch vào Thời đại, thì sẽ có nhiều ích lợi cho thế hệ sau, và hy vọng nhiều người sau này, sẽ tiếp tục nghiên cứu nó. Và một ngày nào đó biết đâu, nó chẳng mang lại nhiều lợi ích cho quốc gia, dân tộc nói riêng, và nhân loại nói chung, vì theo đà tiến hóa, những người nghiên cứu nó sau này, sẽ thông minh hơn chúng ta gấp bội, nhà tôi nói. Nên dù gặp khó khăn về sức khỏe, khó khăn về vật chất, để hoàn thành nó, nhà tôi cũng phải cố gắng cho nó ra đời. Nếu có ích cho thế hệ sau, thì sự hy sinh nhỏ nhoi của nhà tôi, nào có đáng gì?
Cho nên, bộ Kinh Dịch này ra đời hoàn toàn theo ý nhà tôi, (tôi chỉ góp ý phụ). Nhà tôi bỏ bớt những gì không cần thiết, và giản dị hóa lời giảng (mà theo ý nhà tôi nó quá cao, sợ nhiều người không hiểu). Nhà tôi muốn phổ biến cho quần chúng, và nghĩ rằng chỉ cần trên 18 tuổi, đọc và hiểu tiếng Việt, là hiểu được phần Bình giảng, và phần Áp dụng vào Thời đại. Nhà tôi đã cho vài em nhỏ khoảng 18, 20 tuổi và ít sinh viên Đại học đọc, họ đọc xong mục Áp dụng vào Thời đại, họ rất hiểu, và rất thích thú, và họ ước ao nhà tôi đủ sức khoẻ, để cùng tôi hoàn tất xong bộ Dịch này. Các bạn hữu của chúng tôi cũng khuyến khích nhà tôi rất nhiều.
Sau nhiều ngày suy nghĩ, chúng tôi nhất định trình bầy Bộ Dịch như sau:
I. Quyển I bàn về các vấn đề liên quan đến Dịch Lý, đến Vô Cực, Thái Cực, Hà Đồ, Lạc Thư, Âm Dương, Tứ Tượng, Ngũ Hành.
Phần này rất cao siêu, nên tôi đã giảng giải bằng nhiều chú thích của những nhà bình giải danh tiếng, lại viện dẫn nhiều sách tham khảo, để tiện cho quí vị tìm ra những điều vi diệu của Dịch .
II. Quyển II nói về Thượng kinh (có phần Dịch Kinh Giản Lược ở trên, xin quí vị đọc kỹ phần này, để có những ý niệm, và hiểu từ ngữ để đi vào Hào, Quải cho dễ).
Thượng Kinh: Dưới phần Hán Văn là phần dịch đoạn Hán văn đó bằng văn vần, tiếp đến là Bình giảng đoạn đó bằng văn xuôi. Cuối mỗi quẻ là phần áp dụng quẻ đó vào Thời đại.
III. Quyển III là Hạ kinh. Hạ kinh trình bầy như Thượng kinh. Trong phần Bình giảng, thường hay dùng điển tích chứng minh để độc giả dễ hiểu, và sẽ ngạc nhiên thấy khi đọc Dịch mà thích thú, dễ hiểu như khi đọc truyện Tầu, và cuối mỗi quẻ, đều có phần Áp dụng vào Thời đại của quẻ đó. Tôi và nhà tôi cố gắng soạn bộ Dịch này một cách công phu, dễ hiểu, để đi sâu vào quần chúng. Theo chúng tôi nó rất có ích cho nhân loại.
Và sau khi đã hiểu Dịch, biết áp dụng Dịch, ta thấy ta trở nên thông thái, khôn ngoan hơn trước nhiều.
Phần Hệ Từ. Phần này có Hệ Từ Thượng, Hạ, Thuyết Quái, Tự Quái, Tạp Quái cùng Phụ Lục I, II, III gồm khoảng 200 trang, với những lời bình giảng, chú thích rành rẽ. Chúng tôi cố gắng làm cho đầy đủ, để quí vị tiện tra cứu mai sau. Bộ sách tưởng dày (khoảng 1500 trang), nhưng quyển I có 9 Chương, mỗi Chương dạy một đề tài khác nhau: dạy ta Hướng đi của Thánh Hiền, dạy Đông Y, Bói toán vv…, và quyển II, III là 64 quẻ, với 64 hoàn cảnh khác nhau, dạy về cách giải quyết những khó khăn trong cuộc sống hàng ngày, không liên lạc với nhau, do đó muốn xem trước, sau, đoạn nào cũng được, nên dễ như đọc tờ báo hàng ngày mà thôi.
Ước mong sao, bộ Dịch này đến tay không những quí vị thích đọc sách, mà còn làm cho quí vị nào xưa nay không thích đọc sách, cũng cảm thấy thích thú khi đọc nó.
Mong nó sẽ mang lại nhiều điều lợi ích cho quí vị.

Nhân tử Nguyễn văn Thọ & phu nhân H. L.Yến Lê cẩn chí.

Download ebook Kinh dịch đại toàn – Nhân Tử Nguyễn Văn Thọ & Huyền Linh Yến Lê:
Kinh dịch đại toàn -Nguyễn Văn Thọ Full – Mediafire – Pdf

Kinh dịch đại toàn -Nguyễn Văn Thọ Full – Mediafire – Pdf

Để lại một bình luận