Kinh dịch hoàn toàn khoa học – Đằng Sơn | Tập 1: thuyết âm dương và ý nghĩa 64 quẻ

299.000 

Kinh dịch hoàn toàn khoa học | Tập 1: thuyết âm dương và ý nghĩa 64 quẻ

Tác giả: Đằng Sơn

278 trang

Mua ngay Gọi điện xác nhận và giao hàng tận nơi

Mô tả

Kinh dịch hoàn toàn khoa học – Đằng Sơn | Tập 1: thuyết âm dương và ý nghĩa 64 quẻ

Xét từ cấu trúc âm dương mà đoán thì Kinh Dịch có lẽ đã được đặt nền tảng trên một loại luận lý nhị nguyên; và xét từ những gì còn sót lại của Kinh Dịch thì luận lý này có lẽ đã bị thất truyền hàng mấy nghìn năm trước đây.
Trong sách này tiến sĩ Đằng Sơn thiết lập một mô hình thời không cho thuyết âm dương rồi dùng mô hình đó tái lập ý nghĩa của 64 quẻ trong Kinh Dịch. Khi ông so sánh những ý nghĩa tái lập này với ý nghĩa được ghi lại trong Kinh Dịch, kết quả trùng hợp khít khao đến mức khó lòng tưởng tượng.
Vậy phải chăng tiến sĩ Đằng Sơn đã tình cờ tái khám phá ra cái bí mật nghìn năm của Kinh Dịch? Phần kết luận xin dành cho độc giả.

VÀI DÒNG VỀ SOẠN GIẢ

Tiến sĩ Đằng Sơn sinh năm 1953, du học Hoa Kỳ năm 1972, tốt nghiệp kỹ sư hóa học năm 1976 (University of Southern California) và tiến sĩ kỹ sư hóa học năm 1981 (University of Minnesota). Ý tưởng thiết lập một mô hình khoa học để nghiên cứu thuyết âm dương và Kinh Dịch đến với ông trong một chuyến công tác đặc biệt ở Á Châu kéo dài từ giữa năm 1995 đến cuối năm 2001.

MỤC LỤC
Tập 1: Thuyết âm dương và 64 quẻ Dịch
PHẦN I: THUYẾT ÂM DƯƠNG và KINH DỊCH

Chương 1: Kinh dịch có khoa học không? 5
Kinh Dịch và thuyết âm dương – Tại sao kinh Dịch có thể là khoa học – Đề nghị một hệ thôáng tên mới cho bát quái – Sáu mươi tư quẻ và 384 hào – Những vấn đề của thuyết âm dương và kinh Dịch.

Chương 2: Cơ sở vật lý của thuyết âm dương 12
Sự khiếm khuyết của khoa học hiện đại – Thuyết vật lý bốn chiều của Einstein – Sự khiếm khuyết của thuyết thời không của Einstein – Tính hỗ tương của không gian và thời gian – Âm dương là một thuyết phức giản – Tính tạm thời của âm và dương – Vấn nạn thời gian trong sự hiện hữu của tổng thể – Biểu tượng toán học của âm và dương – Âm dương là thước đo của mọi đổi thay và hiện hữu – Âm dương là cái lý của cuộc đời – Sự phù hợp tự nhiên giữa đời sống và thuyết âm dương.

Chương 3: Bát quái I – Tứ tượng, tứ nguyên tố, và bát quái 22
Lý âm dương của thời gian và diễn trình tứ tượng – Áp dụng của tứ tượng trên các hiện tượng toàn cầu – Lý âm dương của không gian và hệ thôáng tứ nguyên tố – Lý âm dương tổng hợp của bát quái – Tính hoàn bị của bát quái – Phần đọc thêm: Giải quyết cuộc tranh luận thiếu dương thiếu âm.

Chương 4: Bát quái II – Giải quyết vấn nạn tiên hậu thiên bát quái 30
Tiên thiên và hậu thiên bát quái – Ba nhị nguyên của bát quái – Cường độ âm dương trong bát quái – Hai tính chất đầu tiên của bát quái – Giải đáp vấn nạn tiên hậu thiên bát quái – Đặc tính 1 (tiên thiên) là nhị nguyên căn tính – Đặc tính 2 (hậu thiên) là nhị nguyên bản tính – Luật thiểu số làm chủ của nhị nguyên bản tính (âm dương) – Ứng dụng thực tế của nhị nguyên bản tính – Ứng dụng thực tế của nhị nguyên căn tính – Phần đọc thêm 1: Đặc tính thứ nhất của bát quái – Phần đọc thêm 2: Đặc tính thứ hai của bát quái.

Chương 5: Bát quái III – Đặc tính thứ ba của bát quái 49
Quy ước về tên bát quái – Năng tính (nhị nguyên) trung ngoại của bát quái – Uy lực và giới hạn của thuyết âm dương – Liên hệ giữa tên gọi bát quái và đặc tính (nhị nguyên) của chúng – Bàn thêm về nhị nguyên căn tính của bát quái (tiên thiên tính) – Bàn thêm về nhị nguyên bản tính (hậu thiên tính) – Bàn thêm về nghị nguyên năng tính – Vài cảm nghĩ cá nhân về ba đặc tính của bát quái – Phần đọc thêm: Đặc tính thứ ba của bát quái.

Chương 6: Tượng của bát quái (quái tượng) 62
Tượng của bát quái – Các tượng truyền thống: Nhóm tượng thiên nhiên, nhóm tượng “Gia Đình” (tượng Văn Vương) – Các tượng mới: Nhóm tượng “vương quốc huyền bí”, nhóm tượng “đời sống mới”, nhóm tượng “sở làm”, nhóm tượng “tình cảm”.

Chương 7: Âm dương và chuyển tính của bát quái 74
Liên hệ giữa phái tính và bản tính âm dương – Thuyết âm dương và luật nam nữ bình đẳng – Thuyết âm dương và sự khác biệt nam nữ – Sự chuyển tính âm dương – Sự chuyển tính khách quan – Lý âm dương của các týp tâm lý – Một thí dụ về sự chuyển tính âm dương – Hiện tượng chuyển quái – Sự chuyển quái chủ quan – Chủ quan tính và thuyết âm dương – Lý âm dương của “trung đạo” – Trung đạo và kinh Dịch –

Chương 8: Sáu mươi bốn quẻ Dịch I 89
Chủ quan tính và sự bất bình đẳng của âm dương
Bí mật ba ngàn năm của kinh Dịch – Sự kết hợp của bát quái – Sự kết hợp của bát quái là mô hình toán học của hiện tượng – Kinh Dịch là một thuyết phức giản – Lý luận nền tảng dẫn đến ý nghĩa 64 quẻ dịch – Yếu tố thời gian và hai vai trò chính phụ – Ý nghĩa chủ quan của 64 quẻ dịch – Luật âm dương bất bình đẳng của kinh Dịch.

Chương 9: Sáu mươi bốn quẻ Dịch II 95
Nền tảng khoa học của 64 quẻ Dịch
Khái lược ý nghĩa các quẻ – Vai trò của bản tính âm dương trong ý nghĩa các quẻ – Sự quan trọng của hào chính – Lẽ cùng tắc biến của Trưởng Âm Tốn và Trung Dương Khảm – Trướng hợp 1: Tốn làm chủ (8 quẻ) – Trường hợp 2: Các quẻ đôi (7 quẻ, vì không kể thuần Tốn) – Trường hợp 3: Chủ và khách cùng thuộc nhóm trung (12 quẻ) – Trường hợp 4: Chủ và khách cùng thuộc nhóm ngoại (9 quẻ) – Trường hợp 5: Quái trung làm chủ, quái ngoại làm khách (16 quẻ) – Trường hợp 6: Quái ngoại làm chủ quái trung làm khách (12 quẻ) – Khoa học và ý nghĩa 64 quẻ.

Chương 10: Sáu mươi bốn quẻ Dịch III 115
Hiểu thuyết âm dương và 64 quẻ trong 7 ngày
Nắm vững thuyết âm dương và 64 quẻ trong 7 ngày – Từ âm dương đến bát quái – Tên gọi bát quái – Ba quái tính – Ảnh hưởng của cái nhìn chủ quan trên năng tính – Sáu mươi bốn quẻ dịch – Ý nghĩa của quẻ – Luật âm dương bất bình đẳng và ý nghĩa của quẻ – Luật cùng tắc biến của Trưởng Âm Tốn và Trung Dương Khảm – Ý nghĩa 64 quẻ dịch – Nắm vững ý nghĩa 64 quẻ – Nắm vững tên và ý nghĩa 64 quẻ – Phụ lục: Lý luận giản lược ý nghĩa 64 quẻ.

PHẦN II: Ý NGHĨA CHI TIẾT CỦA 64 QUẺ 137
{Chú: Phần này ghi ý nghĩa chi tiết 64 quẻ, mỗi quẻ gồm 1) Lý luận âm dương theo sách này 2) Ý nghĩa truyền thống gồm a- Ý nghĩa của quẻ (bản dịch chữ Hán và lời bình chú của soạn giả b- Thoán từ (bản dịch chữ Hán và lời bình chú của soạn giả) c-Tượng viết (bản dịch chữ Hán và lời bình chú của soạn giả.}

Phụ lục I: Phê bình hai hệ khoa học hiện hành 270
Phụ lục II: Tính thiếu sót của thuyết không gian bốn chiều 272
Phụ lục III: Sự nối kết giữa không gian và thời gian 272
Phụ lục IV: Định lý giới hạn trung tâm và sự hiện hữu của các tổng thể 275

Kinh dịch hoàn toàn khoa học
Kinh dịch hoàn toàn khoa học

Đánh giá

There are no reviews yet

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.