Giảng Giải Kinh Đại Niệm Xứ – Pa-Auk Tawya Sayadaw (TK Pháp Thông dịch)

299.000 

Giảng Giải Kinh Đại Niệm Xứ

Giảng Giải Kinh Đại Niệm Xứ
(Mahāsatipaṭṭhāna Sutta)
Pa-Auk Tawya Sayadaw – TK Pháp Thông dịch
484 Trang

Mua ngay Gọi điện xác nhận và giao hàng tận nơi

Mô tả

Giảng Giải Kinh Đại Niệm Xứ

Những lời dạy của Đức Phật thực là uyên áothâm sâu và khó hiểu. Chúng ta có thể thấy rõ điều này qua những gì Đức Phật nói trong Kinh Thánh Cầu (Ariyapariyesanā Sutta) của Trung Bộ kinh (Majjhima Nikāya):

Sao ta nói Chánh Pháp (Dhamma)
Được chứng ngộ khó khăn?
Những ai còn tham sân

Khó chứng ngộ Pháp này,
Kẻ ái nhiễm vô minh,
Không thấy được pháp này,
Đi ngược dòng, thâm diệu,
Khó thấy, thật tế nhị.

Nói gì đến cả Bốn Thánh Đế, ngay như Thánh Đế thứ hai, pháp duyên khởi, thôi cũng đã rất khó hiểu rồi. Đó là lý do vì sao Đức Phật đã nói với Tôn giả Ānanda trong Kinh Đại Duyên (Mahānidāna) của Trường Bộ Kinh (Dīgha Nikāya) như vầy:

‘Này Ānanda, pháp duyên khởi này thực là thâm sâu và uyên áo. Do không chứng ngộ duyên khởi với tuỳ giác trí (anubodha ñāṇa) và thông đạt trí (pativedha ñāṇa), các chúng sinh đã bị rối ren trong vòng luân hồi (samsara) giống như một cuộn chỉ rối, giống như một tổ kén, như đám cỏ lau đan bện vào nhau không tìm thấy đâu là đầu đâu là cuối; và do đó họ không thể thoát khỏi các đoạ xứ.’

Pháp (Dhamma) uyên áo và thâm sâu đến nỗi ngay cả một người có trí tuệ giống như đức Độc Giác Phật (Paccekabuddha) cũng không thể đem dạy nó cho những người khác được. Sở dĩ ngày nay chúng tôi có thể giảng dạy Pháp được là nhờ dựa vào những lời dạy của Đức  Phật. Quý vị phải luôn luôn nhớ rằng đó là những lời dạy của Đức Phật chứ không phải những lời dạy của tôi, bởi vì tự thân chúng tôi không khám phá ra Pháp, vốn thâm sâu và uyên áo ấy. Có một số người gọi những lời dạy của  Đức Phật ghi lại trong Kinh Điển Pāḷi và Chú giải mà tôi đang hành theo và chia sẻ với những người khác  là  phương pháp Pa-Auk, nhưng gọi như vậy là hoàn toàn sai. Nó không phải là phương pháp của tôi.

Là một vị tỳ-kheo, một đệ tử khiêm tốn của Đức Phậtchúng tôi sẽ chỉ dạy những gì Đức Phật dạy. Làm thế nào chúng tôi có thể tự hào về cái phương pháp ngớ ngẩn của mình được chứ? So với Đức Phật và tám mươi vị đại đệ tử của Ngài, tôi chỉ là một vị tỳ-kheo tầm thường,  không nghĩa lý gì cả. Chúng ta nên học hỏi từ nơi những   vị đệ tử lớn của Đức Phật, những con người rất mực khiêm tốn. Khi được các vị tỳ-kheo khác yêu cầu giải thích một điểm giáo lý nào đó khó hiểu do Đức Phật dạy, nhiều vị đại đệ tử đã nói một cách nhún nhường như thế này: ‘Này các hiền giả, cũng như thể một người cần lõi cây, đi tìm   lõi cây, lang thang đi tìm lõi cây, nghĩ rằng lõi cây phải được tìm giữa những cành, lá của một cây lớn đứng thẳng có lõi cây, sau khi người ấy đã bỏ qua gốc và thân của nó. Và ở đây cũng vậy, các vị nghĩ tôi là người sẽ được hỏi về ý nghĩa của điều này, nên sau khi đối diện với bậc Đạo Sư quý vị đã bỏ qua Đức Thế Tôn.’

Ngay cả tám mươi vị đại đệ tử còn khiêm tốn như vậy; chúng tôi là ai mà lại hãnh diện về bản thân mình? Do đó điều được xem là rất quan trọng đối với chúng ta là  phải có thái độ đúng đắn khi học hỏi Pháp (Dhamma). Trong Kinh Ví Dụ Con Rắn (Alagaddūpama Sutta) của Trung Bộ Kinh (Majjhimā Nikāya), Đức Phật mô tả cách học Pháp đúng và cách học pháp sai với ví dụ con rắn như sau:

‘Ở đây, này các tỳ-kheo, một số người lầm lạc kia học Pháp – kinh, Ứng tụngGiải thuyếtKệ tụngCảm hứng ngữ, Như  thị  ngữ, Bổn sanh, Vị tằng hữu phápPhương quảng – nhưng sau khi học các pháp ấy,  họ không quán sát ý nghĩa của lời dạy đó với trí tuệ. Do không quán sát lời dạy đó với trí tuệ, họ không có được sự chấp nhận theo suy tư về Pháp. Thay vào đó họ học pháp chỉ vì lợi ích chỉ trích người khác và để chiến thắng trong các cuộc tranh luận, và họ không đạt được lợi ích nào mà vì mục đích đó họ học pháp. Những pháp họ học, do bị nắm bắt sai lầm, dẫn đến sự tai hại và khổ đau lâu dài cho họ.

Ví như một người cần một con rắn, đi tìm rắn, lang thang đi tìm rắn, thấy một con rắn lớn bèn nắm lấy thân hay nắm lấy đuôi của nó. Con rắn sẽ quay trở lại và cắn vào tay hay vào chân của người ấy, và vì lý do  đó người ấy sẽ đi đến cái chết hoặc đau khổ gần như chết. Vì sao thế? Vì người ấy nắm lấy con rắn sai cách. Cũng vậy, ở đây (trong giáo pháp này) có một số người lầm lạc học Pháp…Những Pháp ấy, do bị họ nắm bắt sai cách, dẫn đến sự tai hại và khổ đau lâu dài cho họ.

Ở đây, này các tỳ-kheo, một số thiện nam tử học Pháp – kinh, Ứng tụngGiải thuyếtKệ tụngCảm hứng ngữ, Như  thị  ngữ,  Bổn sanh (chuyện tiền thân), Vị tằng hữu phápPhương quảng (vấn và đáp) – và sau khi học các pháp ấy, họ quán sát ý nghĩa của lời dạy đó với trí tuệ. Do quán sát lời dạy đó với trí tuệ, họ có được sự chấp nhận theo suy tư về Pháp. Họ không học pháp vì lợi ích chỉ trích người khác hoặc vì lợi ích chiến thắng trong các cuộc tranh luận, và họ đạt đượclợi ích mà vì mục đích đó họ học pháp. Những pháp họ học, do được nắm bắt đúng cách, dẫn đến sự an vui và hạnh phúc lâu dài cho họ.

Ví như một người cần rắn, đi tìm rắn, lang thang đi tìm rắn, thấy một con rắn lớn và nắm lấy nó đúng cách với một cây chĩa hai, sau khi đã đè nó bằng cây chĩa hai, nắm nó đúng cách bằng cổ. Và mặc dù con rắn  có thể quấn quanh tay hay quanh chân của người ấy, nhưng người ấy vẫn không đi đến cái chết hoặc đau khổ gần như chết vì lý do đó. Vì sao thế? Vì người ấy nắm lấy con rắn đúng cách. Cũng vậy, ở đây (trong giáo  pháp này) có một số thiện nam tử học Pháp…Những Pháp ấy, do được họ nắm bắt đúng cách, dẫn đến sự an vui và hạnh phúc lâu dài cho họ.’

Khi chúng ta luận bàn Pháp, chúng ta không nên thích chỉ trích, mà nên nói theo những gì đã được ghi lại trong Kinh Điển và Chú giải Pāḷi, với mục đích tự giải thoát mình khỏi sự khổ đau của vòng luân hồi (samsāra). Chúng ta chỉ nên nói sự thực. Cũng giống như khi chúng  ta luận bàn về những điểm của Giới Luật (vinaya) chúng ta nên nói theo những gì đã được Đức Phật đề ra, và không bao giờ có ý định chỉ trích những vị tỳ-kheo không giữ  giới luật một cách đúng đắn. Nếu bất cứ khi nào chúng ta luận bàn giới luật mà có ý định chỉ trích, thời sẽ không còn một cuộc luận bàn giới luật nào nữa và cũng không ai còn có thể học luật được nữa. Cũng vậy, chúng ta luận bàn Pháp không vì mục đích chỉ trích mà vì muốn tiêu diệt những phiền não của chúng ta và chứng đắc Niết-bàn, như đã được Đức Phật nói rõ trong Kinh Đại Niệm Xứ (Mahasatipatthana Sutta):

‘Này các tỳ-kheo, đây là con đường độc nhất để tịnh hoá các chúng sinh, để vượt qua sầu và bi, để đoạn tận khổ và ưu, để đạt đến chánh đạo và để chứng ngộ Niết-bàn, đó là tứ niệm xứ.’

Tôi hy vọng rằng tất cả chúng ta sẽ luôn luôn ghi nhớ trong tâm mục đích tối hậu của đời mình và bước trên chánh đạo hướng đến mục đích đó không đi trệch đường.

Tôi xin kết luận bài tựa bằng việc nhìn nhận những đóng góp của nhiều người khác giúp cho sự hoàn thành tập sách này. Trong tập sách tôi đã rút rất nhiều tư liệu từ Con Đường Chánh Niệm (The Way of Mindfulnes), một bản dịch tếng Anh của Ngài Soma Thera về bài Kinh Đại  Niệm Xứ (Mahasatipatthana Sutta) cùng với chú giải và phụ chú giải của nó. Một số các vị đệ tử của tôi đã giúp hiệu đính lại bản dịch Anh ngữ và dịch nó sang tiếng Trung Hoa. Đại Học Phật Giáo Hong Shih và Hội Phật Giáo Penang đã cung cấp cho chúng tôi những phương tiện, như máy vi-tính, máy in, giấy in, để hoàn thành cuốn sách này. Tôi cũng xin cám ơn các thí chủ giàu lòng hảo tâm sẽ in cuốn sách này vị lợi ích của nhiều người.

Cuối cùng, tôi muốn chia phần công đức khiêm tốn nhất của tôi từ việc thuyết giảng và trả lời những câu hỏi được ghi lại trong cuốn sách này đến tất cả chúng sinh đồng đều nhau cả thảy. Cầu mong mọi người sớm chứng đắc Niết-bàn.

Pa –Auk Tawya Sayadaw.

Giảng Giải Kinh Đại Niệm Xứ
Giảng Giải Kinh Đại Niệm Xứ

Đánh giá

There are no reviews yet

Chỉ những khách hàng đã đăng nhập và mua sản phẩm này mới có thể đưa ra đánh giá.