Đăng bởi Để lại phản hồi

Lã Thị Xuân Thu – Lã Bất Vi

Lã Thị Xuân Thu (NXB Văn Học 1999) - Lã Bất Vi, 216 Trang
Lã Thị Xuân Thu (NXB Văn Học 1999) – Lã Bất Vi, 216 Trang

Lã Thị Xuân Thu
NXB Văn Học 1999
Lã Bất Vi
Người dịch: Phan Văn Các
216 Trang

Sách gồm 26 quyển, 160 thiên, nội dung tương đối phong phú và phức tạp. Toàn bộ sách chia làm 12 kỷ, 8 lãm, 6 luận, hơn 20 vạn chữ. Nội dung phong phú, cho là đủ hết những việc trời – đất, muôn vật, xưa – nay.

Lã thị Xuân Thu có kết cấu chặt chẽ, cân đối. Ba phần lớn là Kỷ, Lãm, Luận mỗi phần chia ra những thiên nhỏ, từ những góc độ mệnh đề khác nhau; các chủ trương mệnh đề rạch ròi, mạch lạc thành một hệ thống, có một sợi chỉ xuyên suốt từ đầu đến cuối.

Mười hai thiên sắp xếp theo 4 mùa, mỗi mùa có 3 kỷ: Mạnh, Trọng, Quý. Kỷ thủ là nguyệt lệnh của tháng; xuân chủ sinh, hạ chủ trưởng, thu chủ thu, đông chủ tàng. Các thiên mùa hạ nói về “trồng người”, về giáo hóa; mùa thu nói dụng binh, dụng hình và về lẽ dụng hiền thì hơn dụng binh; mùa đông thì nghỉ ngơi, lương thực cất giấu, làm việc tử táng…

Theo Sử ký, Lã Bất Vi truyện thì Lã Thị Xuân Thu ra đời là do Lã Bất vi khi làm Thừa tướng nước Tần “nghĩ rằng mạnh như nước Tần mà kém cạnh người thì hổ thẹn”, “Nguỵ có Tín Lăng Quân, Sở có Xuân Thân Quân, Triệu có Bình Nguyên Quân, Tế có Mạnh Thường Quân, đều chiêu hiền đãi sĩ, thết nuôi tân khách, bèn “cũng chiêu vời kẻ sỉ, đãi ngộ rất hậu, thực khách có đến ba ngàn người”. Mà “thời bấy giờ chư hầu có nhiều biện sĩ, như bọn Tuân Khanh, viết sách công bố trong thiên hạ”. Lã Bât Vi bèn sai các thực khách của mình viết ra những điều nghe biết, tập hợp lại làm thành “Bát lãm”, “Lục luận” và “Thập nhị kỷ” cộng hơn hai mươi vạn chữ, coi là có đủ “thiên địa vạn vật cổ kim chi sự”, đặt tên là Lã Thị Xuân Thu và “đặt ở cổng chợ Hàm Dương, treo ngàn lạng vàng trên đó,mời du sĩ tân khách chư hầu ai thêm bớt được một chữ thì thưởng ngàn lạng vàng”.
Lã Bất Vi đã có thể đầu cơ Tử Sở như một món hàng hiếm, bỏ của ra mua thừa tự, dã tâm chính trị phải nói rất lớn. Bản thân họ Lã từ một gã con buôn ngồi lên ghế Thừa tướng, đã cống hiến không ít cho các hành động quân sự của nước Tần thôn tính lục quốc, kể cũng là một chính trị gia lão luyện thành đạt. Bây giờ đối với một đế quốc phong kiến sắp đại nhất thống, ông ta muốn dùng pho sách này để công bố mô hình thiết kế của mình, nói theo ngôn ngữ ngày nay thì quả cũng là có “tầm nhìn xa”, một mặt thúc đẩy cục diện thống nhất, mặt khác để trình bày cả một hệ phương án cai trị. Treo sách cổng chợ, hứa thưởng ngàn vàng một chữ cũng là rất phù hợp với tính cách của họ Lã, vừa danh vừa lợi, vừa có dã tâm chính trị vừa không đổi tính cách con buôn. Hiệu quả thực của việc làm ấy là đã nghiệm chứng uy thế của mình, đồng thời cũng là một “mốt” quảng cáo cực kỳ hấp dẫn cho cuốn sách, khuếch đại tiếng tăm của họ Lã và của Lã Thị Xuân Thu.

Download Lã Thị Xuân Thu (NXB Văn Học 1999) – Lã Bất Vi, 216 Trang.PDF

Download Lã Thị Xuân Thu (NXB Văn Học 1999) – Lã Bất Vi, 216 Trang.PDF

Download Lã Thị Xuân Thu (NXB Văn Học 1999) – Lã Bất Vi, 216 Trang.PDF

Download Toàn văn “Lã Thị Xuân Thu” bằng Trung văn

MUA SÁCH GIẤY: https://www.tusachcuaban.net/product/la-thi-xuan-thu-la-bat-vi/

Để lại một bình luận