Giảm giá!

Vạn Pháp Quy Tông – Huyền Trí

Giá gốc là: 350.000 ₫.Giá hiện tại là: 199.000 ₫.

  • Vạn Pháp Quy Tông

  • Dịch: Pháp Sư Huyền Trí
  • 350 Trang
Mua ngay Gọi điện xác nhận và giao hàng tận nơi
Mã: 07a74c1b32f6 Danh mục: Thẻ: ,

Mô tả

Vạn Pháp Quy Tông – Huyền Trí

SÁCH VẠN PHÁP QUY TÔNG LÀ MỘT QUYỂN SÁCH BÁCH KHOA TỪ ĐIỂN VỀ PHÁP THUẬT TRONG KHO TÀNG KINH ĐIỂN HUYỀN THUẬT CỦA ĐẠO GIA TRUNG HOA, NÓ BAO TRÙM MỌI PHƯƠNG DIỆN PHÁP THUẬT TRONG SINH HOẠT TÂM LINH, THUỘC VÙNG ẢNH HƯỞNG CỦA VĂN HÓA TRUNG HOA VÀ Á CHÂU
Sách khoảng 350 trang, gồm 5 quyển. Đây là bản dịch mới nhất, đầy đủ nhất. Nội dung sách nói về các phương pháp lập đàn thỉnh tiên giáng bùa, các làm bùa và những bí thuật của Huyền Môn.

Vạn Pháp Quy Tông !!! bản sách này ai từng không nghe, hoặc là một lần xem qua, hoặc là các bản chữ Hán, hoặc là các bản viết tay; người có cơ may thì được coi đủ cả bộ, người ít duyên thì cũng được vài trang; hoặc cũng từng nghe những lời truyền tụng. Nếu đã thích học môn huyền thuật hay văn hóa dân gian Trung Quốc, thì sách này được nhắc đến đầu tiên. Tác giả là Lý Thuần Phong và Viên Thiên Cương đã là người thiên cổ, nhưng sách Vạn Pháp Quy Tông này vẫn không ngừng được đón nhận, càng khẳng định vị trí không thể thiếu trong huyền môn của nó.

Xưa nay có nhiều bản dịch chạy theo dòng thời gian. Đơn cử, trước năm 1975. Vạn Pháp Quy Tông đã xuất hiện ở Huế do vài vị Đại Đức tu hành phỏng dịch; nhưng cũng không phổ biến rộng rãi vì nhiều lý do. Bản dịch Việt ngữ lúc này mới chỉ là bản viết tay cũng chỉ lưu truyền có giới hạn. Trong Sài Gòn, khoảng năm 1970 thì bản này được Việt hóa toàn bộ, tuy nhiên lúc này cũng có nhiều bản dịch khác nhau nữa hoặc có những sách tương tự như nội dung cuốn sách này.

Hiện nay, ngay tại Trung Quốc hoặc Đài Loan cũng có nhiều bản Vạn Pháp Quy Tông khác nhau. Những cuốn sách này vượt ngoài tầm tay của giới Huyền Môn nước ta, phần cũng vì địa lý mà phần cũng vì ngôn ngữ bất đồng.

Vài chục năm về trước, từng xuất hiện một bản Vạn Pháp Quy Tông khá đầy đủ, được coi là bản Vạn Pháp Quy Tông chính thống, bản này hiện nay vẫn còn được lưu truyền. Hoàn cảnh lúc đó khiến nó phải ra đời vội vã, là bản quay rô-nê-ô, chữ đánh máy nhòe nhoẹt, lỗi địch lỗi viết rất nhiều, lại có những phần dịch quá tối nghĩa, khiếm khuyết nhiều đoạn bí ngữ quan trọng, đặc biệt những hình phù trong đây không rõ ràng hoặc không chú thích cụ thể; khiến người đọc lúng túng, mất phương hướng… cho đến trước khi có được bản dịch này chúng tôi vẫn mong muốn có được một bản dịch hoàn thiện hơn.

Lúc thầy Quang Tịch đưa cho tôi coi vài chục dị bản Vạn Pháp Quy Tông và có ý biên dịch lại, tôi không khỏi băn khoăn. Bản thân tôi cũng từng “đánh vật” với sách này trong suốt một thời gian dài, nên rất lo ngại bản dịch này không hơn được bản dịch trước. Hơn nữa, trên mạng cũng có mấy vị lăm le muốn dịch; nhưng chưa thấy ai dịch hoàn chỉnh, hầu như chỏ có mấy trang bỏ dở. Chỉ sau một ngày sau khi thầy Quang Tịch đưa tôi bản thảo, tôi đã đọc được hết tất cả 5 cuốn trong đó và phải khẳng định: Đây là bản dịch hoàn hảo nhất. Bản “Tân dịch Vạn Pháp Quy Tông” này ra đời đã bổ khuyết tất cả những gì mà các bản dịch trước đó chưa đáp ứng. Phải chăng, đó là sự tham khảo và đúng kết tinh hoa của tất cả các bản Hoa ngữ từng có.

Phần các hình bùa trong sách cũ được đăng rất mờ nhạt, có lẽ lý do chính là các thầy viết lại đó không có chuyên môn; nay được hoàn thiện lại, thậm chí có cả những bản bổ sung đối chứng. Phần hình bùa cũng được đánh số để người đọc không thể lầm lẫn bàu này với bùa kia. Các chương phiên dịch rất gần gũi và dễ hiểu đối với người Việt, không có tính chất ngôn ngữ địa phương, tuy nhiên vẫn không mất đi vẻ cổ điển trong ngôn ngữ Hán Việt. Các chương cũng tách bạch rõ ràng và cái chính là chúng được dịch sáng nghĩa. Ví dụ: chương nhâm độn, giúp chúng ta hiểu hơn về thuật Thiên văn – thời gian độn thức, hoặc thuật tiên đoán để mà có thế áp dụng ngay trong cuộc sống mưu sinh hiện tại. Điều lo ngại của tôi khi nghe thầy Quang Tịch dịch bản này còn ở chỗ: bản dịch cũ có nhiều phần Hán Việt khó hiểu, khiến cho người đọc bối rối; và thật đáng mừng là bản dịch này đã khắc phục hết các yếu điểm ấy, và cũng không để mất đi sự oai linh của chú pháp.

Bản dịch này, không những có thể dành cho những ai yêu thích văn hóa cổ truyền, những ai muốn tham khảo tâm linh mà còn là cẩm nang gối đầu giường cho những hành giả thực sư yêu thích học thuật và chứng nghiệm trong quá trình hành pháp. Ví như, trong số hàng loạt bùa thỉnh thần, hành giả có thế rút ra đạo bùa nào mà mình muốn dùng để thỉnh vị thần tiên nào đó, vì không nhất thiết phải thỉnh hết các chư thần trong đó. Có những bùa đuổi hung thần có thể trừ tà ma – âm khí, có những bùa trị bịnh dễ nhớ dễ làm có thể thực hành trong lúc thiếu thuốc xa thầy.

Càng quý ở chỗ: rõ ràng cho những phần dạy về luyện khí cho mọi người và đặc biệt hữu ích cho hành giả trong suốt cuộc đời hành đạo.

Giá bán sách này: tôi cho là mềm mại, dễ cho túi tiền của tất cả người bạn huyền môn, tính ra cũng chỉ cao hơn giá photocopy một chút. Bạn có thể mang đi bất cứ nơi nào bạn cần, đọc bất kỳ nơi nào muốn đọc. Khi cần không cần phải có máy vi tính để xem, khi cần trao đổi với bạn hữu huyền môn cũng lật ngay trang đó mà luận, thậm chí có thể lót tờ giấy xuống là vẽ được ngay đạo bùa không sai 1 nét, có thể giữ được tính linh của bùa.

Khi xưa dùng bản cũ, làm ròng rã suốt 100 ngày mà không ứng nghiệm, than thở với mấy bậc tiền bối, ông bảo: Không phải không có nghiệm mà là đọc sái nghĩa, bùa thì thiếu nét lem nhem, quỷ thần nào mà thực thi; giống như chu cấp hành trang mà không đúng chỗ xài, kêu múc nước thì lại thành xúc đất!!! Không đúng cách nên không thành là lẽ thường tình làm vậy.

Ấy trong vài tháng trước, có bản thảo của bản dịch này đem ra thực hành lại phép xưa theo như văn chỉ và phù thức trong đây; quả nhiên, dự trù trong vòng 49 ngày mà 30 ngày đã thấy ứng nghiệm. Lòng hân hoan xiết tả, thật như Đức Phật từng dạy: “Các pháp ứng nghiệm, ai có thực thi, người ấy tự rõ biết với pháp, như kẻ uống nước nóng hay lạnh, tự mình hay đó vậy”.

Ước mong bạn đọc thành công, dù ít nhiều cũng thấy công lao người xưa lưu truyền lại hậu thế. Khen cho người công phu soạn thảo bản này, văn tự, bùa bèn, phương pháp, dẫn nhập, lưu xuất rõ ràng, văn phong mạch lạc, ngôn từ phóng khoáng, … không chỉ là công sưu tầm phiên dịch, không chỉ là lòng yêu mến huyền thuật mà còn là ngọn Đại Hải Đăng chiếu lên biển huyền thuật bao la mịt mùng

Hãy xem bản dịch này, và đối chiếu với các bản dịch trước, chư vị sẽ thấy nhiều mục bí hiểm được phơi bày giống như giơ cái chén vừa úp lên, và khảng khái khẳng định: A!!! thì ra là như vậy.

Sách Vạn Pháp Quy Tông
Sách Vạn Pháp Quy Tông